16, tháng 4,2025 | 20:54

Sức hấp dẫn của thị trường châu Á đối với các doanh nghiệp Nhật Bản

THANH THẮNG
07:25 13/02/2020

Lần đầu tiên sau bốn năm, các doanh nghiệp Nhật Bản đã thực hiện nhiều vụ sáp nhập và mua lại ở châu Á hơn ở Bắc Mỹ, một dấu hiệu cho thấy sự bất ổn ngày càng tăng đối với chính sách thương mại của Mỹ.

a0000005_main

Doanh nghiệp tại Nhật Bản đang chuyển sự chú ý sang thị trường châu Á Ảnh: Live Japan

Các doanh nghiệp tại Nhật Bản đã thực hiện thành công một số lượng kỷ lục các thương vụ M&A tại nước ngoài vào năm 2019. Các công ty này đang liên tục tìm kiếm thị trường trẻ, tăng trưởng nhanh để bù đắp cho mức tăng trưởng trì trệ tại Nhật Bản.

Trong số đó, có 303 thương vụ ở châu Á - lần đầu tiên vượt qua tổng số thương vụ tại Bắc Mỹ kể từ năm 2015, theo dữ liệu từ Recof. Khu vực Đông Nam Á tỏ ra đặc biệt hấp dẫn với dân số đông và tăng trưởng mạnh mẽ, mặc dù Trung Quốc vẫn là một điểm đến quan trọng bất chấp chiến tranh thương mại và những khó khăn khác.

Xét về các thị trường đơn lẻ, Singapore có nhiều thương vụ nhất, ở mức 64 thương vụ, tiếp theo là Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong) với 50 thương vụ.

"Nhiều công ty tại Nhật Bản đang muốn tiếp cận châu Á, không chỉ vì chi phí rẻ hơn mà còn vì nhân khẩu học hấp dẫn", theo ông Shinichi Imai, giám đốc của công ty Nihon M&A Center.

Ngược lại, số lượng các thương vụ vào Bắc Mỹ giảm xuống còn 258, so với 276 năm 2018, khi sự lo ngại đang gia tăng về chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng châu Á, một yếu tố sẽ ảnh hưởng đến Nhật Bản.

Atsushi Kanzawa, phó chủ tịch điều hành của công ty kế toán toàn cầu AGS Consulting tại Nhật Bản cho biết: "Có thể nhiều công ty tại Nhật Bản đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra với tình hình xung quanh Tổng thống Trump. Ngoài ra các công ty này cũng đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc xây dựng chuỗi cung ứng của họ".

Các công ty tại Nhật Bản đã liên tục tìm kiếm các thị trường nước ngoài tiềm năng trong thập kỷ qua với tổng số thương vụ thành công đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 2009.

Về giá trị, năm khởi sắc của M&A Nhật Bản đã đến vào năm 2018, với tổng các thương vụ có giá trị lên tới 18 nghìn tỷ yên (164 tỷ USD), tăng gấp đôi so với 10 năm trước đó, theo Recof. Tuy nhiên, năm 2019 chỉ ghi nhận ở mức 10 nghìn tỷ yên. Giá trị của các thương vụ tại Mỹ cũng đã giảm 24% trong năm ngoái xuống chỉ còn dưới 4,4 nghìn tỷ yên.

Asahi Printing Group, nhà sản xuất vật liệu đóng gói in, chủ yếu cho các ngành mỹ phẩm và dược phẩm, đã có bước tiến đáng kể đầu tiên vào châu Á vào năm ngoái khi mua lại công ty Harleigh của Malaysia để thành lập một cơ sở sản xuất và bán hàng ở nước ngoài.

"Sự mở rộng toàn cầu là không thể tránh khỏi vì dân số Nhật Bản đang suy giảm và thị trường đang bị thu hẹp", ông Hisashi Hama, chủ tịch của Asahi Printing, nói với Nikkei. Công ty cũng đang xem xét các thương vụ mua lại trong tương lai tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

Trong khi đó, Itochu Techno-Solutions, thường được gọi là CTC, đã tăng cường các thỏa thuận tại châu Á trong những năm gần đây. Công ty này đã mua hai doanh nghiệp của Indonesia với giá khoảng 8 tỷ yên vào năm ngoái, tiếp nhận khoảng 300 kỹ sư mới. CTC đã mua lại các công ty IT ở Malaysia, Singapore và Thái Lan trong bảy năm qua với mục tiêu mở rộng kinh doanh tại các quốc gia có thị trường công nghệ đang phát triển nhanh chóng.

Châu Âu, giống như châu Á, đã ghi nhận nhiều thương vụ hơn nhưng với quy mô nhỏ hơn. Tổng giá trị đạt 4,3 nghìn tỷ yên - gần bằng một nửa so với năm 2018, trong khi tổng số các thương vụ tăng nhẹ lên 195.

Dữ liệu mới nhất đã nêu bật tương đối những điểm mạnh và điểm yếu của thị trường mục tiêu. Trong khi các câu hỏi có thể đang gia tăng về 'sức khỏe' của nền kinh tế Singapore, môi trường chính trị và pháp lý của nước này đã giúp thu hút nhiều thỏa thuận từ các công ty Nhật Bản vào năm 2019 hơn bất cứ nơi nào khác.

"Chủ yếu là do hệ thống pháp lý được tổ chức tốt của đất nước", Kan Suzuki, chủ tịch chi nhánh của AGS Consulting tại Singapore cho biết.

"Đối với các ngành công nghiệp như nhà hàng và bán lẻ, Singapore, cũng như Malaysia, Thái Lan và Philippines, có dân số đủ lớn để cung cấp cho các công ty Nhật Bản cơ hội mở rộng kinh doanh. Các nước ASEAN luôn là môi trường thân thiện với Nhật Bản, vì vậy họ cũng dễ dàng chấp nhận các sản phẩm mang thương hiệu của Nhật Bản hơn", ông Suzuki nói thêm.

Trung Quốc vẫn là một thị trường quan trọng cho các công ty Nhật Bản, theo ông Suzuki. "Đất nước này có một thị trường rộng lớn với mức thu nhập tăng. Có một lượng nhu cầu nhất định ở Trung Quốc, đó là cơ hội lớn cho các công ty Nhật Bản, đặc biệt là trong ngành dịch vụ”.

Tuy nhiên, nền kinh tế chậm chạp của Trung Quốc và mối quan hệ với Washington kể từ năm 2019 đang khiến nhiều công ty lo ngại. Sự bùng phát gần đây của virus Corona cũng đã làm gián đoạn hoạt động kinh tế trên cả nước. Điều này có thể làm giảm thêm sức hấp dẫn của thị trường này như là một điểm đến M&A.

"Chúng tôi không thể cảm thấy tự tin về tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như những lo ngại về chính trị. So với các nước ASEAN, Trung Quốc thực sự không hấp dẫn lắm", giám đốc Imai của Nihon M&A Center nói.

Chi phí tăng là một nhược điểm khác, theo Ritsuko Nonomiya, giám đốc điều hành tại GCA Advisors. "Những lợi thế về chi phí của một sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc tồn tại trong quá khứ đã biến mất do chi phí lao động đã tăng cao trong thời gian gần đây", bà Nonomiya nói.

Trong khi sức hấp dẫn của Trung Quốc đang giảm đi thì thị trường Việt Nam lại đang tăng, theo bà Nonomiya. Vị giám đốc này đã từng nói rằng Việt Nam hiện chia sẻ "sự tương thích nhất định với Nhật Bản về đạo đức công việc. Quy mô thị trường, chi phí và tài năng đều ổn định, điều này cũng đã tạo sự hấp dẫn cho các doanh nghiệp Nhật Bản".

BIZIT, nhà điều hành nền tảng đầu tư trực tuyến Bizit M&A, nhìn thấy một xu hướng tương tự: "Sự chú ý đến thị trường Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Bên cạnh các công ty hậu cần, xây dựng và thực phẩm, các ngân hàng của Nhật Bản cũng đang bắt đầu thành lập văn phòng tại Việt Nam".

"Ngoài Việt Nam và Ấn Độ, chúng tôi cũng đang thấy nhiều sự chú ý hơn cho Myanmar, Lào và Campuchia, chủ yếu từ các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và điện tử", BIZIT nói thêm.

(Theo Nikkei Asian Review)

  • Cùng chuyên mục
Dự kiến lấn 127ha biển để xây sân bay Lý Sơn

Dự kiến lấn 127ha biển để xây sân bay Lý Sơn

Cảng hàng không Lý Sơn theo dự kiến có diện tích hơn 161ha, bao gồm diện tích xây dựng sân bay và hạ tầng kỹ thuật kèm theo. Trong đó, phần diện tích lấn biển hơn 127ha.

Đầu tư - 16/04/2025 18:34

Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam

Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) có dung lượng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 290 triệu USD vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành.

Công nghệ - 16/04/2025 18:28

Việt Nam vẫn được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI

Việt Nam vẫn được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI

GS.TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục là một ngoại lệ tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa bối cảnh toàn cầu và khu vực nhiều biến động.

Đầu tư - 16/04/2025 17:08

Loạt dự án bất động sản đủ điều kiện chuyển nhượng ở Quảng Nam

Loạt dự án bất động sản đủ điều kiện chuyển nhượng ở Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam vừa công khai loạt dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân xây dựng nhà ở.

Đầu tư - 16/04/2025 14:16

Vĩnh Phúc: Cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Vĩnh Phúc: Cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Có gần 100 doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Đầu tư - 16/04/2025 14:15

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác với Huế tại các dự án công nghệ

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác với Huế tại các dự án công nghệ

Các doanh nghiệp của tỉnh Fukui đã trao đổi với lãnh đạo TP. Huế về các tiềm năng hợp tác, nhất là các lĩnh vực về công nghệ.

Đầu tư - 16/04/2025 13:03

GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu

GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu

Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…

Công nghệ - 16/04/2025 13:01

Tính toán nâng đời cao tốc Bắc - Nam phía Đông lên 6 làn xe

Tính toán nâng đời cao tốc Bắc - Nam phía Đông lên 6 làn xe

Cần có thêm những nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn để giúp phương án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 1.144 km lên quy mô 6 làn xe, đảm bảo khả thi khi triển khai trên thực địa.

Đầu tư - 16/04/2025 13:00

InvestingPro và Manulife Investment Management (Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác phân phối chứng chỉ quỹ mở Manulife

InvestingPro và Manulife Investment Management (Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác phân phối chứng chỉ quỹ mở Manulife

Ngày 14/4/2025, ba Quỹ Mở Manulife đã chính thức được giao dịch trên nền tảng InvestingPro do Công ty CP InvestingPro phát triển.

Đầu tư thông minh - 16/04/2025 12:13

Đầu tư thế nào trong bối cảnh toàn cầu có nhiều yếu tố bất định?

Đầu tư thế nào trong bối cảnh toàn cầu có nhiều yếu tố bất định?

TS. Hồ Quốc Tuấn khuyến nghị chia danh mục đầu tư làm 3 phần, trong đó một phần là đầu tư dài hạn phân bổ vào các lĩnh vực hưởng lợi từ việc nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và đạt mức cao.

Đầu tư - 16/04/2025 08:52

 Nhiều quỹ đầu tư, nhà đầu tư lớn sẽ tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Nhiều quỹ đầu tư, nhà đầu tư lớn sẽ tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Các quỹ đầu tư lớn, các tổ chức tài chính toàn cầu như: CDH Investments, Partech Ventures, Temasek, Do Ventures, Golden Gate Ventures, , Vina Capital, Mekong Capital…, cùng nhiều nhà đầu tư từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu sẽ đến Việt Nam tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 được tổ chức vào ngày 24/4 tới.

Đầu tư - 16/04/2025 07:55

Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0

Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0

Trong quý I, phân khúc nhà phố, biệt thự có 86 dự án với 5.096 căn, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù lượng tiêu thụ gấp 4 lần so với cùng kỳ nhưng tỷ lệ tiêu thụ vẫn rất thấp, ở mức 7%.

Đầu tư - 15/04/2025 15:31

Lối mở cho các dự án bất động sản chậm tiến độ ở Quảng Nam

Lối mở cho các dự án bất động sản chậm tiến độ ở Quảng Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Quảng Nam chậm tiến độ, chấm dứt hoạt động được địa phương này gia hạn tiến độ; lựa chọn lại nhà đầu tư để triển khai hoàn thành.

Đầu tư - 15/04/2025 10:58

Tập đoàn Hòa Phát lập 3 doanh nghiệp thực hiện loạt dự án ở Phú Yên

Tập đoàn Hòa Phát lập 3 doanh nghiệp thực hiện loạt dự án ở Phú Yên

Ba doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hòa Phát sẽ triển khai 3 dự án trên địa bàn tỉnh Phú Yên với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 114.470 tỷ đồng.

Đầu tư - 15/04/2025 09:33

Công ty địa ốc tung chính sách bán hàng hâm nóng thị trường căn hộ

Công ty địa ốc tung chính sách bán hàng hâm nóng thị trường căn hộ

Cùng với nhịp tăng tốc bung hàng, các chính sách bán hàng ưu đãi của chủ đầu tư đang tạo nên bức tranh đa sắc màu cho thị trường căn hộ phía Nam.

Đầu tư - 15/04/2025 07:30

KEPCO quan tâm đến dự án điện hạt nhân tại Việt Nam

KEPCO quan tâm đến dự án điện hạt nhân tại Việt Nam

Tập đoàn KEPCO cho rằng việc Việt Nam lựa chọn tái khởi động xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là một quyết định đúng đắn và kịp thời.

Đầu tư - 15/04/2025 06:30