Sửa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp: Rất cần những đột phá

NGUYỄN VĂN TOÀN ( PHÓ CHỦ TỊCH VAFIE)
12:18 28/04/2019

Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp 2014(LĐT,LDN) đang được nghiên cứu sửa đổi bổ sung. Nhiều ý kiến cho rằng, việc chỉnh sửa lần này cần những đột phá nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập, tạo điều kiện cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch.

health-trump-meds

Tuy vậy, qua hơn ba năm thực hiện, LĐT, LDN đã bộc lộ một số bất cập:

Về lĩnh vực ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (ĐTKDCĐK) và điều kiện ĐTKD, đây thực sự là rào cản cho quá trình tự do hóa hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, một số lĩnh vực và rất nhiều điều kiện ĐTKD không phù hợp với nguyên tắc các ngành nghề ĐTKDCĐK là các ngành nghề có khả năng ảnh hưởng không tốt đến “quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Cần rà soát loại bỏ những ĐKĐTKD không phù hợp, trình quốc hội sửa đổi, bổ sung điều 6 và điều 7 của Luật Đầu tư.

LĐT và LDN là hai luật chủ đạo trong điều chỉnh hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cách tiếp cận rộng và bao quát nên còn nhiều nội dung thiếu đồng bộ với các luật chuyên ngành. Các luật khác như Luật Đầu tư công, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Nhà ở... cũng điều chỉnh hoạt động đầu tư của doanh nghiệp ở các phạm vi và mức độ khác nhau nhưng chưa có sự phân định rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong việc xác định hoạt động đầu tư được điều chỉnh theo quy định của Luật Đầu tư hay luật chuyên ngành khác.

Theo báo cáo của ban soạn thảo, một số quy định của LĐT và LDN còn thiếu cụ thể dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện như:

Luật Đầu tư chưa quy định cụ thể khái niệm, mục đích, giá trị pháp lý, phạm vi áp dụng thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư phù hợp với từng hình thức đầu tư và nguồn vốn sử dụng, chưa phân định rõ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư với thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tương ứng của Luật Đất đai và Luật Đấu thầu. Chưa có quy định hợp lý về phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Quy định về hình thức đầu tư, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN), thủ tục góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN và thủ tục triển khai dự án đầu tư còn một số nội dung thiếu cụ thể dẫn đến cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện.

Luật Đầu tư chưa làm rõ mục đích, giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; hình thức đầu tư ra nước ngoài chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với doanh nghiệp nhà nước, hồ sơ, trình tự quyết định đầu tư ra nước ngoài chưa được quy định thống nhất giữa Luật Đầu tư và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Quy định của Luật Doanh nghiệp về việc áp dụng luật chuyên ngành liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp dẫn đến phân tán đầu mối đăng ký thành lập doanh nghiệp, chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi có nhu cầu thay đổi hoạt động kinh doanh. Một số quy định về quản trị doanh nghiệp còn thiếu linh hoạt.

Từ những bất cập nêu trên, với mục tiêu tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp, gắn với việc thức hiện Nghị quyết 19/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQQ-CP, Nghị quyết 139/NQQ-CP của chính phủ, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp lần này tập trung vào ba nội dung chính:

Một là, hoàn thiện các quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh.

Hai là, giảm thiểu các chi phí đầu tư kinh doanh thông qua cải cách thủ tục hành chính, nâng cao quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Ba là, hoàn thiện cơ chế phân cấp và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Như vậy, những bất cập của LĐT, LDN 2014 trong quá trình thực hiện bốn năm qua đã được rà soát, phát hiện, phân tích đề xuất bổ sung, điều chỉnh phù hợp góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Tuy vậy, kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp trong lần sửa đổi bổ sung LĐT, LDN còn cao hơn thế.

Thứ nhất, cần đặt Luật sửa đổi, bổ sung LĐT, LDN trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam với kinh tế toàn cầu, khi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do FTA trong đó có nhiều FTA thế hệ mới đã được ký kết, đang và sẽ được thực thi, rất nhiều cơ hội và không ít thách thức của các FTA đang hiện hữu, muốn tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua các thách thức, hiện thực hóa kết quả của hội nhập, chúng ta cần những thay đổi căn bản tích cực theo hướng cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế mà trước hết là hệ thống chính sách, pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Thứ hai, cần đặt Luật sửa đổi, bổ sung LĐT, LDN trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển mà Việt Nam không thể đứng ngoài, khi nhà nước và chính phủ đang đặt kỳ vọng và quyết tâm rất lớn để tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo bước phát triển bứt phá cho kinh tế xã hội đất nước.

Thứ ba, cũng cần đặt Luật sửa đổi, bổ sung LĐT, LDN trong bối cảnh phong trào khởi nghiệp đang được phát huy mạnh mẽ, với tinh thần quốc gia khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu Việt (thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu vùng, địa phương và thương hiệu quốc gia) đang là định hướng cho phát triển bền vững.

Thứ tư, trong xu thế hội nhập hiện nay, nhiều quốc gia đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư để cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài FDI nhất là các dự án lớn có công nghệ cao. Trung Quốc vừa thông qua Luật ĐTNN mới với nhiều cải thiện về môi trường đầu tư là một là một minh chứng.

Một số nội dung cụ thể cần nghiên cứu xem xét liệu có thể đưa vào Luật sửa đổi bổ sung LĐT, LDN lần này.

Về đầu tư nước ngoài FDI

Sau 30 năm thu hút FDI những thành quả của FDI là không thể phủ nhận. Khu vực FDI đã đóng góp khoảng 20%thu nội địa, gần 20% GDP, đóng góp 70% xuất khẩu, xuất siêu khoảng 25%. FDI đã tạo việc làm cho 4 triệu lao động trực tiếp và 10 trệu lao động gián tiếp, nâng cao trình độ,tác phong và kỹ năng lao động trong đó có lao động kỹ thuật và lao động quản lý.

FDI đã thúc đẩy chuyển giao và phát triển công nghệ, góp phần vào công nghiệp hóa hiện đại hóa. FDI cũng góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo hiệu ứng lan tỏa giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển. Bên cạnh đó, FDI cũng góp phần thúc đẩy hội nhập, thúc đẩy cải cách thể chế, cải cách, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam.

Tuy nhiên, hoạt động FDI trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế:

Thứ nhất, hiệu quả FDI thấp: nhiều doanh nghiệp FDI tập trung khai thác lao động giản đơn, gia công lắp ráp, hàm lượng công nghệ thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng, giá trị gia tăng không cao; thiếu cơ chế ưu đãi thích đáng và cơ chế giám sát thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ theo nguyên tắc của kinh tế thị trường đặc biệt là ở phân khúc công nghệ cao, công nghệ nguồn.

Thứ hai, sự liên kết và tính lan tỏa của các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa còn rất hạn chế, chưa có những ưu đãi thích đáng để các doanh nghiệp FDI liên kết chiều sâu với các doanh nghiệp nội địa như phát triển công nghiệp phụ trợ, tham gia chuỗi giá trị hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. Mặt khác chưa có những chính sách và chương trình hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa phát triển để có thể hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.

Thứ ba: về đối tác đầu tư. Tuy đã có quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam, nhưng chúng ta chưa có môi trường đầu tư đủ hấp dẫn và có tính chọn lọc để thu hút được nhiều hơn các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực về tài chính và công nghệ đến từ các nước phát triển có công nghệ cao, công nghệ nguồn đầu tư vào Việt Nam. Theo số liệu của cục ĐTNN, tính đến hết năm 2018, Mỹ đứng thứ 11 trong các quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký là hơn 9,3 tỷ USD (trong khi đó mỗi năm Mỹ đầu tư ra nước ngoài khoảng 300 tỷ USD). Tương tự như vậy, tổng số vốn đăng ký của 28 nước trong liên minh Châu Âu - EU đầu tư vào Việt Nam đến tháng 12/2018 khoảng hơn 25 tỷ USD, trong đó Cộng hòa liên bang Đức đứng thứ 18 đầu tư vào Việt Nam với số vốn đang ký gần 1,95 tỷ USD (trong khi mỗi năm Đức đầu tư ra nước ngoài khoảng 70 tỷ USD). Một con số rất khiêm tốn so với tiềm năng thu hút ĐTNN từ Mỹ và EU vào Việt Nam.

Thứ tư: Về lĩnh vực đầu tư, Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống, có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, song thu hút ĐTNN vào nông nghiệp trong thời gian qua là một bức tranh khá ảm đạm, theo số liệu của Cục ĐTNN, tính đến cuối năm 2018 cả nước có 491 dự án ĐTNN vào nông nghiệp với số vốn đăng ký gần 3,45 tỷ USD, chiếm khoảng 1% tổng số vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

indo

Bên cạnh đó, không ít các tiêu cực nảy sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp ĐTNN tại Việt Nam, một số dự án gây ô nhiễm môi trường, chuyển giá trốn thuế, tranh chấp lao động... mà chưa được kiểm soát và xử lý thích đáng theo pháp luật.

Từ những phân tích trên, đầu tư nước ngoài cần một tư duy đổi mới thực sự và căn bản.

Với tinh thần đó, sửa đổi Luật Đầu tư lần này cần có những chuyển biến mang tính đột phá nhằm khắc phục những bất cập, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTNN, hiệu lực quản lý nhà nước. Cụ thể: cần hoàn thiện các quy định liên quan đến hình thức M&A, PPP, hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng hình thành khung phân loại có trọng tâm, trọng điểm ưu đãi theo ngành, lĩnh vực gắn với địa phương, vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn, ưu tiên thu hút các dự án từ các quốc gia phát triển có công nghệ cao, công nghệ nguồn.

Xây dựng bộ tiêu chí các mức ưu đãi để thực hiện chủ trương hậu ưu đãi một cách minh bạch, ổn định. Bộ tiêu chí ưu đãi được thiết kế thống nhất trong cả nước, được chi tiết hóa phù hợp với điều kiện từng địa phương. Xây dựng cơ chế ưu đãi linh hoạt, bao gồm cả biện pháp phi tài chính nhằm tăng cường khả năng thu hút dòng ĐTNN từ các đối tác tiềm năng, TNCs vào các dự án đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế đất nước.

Về Luật Doanh nghiệp, hiện tại trên phạm vi cả nước có gần 5 triệu hộ kinh doanh có đăng ký, tạo gần 10 triệu việc làm, đóng góp khoảng 13% GDP. Trong khi đó, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về quyền và nghĩa vụ, địa vị pháp lý của hộ kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2014 cũng không đưa hộ kinh doanh vào đối tượng điều chỉnh của Luật (điều 1 LDN 2014), song điều 212 của luật này lại quy định “hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của chính phủ”. Hơn nữa, bản chất hoạt động của hộ kinh doanh không khác gì hoạt động của doanh nghiệp.

Đây thực sự là một bất cập. Trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp lần này, nên chăng, đưa hộ kinh doanh vào đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định rõ quyền, nghĩa vụ và địa vị pháp lý, có chính sách hỗ trợ phát triển và hỗ trợ chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp.

Tạo bước đột phá trong Luật sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp thực sự là nhu cầu khách quan trong tiến trình đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước.

  • Cùng chuyên mục
Triệt phá băng nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của nhiều người già

Triệt phá băng nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của nhiều người già

Từ đầu năm 2023 đến nay, các đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của hàng trăm nghìn người với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng, trong đó chủ yếu là người già, thu nhập thấp, phải phụ thuộc vào lương hưu, tiền tiết kiệm, nguồn trợ cấp của gia đình, cần hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ nhưng thiếu thông tin thị trường, sản phẩm, kiến thức công nghệ.

Pháp luật - 21/06/2025 08:14

 Vấn nạn hàng giả: Đối mặt với sự thật để tạo dựng lại niềm tin

Vấn nạn hàng giả: Đối mặt với sự thật để tạo dựng lại niềm tin

Dù có những lo ngại rằng truyền thông mạnh mẽ có thể gây hiểu nhầm thị trường tràn lan hàng giả, song quan điểm của Bộ Công Thương là phải đối mặt với sự thật để tạo dựng lại niềm tin.

Pháp luật - 20/06/2025 06:45

Bắt 10 đối tượng sản xuất và buôn bán sữa giả thương hiệu HIUP 27

Bắt 10 đối tượng sản xuất và buôn bán sữa giả thương hiệu HIUP 27

Bộ Công an đã bắt 10 đối tượng tham gia sản xuất và buôn bán "Sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27". Sản phẩm này được cơ quan chức năng xác định là hàng giả.

Pháp luật - 19/06/2025 19:59

Đề nghị giảm sâu án phạt cho cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Đề nghị giảm sâu án phạt cho cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC có nhiều tình tiết để làm căn cứ xét kháng cáo. Trong đó, bị cáo và 2 em gái là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga đã nộp đủ tổng cộng 2.467 tỷ đồng và nộp thừa hơn 46 tỷ đồng.

Pháp luật - 19/06/2025 12:40

Bộ Tài chính sẽ tăng cường sử dụng AI rà soát gian lận thuế

Bộ Tài chính sẽ tăng cường sử dụng AI rà soát gian lận thuế

Bộ trưởng Tài chính cho biết, thu thuế trên thương mại điện tử trong 5 tháng vừa qua tăng trưởng 55%, đạt hơn 75.000 tỷ đồng. Trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tăng cường sử dụng AI rà soát gian lận thuế và các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ nền tảng số.

Pháp luật - 19/06/2025 10:35

Công ty đá quý và vàng Hà Nội bị phạt gần 800 triệu đồng

Công ty đá quý và vàng Hà Nội bị phạt gần 800 triệu đồng

CTCP đá quý và vàng Hà Nội vừa bị Nghệ An xử phạt gần 800 triệu đồng do có nhiều hành vi vi phạm liên quan đến môi trường và quản lý khai thác tại mỏ Ruby - Sapphire ở xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu.

Pháp luật - 19/06/2025 08:58

'Không có chuyện hộ kinh doanh ở Hà Nội đóng cửa vì quy định hóa đơn thuế'

'Không có chuyện hộ kinh doanh ở Hà Nội đóng cửa vì quy định hóa đơn thuế'

Chỉ có 1,6% hộ kinh doanh trên số hộ quản lý trên địa bàn TP. Hà Nội thuộc đối tượng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong số hộ đóng cửa chỉ có khoảng 8,8% thuộc đối tượng phải áp dụng quy định này.

Pháp luật - 18/06/2025 08:24

Hàng giả 'lưu hành hợp pháp' do đâu?

Hàng giả 'lưu hành hợp pháp' do đâu?

Các đại biểu quốc hội nêu vấn đề, vì sao với hệ thống quản lý chặt chẽ, hàng giả hàng nhái vẫn lưu hành hợp pháp, thậm chí lọt vào bệnh viện, trường học?

Pháp luật - 17/06/2025 16:16

Ông Trịnh Văn Quyết
'nguy cơ tử vong rất cao' xin xét xử vắng mặt

Ông Trịnh Văn Quyết 'nguy cơ tử vong rất cao' xin xét xử vắng mặt

Lần thứ ba phiên tòa phúc thẩm được mở nhưng ông Trịnh Văn Quyết cả ba lần không thể ra tòa, xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe.

Pháp luật - 17/06/2025 13:52

Chế độ, chính sách cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi khi tinh giản biên chế

Chế độ, chính sách cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi khi tinh giản biên chế

Nghị định 154 vừa được Chính phủ ban hành quy định các chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi, dựa trên thời gian công tác và điều kiện làm việc.

Pháp luật - 17/06/2025 06:45

Cựu Bí thư Vĩnh Phúc và Hậu 'Pháo' khắc phục bao nhiêu tiền trước ngày xét xử?

Cựu Bí thư Vĩnh Phúc và Hậu 'Pháo' khắc phục bao nhiêu tiền trước ngày xét xử?

Trước ngày vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan được đưa ra xét xử, bị cáo Nguyễn Văn Hậu và Hoàng Thị Thúy Lan đã chi hơn 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Pháp luật - 15/06/2025 08:38

Quốc hội thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Quốc hội thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Với 440/451 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt 97,56%, Quốc hội chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Pháp luật - 14/06/2025 12:54

Phá đường dây chiếm đoạt hơn 21.000 tài khoản thẻ tín dụng ngân hàng

Phá đường dây chiếm đoạt hơn 21.000 tài khoản thẻ tín dụng ngân hàng

Từ tháng 11/2024 đến khi bị phát hiện, các đối tượng đã thu thập, tàng trữ, trao đổi, sử dụng trái phép thông tin hơn 21.000 tài khoản để thanh toán hàng nghìn đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon, qua đó chiếm đoạt tài sản và thu lợi bất chính hàng tỷ đồng…

Pháp luật - 13/06/2025 09:12

Công ty C.P. Việt Nam bị phạt 105 triệu đồng

Công ty C.P. Việt Nam bị phạt 105 triệu đồng

3 cửa hàng của C.P. Việt Nam tại Sóc Trăng bị phạt vì kinh doanh thực phẩm trong khi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực.

Pháp luật - 12/06/2025 06:45

Nhận hối lộ, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị bắt

Nhận hối lộ, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị bắt

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Bá Hoan cùng 3 thuộc cấp bị khởi tố do liên quan đến Công ty CP đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long

Pháp luật - 11/06/2025 19:21

Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan sắp hầu tòa

Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan sắp hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cùng 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và nhiều địa phương liên quan.

Pháp luật - 11/06/2025 08:16