SSI: Chất lượng tài sản là 'tâm điểm' ngành ngân hàng năm 2022

Nhàđầutư
SSI đã điều chỉnh đánh giá ngành ngân hàng từ trung lập lên khả quan cho năm 2022 và đánh giá cao những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ bao nợ xấu cao trong năm 2021.
ĐÌNH VŨ
07, Tháng 01, 2022 | 09:22

Nhàđầutư
SSI đã điều chỉnh đánh giá ngành ngân hàng từ trung lập lên khả quan cho năm 2022 và đánh giá cao những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ bao nợ xấu cao trong năm 2021.

Ngan hang Coc tien May dem tien 2

Ảnh: Trọng Hiếu

Đánh giá về triển vọng ngành ngân hàng năm 2022, SSI cho biết, tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ mạnh hơn năm 2021 xuất phát từ cả phía cung và cầu.

Theo đó, nhu cầu tín dụng (đặc biệt là từ các khách hàng doanh nghiệp) khá mạnh trong quý IV/2021, khi các hoạt động kinh doanh bắt đầu gia tăng trở lại sau thời gian giãn cách xã hội. SSI ước tính tổng tín dụng tăng ròng khoảng 450 nghìn tỷ đồng riêng trong quý IV/2021 (so với 724 nghìn tỷ đồng trong 3 quý đầu năm 2021). Đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục duy trì trong 2022. Nhu cầu vay cũng lan toả đến mảng bán lẻ cùng với đà hồi phục của nền kinh tế.

Tuy nhiên, SSI cho biết, Thông tư 16/2021 kể từ ngày 15/1/2022, các ngân hàng không được phép mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại các khoản vay có vấn đề/quá hạn. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho các công ty trong việc thay thế các khoản nợ xấu bằng trái phiếu mới phát hành.

Ngoài ra, việc tái cơ cấu nợ theo Thông tư 14 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2022, sau đó số liệu nợ xấu thực sự sẽ được hé lộ tại các ngân hàng.

Do vậy SSI duy trì quan điểm cẩn trọng về rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng yếu kém và/hoặc các ngân hàng có bộ đệm trích lập dự phòng mỏng nhưng vẫn lạc quan về triển vọng của những ngân hàng đã trích lập dự phòng trước và/hoặc trích lập đầy đủ các khoản cho vay tái cơ cấu như VCB, ACB, MBB, CTG, TCB...

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Thông tư 14 có thể tiếp tục được gia hạn. Đối với các nước trong khu vực, thời hạn tái cơ cấu nợ thường kết thúc vào cuối năm 2022. 

Theo NHNN, nợ xấu được công bố, VAMC và các khoản cho vay tái cơ cấu chiếm 7,3% tổng dư nợ vào cuối năm 2021. Theo đó, SSI ước tính tại các ngân hàng thuộc nhóm đầu về quy mô vốn, con số này dao động khoảng 3,5% đến 4% vào cuối năm. Bộ đệm rủi ro đã được nhóm này xây dựng trong 2 năm qua.

Tỷ lệ thu hồi các khoản cho vay tái cơ cấu sẽ đi theo sự phục hồi của nền kinh tế. Trong đó việc mở cửa lại hoàn toàn sẽ diễn ra vào nửa cuối năm 2022 mà không có thêm bất kỳ đợt giãn cách nghiêm ngặt nào mang tới kỳ vọng vào sự hồi phục của các khoản vay tái cơ cấu.

SSI cho rằng, tỷ trọng các khoản cho vay bán lẻ trong tổng dư nợ tái cơ cấu càng cao, tỷ lệ phục hồi càng tốt. Đối với cơ cấu ngành, ngành du lịch và hàng không có thể mất nhiều thời gian hơn để trở lại trạng thái thanh toán bình thường.

Theo SSI, rủi ro giảm giá trị tài sản thế chấp chưa cao trong năm 2022. Giá nhà sụt giảm sẽ là rủi ro chính cần theo dõi trong trung hạn vì khoảng 60% tài sản thế chấp tại các ngân hàng là bất động sản. Tuy nhiên, SSI kỳ vọng thị trường nhà ở sẽ vẫn có thể duy trì mức tăng trưởng trong 2022 do lãi suất cho vay mua nhà vẫn ở mức thuận lợi.

Theo đó, giá nhà và đất được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao. Tỷ lệ tài sản đảm bảo là nhà ở trên tổng tín dụng dao động từ 85% đến 188% tại các ngân hàng, đứng đầu danh sách gồm có ACB (188%), CTG (168%) và STB (166%).

Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận khác biệt giữa hai nửa đầu năm và cuối năm 2022. SSI ước tính tăng trưởng LNTT 2022 trung bình của các ngân hàng thuộc top dẫn đầu về vốn hoá sẽ là 21% so với năm trước, cao hơn mức tăng trưởng chung của nhiều ngành chỉ khoảng 13%.

SSI cho biết, uớc tính này không bao gồm thu nhập bất thường tiềm năng từ phí bancassurance và/ hoặc thoái vốn công ty con của CTG, HDB, TCB, VPB, MBB, và STB.

Các ngân hàng TMCP tư nhân ước tính đạt tăng trưởng LNTT khoảng 22% so với năm 2021 và cao hơn so với ngân hàng TMCP quốc doanh tăng khoảng 19%, do triển vọng tăng trưởng tín dụng tươi sáng hơn. Tăng trưởng LNTT ước tính mạnh hơn bắt đầu từ quý II/2022 đối với CTG, MBB và VCB, từ quý III/2022 đối với các ngân hàng khác.

Về định giá cổ phiếu, SSI cho rằng, quan ngại về rủi ro nợ xấu và tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong 6 tháng 2022 đã phản ánh một phần vào giá cổ phiếu. Mặc dù định giá đã quay về mức hợp lý hơn sau mức đỉnh hồi tháng 7/2021 (P/B dự phóng 1,8x), P/B 2022 các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của SSI hiện ở mức 1,6x, vẫn cao hơn so với mức trung bình lịch sử. ROE 2022 đối với các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu ước tính đạt 19% so với 10,5% -18% trong giai đoạn 2015-2020.

Theo đó, định giá hiện tại chưa phản ánh hết tăng trưởng khiêm tốn trong 6 tháng 2022, SSI cho rằng, điều này có thể tạo cơ hội cho nhà đầu tư mua cổ phiếu ngân hàng tốt ở mức giá hấp dẫn trong thời gian này. Kết quả ngành ngân hàng ước tính sẽ mạnh hơn vào nửa cuối năm 2022 theo đà phục hồi kinh tế và so với mức thấp trong nửa cuối năm 2021. SSI điều chỉnh đánh giá ngành từ trung lập lên khả quan, đặc biệt cho nửa cuối năm 2022.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ