‘Sốt đất’: Tiền từ chứng khoán chuyển qua bất động sản?

Nhàđầutư
Một số chuyên gia bất động sản nhìn nhận, tình trạng sốt đất thời gian qua có thể lý giải do một bộ phận nhà đầu tư chứng khoán chốt lời và chuyển phần lợi nhuận sang bất động sản.
TẢ PHÙ
22, Tháng 03, 2022 | 17:35

Nhàđầutư
Một số chuyên gia bất động sản nhìn nhận, tình trạng sốt đất thời gian qua có thể lý giải do một bộ phận nhà đầu tư chứng khoán chốt lời và chuyển phần lợi nhuận sang bất động sản.

NDT - sot dat va CK

Các chuyên gia nhìn nhận việc sốt đất tiếp tục diễn ra có thể lý giải do nhà đầu tư chốt lời một phần từ kênh chứng khoán và chuyển sang bất động sản. Ảnh: Internet.

Bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, giá bất động sản nhiều nơi hiện tăng rất mạnh. Đặc biệt, bất động sản gắn liền với nhà đất đã thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm. Dòng tiền liên tục đổ mạnh mẽ vào phân khúc này trong thời gian qua.

Chia sẻ tại Talk Show: "Giải mã những cơn sốt đất và cơ hội cho năm 2022”, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam cho biết, giá bất động sản - đặc biệt là đất nền đang tăng ở rất nhiều khu vực. Cụ thể, quý I/2022 ghi nhận tình trạng giá đất tăng đã xuất hiện và lan rộng lớn hơn so với giai đoạn 2018-2019.

“Cuối năm 2021, đầu 2022, giá đất tăng, sốt đất xảy ra trên diện rộng. Điển hình, khu vực cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai… lan rộng ra Bình Phước, Tây Ninh…. Thậm chí, sốt đất lan đến cả Tây Nguyên, Bảo Lộc, Lâm Đồng, Đắk Lắk….”, ông Kiệt nói.

Vậy đâu là nguyên nhân tạo sốt đất? Ông Kiệt lý giải là do GDP Việt Nam trong năm 2021 vẫn tăng trưởng ở mức khá (2,58%) bất chấp các ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Thêm vào đó, nhiều địa phương công bố kế hoạch triển khai các dự án cơ sở hạ tầng.

Đáng chú ý, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhà đầu tư có nhu cầu tìm đến các kênh trữ tài sản an toàn. Ông Kiệt nhận định:“Bất động sản là kênh đầu tiên họ sẽ nghĩ đến. Trong đó, việc mua/bán giao dịch đất nền diễn ra rộng rãi, nhu cầu cao, thanh khoản tốt”.

Dù vậy, Giám đốc Tiếp thị CBRE Việt Nam cũng cảnh báo, nhiều khu vực sốt đất ảo với tiềm năng không rõ ràng có thể kéo nhà đầu tư vào tình trạng mua đỉnh và không thể “thoát hàng”.  

Ở góc nhìn khác, ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản cho rằng, bất động sản “sốt” một phần do ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông đánh giá: “Bất động sản và thị trường chứng khoán được ví von là hai bình thông nhau. Cứ sau mỗi đợt thị trường chứng khoán tăng ấn tượng thì bất động sản sẽ hưởng lợi. Có thể thấy, giai đoạn 2020-2021 ghi nhận VN-Index liên tục phá đỉnh cả về mặt điểm số và thanh khoản. Bên cạnh đó, lớp lớp nhà đầu tư F0 gia nhập thị trường càng khiến thị trường trở nên sôi động. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong quá trình chuyển tiếp từ giai đoạn mới nổi sang thị trường cận biên. Do đó, sốt đất có thể lý giải do một bộ phận nhà đầu tư chứng khoán chốt lời và chuyển phần lợi nhuận sang bất động sản – thị trường bền vững hơn và ít rủi ro hơn”.

Một nguyên nhân khác dẫn đến sốt đất là sự lệch pha giữa cung – cầu. “Các đô thị lớn như TP. Hà Nội, TP.HCM trong 5 – 10 năm qua vừa thiếu nguồn cung, quỹ đất sạch đã đạt gần mức ngưỡng, trong khi người dân luôn có nhu cầu. Thêm vào đó, các địa phương trong 5 năm vừa qua có những chính sách rất ngặt nghèo để chủ đầu tư triển khai dự án . Vì lẽ đó, giá bất động sản tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các khu vực mới nổi, trở nên nóng, sốt”, ông Chánh phân tích.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ