Số phận thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới sau khi Ấn Độ rút lui

Dù Ấn Độ rút lui vào phút chót, Trung Quốc cùng 14 quốc gia còn lại vẫn nhất trí về kế hoạch thiết lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – thỏa thuận thương mại được cho là lớn nhất thế giới.
NHƯ TÂM
06, Tháng 11, 2019 | 06:34

Dù Ấn Độ rút lui vào phút chót, Trung Quốc cùng 14 quốc gia còn lại vẫn nhất trí về kế hoạch thiết lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – thỏa thuận thương mại được cho là lớn nhất thế giới.

Trung Quốc, 10 thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đặt mục tiêu ký thông qua RCEP trong năm 2020 để các thành viên có thể sớm tự do thương mại với nhau.

Ảnh hưởng của RCEP  

Thông tin chi tiết về RCEP chưa được công bố nhưng thỏa thuận sẽ giúp giảm thuế trong nhiều lĩnh vực.

Những quốc gia ủng hộ cho biết RCEP quan trọng bởi thỏa thuận cho phép các công ty xuất khẩu cùng sản phẩm trong khối mà không phải đáp ứng những tiêu chuẩn riêng lẻ và kê khai từng nước.

“Với một nhà sản xuất hàng hóa, điều đó có ý nghĩa rất lớn”, theo Deborah Elms, Trung tâm Thương mại châu Á. “Thứ chúng tôi chưa có bây giờ là thương mại châu Á cho thị trường châu Á và RCEP sẽ giúp thiết lập”.

RCEP khuyến khích các công ty xây dựng chuỗi cung ứng trong khu vực, ngay cả khi họ xuất khẩu ra bên ngoài. Thỏa thuận còn tiếp cận ngành dịch vụ và bảo vệ tài sản trí tuệ.

Hạn chế của RCEP

RCEP không được coi là thỏa thuận thương mại “chất lượng cao” như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giữa 11 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương bởi không có độ bao phủ rộng như vậy.

Thuế được nhất trí giữa các nước với nhau thay vì cả khối. Với một số quốc gia, những vấn đề nhạy cảm như nông nghiệp sẽ không được tiếp cận. RCEP thiếu những quy định để tự do hóa các doanh nghiệp nhà nước hoặc bảo vệ người lao động, môi trường.

download-387-2059-1572963668

Thủ tướng Narendra Modi vẫn kiên quyết bác bỏ những điều khoản mà 15 thành viên còn lại trong RCEP đã nhất trí. Ảnh: Reuters.

Ảnh hưởng kinh tế của RCEP

Sau khi ký, quá trình thực thi cần nhiều tháng mới bắt đầu và nhiều năm để hoàn tất. Sự phức tạp trên khiến việc tính toán chính xác trở nên khó khăn, theo các chuyên gia kinh tế.

15 quốc gia thành viên sẽ chiếm gần 1/3 tổng dân số toàn cầu, nếu thêm Ấn Độ sẽ là khoảng 1/2, và gần 1/3 GDP thế giới. Việc Ấn Độ rời đi không tạo ra nhiều khác biệt về chỉ tiêu GDP.

Tác động từ thiếu Ấn Độ

Ấn Độ có thể gia nhập sau. Những quốc gia khác, đặc biệt là Indonesia và Nhật Bản, vận động mạnh mẽ để New Delhi ở lại. Tuy nhiên, Thủ tướng Narendra Modi vẫn kiên quyết bác bỏ những điều khoản mà 15 thành viên còn lại đã nhất trí.

“Sự rời đi của Ấn Độ làm giảm giá trị của thỏa thuận nhưng cũng loại bỏ trở ngại lớn nhất cho quá trình hoàn tất RCEP”, Anthony Nelson, công ty tư vấn Albright Stonebridge, nhận định.

Lo ngại lớn nhất của Ấn Độ là làn sóng hàng hóa rẻ từ Trung Quốc và nơi khác. Với những nước còn lại, để mất Ấn Độ đồng nghĩa họ sẽ không thể tiếp cận thị trường được nổi tiếng là khó thâm nhập này hoặc đưa New Delhi vào các chuỗi cung ứng.

Phe ủng hộ RCEP cho rằng Ấn Độ sẽ mất đi sự đầu tư, người tiêu dùng nước này sẽ phải chi trả nhiều hơn. Các nước Đông Nam Á cũng coi Ấn Đô là đối trọng với sự phát triển của Trung Quốc.

“Đối với Ấn Độ, đó là một cơ hội đã bị bỏ lỡ”, Pavida Pananond, Đại học Thammasat, Bangkok, Thái Lan, nói.

Ý nghĩa với thương mại toàn cầu

Triển khai RCEP, ngay cả khi không có Ấn Độ, là lực đẩy cho các thỏa thuận thương mại đa phương, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy xu hướng thỏa thuận song phương.

Việc Mỹ tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước tạo lực đẩy cho quá trình RCEP, vốn có ít tiến triển kể từ năm 2012.

Trung Quốc vốn đã có các nguồn nhập khẩu và điểm đến xuất khẩu cho gần như toàn bộ các nước RCEP. Tuy nhiên, thỏa thuận vẫn sẽ giúp Trung Quốc củng cố vị thế đối tác kinh tế của Đông và Đông Nam Á, định hình quy tắc thương mại trong khu vực.

Vị thế của Trung Quốc còn thể hiện rõ ràng hơn khi chính quyền Trump chỉ cử phái đoàn cấp thấp tới dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok, nơi RCEP vừa được thảo luận.

(Theo Reuters/NĐH)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ