'Siêu Tổng thống' Emmanuel Macron đã vượt qua được cuộc sát hạch lịch sử

ĐINH HOÀNG THẮNG
11:38 20/06/2017

Đảng Cộng hòa Tiến bước (LREM) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và liên minh Phong trào Dân chủ (MoDem) đã giành được 350 ghế, trên tổng số 577 ghế Hạ viện. Không ai phủ nhận "chiến thắng vang dội" của LREM, tuy nhiên, đấy vẫn là một thành tựu còn mong manh. Tại sao vậy? 

rước đây một tháng, Macron đã đánh bại những chính trị gia lão luyện để trở thành người đứng đầu Đệ Ngũ Cộng hòa. Còn giờ đây, đảng Cộng hòa Tiến bước (LREM) của ông đã chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện hôm 18/6. Sở dĩ phải bầu cử vòng hai, vì ở vòng một (12/6), không có đảng nào chiếm quá bán.

Cánh cửa cải cách rộng mở

Kết quả cuộc bầu cử Tổng thống đưa ông Macron vào Điện Elysée ngày 16/5 được giới quan sát coi là “vụ big bang” thứ nhất. Giờ đây, “vụ nổ lớn” thứ hai chính là hiện tượng đảng LREM của Tổng thống đã giành được đa số tại Điện Bourbon, trụ sở Quốc Hội Pháp.

Macron quả là một “Napolon thứ hai của nước Pháp”, là một “siêu Tổng thống”… Báo chí xứ Tây rồi đây sẽ còn dùng nhiều biệt ngữ khác nữa để đánh bóng vị nguyên thủ trẻ nhất không chỉ của xứ Gaulois, mà cả của Nhóm G7 hiện nay.

Phong trào “Tiến bước”, nay đổi tên thành đảng Cộng hòa Tiến bước (LREM) của Macron mới chỉ ra đời từ tháng 4/2016, quá mới mẻ so với các chính đảng được thành lập từ lâu và kiểm soát nền chính trị nước Pháp suốt nhiều thập kỷ qua.

Hạ viện Pháp sắp tới sẽ chứng kiến một sự thay đổi đáng kể, với thế hệ các nhà lập pháp mới, trẻ tuổi, mạnh mẽ và họ tới từ nhiều cộng đồng sắc tộc khác nhau. Đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Pháp và đảng của mình có thể giành được thế đa số lớn đến như vậy tại Quốc hội. Trước Macron, chỉ có tướng Charles De Gaulle thành tựu được điều ấy.

Hệ quả trực tiếp của cuộc bầu cử Hạ viện hôm Chủ Nhật vừa qua, như chính báo chí Pháp thừa nhận, đã đẩy “cơn thủy triều” của xã hội công dân mấp mé thềm nghị viện. Đa số ứng cử viên, nhất là của đảng Cộng hoà Tiến bước (LREM), đều xuất thân từ xã hội dân sự, những nhà hoạt động hội đoàn hay trong lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn.

Cái mới đầu tiên về nhân sự là từ nay, chính trị gia Pháp không thể vừa là dân biểu, vừa là thị trưởng hay nghị viên trong chính quyền địa phương như truyền thống từ hơn 50 năm nay. Chỉ có 222 dân biểu mãn nhiệm vào được vòng hai. Đa số dân biểu khóa trước hoặc bị loại ở vòng một hoặc không tái tranh cử vì đạo luật cấm kiêm nhiệm lần đầu tiên được áp dụng.

Cái mới thứ hai là lần đầu tiên số nữ ứng cử viên vượt kỷ lục: 266 phụ nữ, chiếm hơn một nửa số người vào chung kết. Tại châu Âu, Pháp chỉ còn đứng sau Thụy Điển trong chính sách cân bằng nam nữ tại nghị trường.

Là một nhà chính trị chưa có tiếng tăm cách nay ba năm, tân tổng thống Emmanuel Macron đã vượt qua được thách thức cuối cùng: chiếm đa số rộng rãi tại Hạ Viện để tiến hành ba cuộc cải cách quan trọng. Đó là đạo đức hóa đời sống chính trị, sửa đổi luật lao động và tăng cường các biện pháp chống khủng bố đang đe dọa thường trực nước Pháp và châu Âu.

Đây là chiến thắng đáng ngạc nhiên, khi một "tân binh" lại có thể đánh bại cả một đảng chính trị được thành lập từ sau Thế Chiến II của Pháp và quy tụ gần như toàn bộ giới trí thức nước này. Bình luận viên James Traub cho rằng trước Macron, nước Pháp mới chỉ có một người làm được như vậy, đó chính là Napoleon Bonaparte.

Cứu vãn châu Âu

Nhìn rộng ra toàn châu Âu, chiến thắng của đảng LREM một lần nữa đã tiếp thêm sức mạnh cho các nỗ lực cứu vãn Liên minh châu Âu do Đức lãnh đạo và Pháp cùng hợp lực. Thủ tướng Đức Angela Merkel, một “đồng minh” mới của Tổng thống Macron, đã gửi điện chúc mừng sau chiến thắng của LREM.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Klod Yunker thừa nhận, sự lựa chọn của người Pháp có lợi cho "tương lai của châu Âu". Chia sẻ trên Twitter cá nhân, Thủ tướng Anh Theresa May chúc mừng Emmanuel Macron chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Thủ tướng Anh bày tỏ mong muốn hợp tác với tân Tổng thống Pháp trong hàng loạt vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.

Bourbon

Điện Bourbon, trụ sở Quốc Hội Pháp, Paris

"Đây là chiến thắng cho Macron, cho nước Pháp, cho EU và là thất bại dành cho những kẻ can thiệp vào nền dân chủ…”, bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng và là ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, đã viết trên Twitter. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cũng hoan nghênh chiến thắng của ông Macron và khẳng định điều này đã giữ cho Pháp nằm ở “trái tim của châu Âu.”

Kết quả bầu cử ngày 18/6 cho thấy nền chính trị Pháp đang được định hình lại với tương quan mới giữa các lực lượng chính trị trong đó LREM, chính đảng mới có một năm tuổi, đang nắm giữ vị trí trung tâm.

Với chiến thắng có thể thấy trước này, Macron đã giúp nước Pháp thoát khỏi cơn ác mộng của chủ nghĩa cực hữu bằng cuộc hành trình thần kỳ biến ông trở thành một "Napoleon thứ hai", theo như cách nhìn của tờ Foreign Policy (Mỹ).

Giới phân tích cho rằng, "chất Napoleon" trong Macron chính là khả năng làm việc không ngơi nghỉ, niềm đam mê với lý tưởng chính trị, cảm nhận về định mệnh và cách mà ông đã cuốn cả nước Pháp vào tham vọng của riêng mình.

"Từ rất lâu, tôi luôn có niềm tin rằng không gì quý giá hơn quyền tự do được làm những gì bạn muốn, được theo đuổi mục tiêu bạn đã đề ra, được thừa nhận tài năng của bạn, dù trong bất cứ lĩnh vực gì", Macron đã viết trong cuốn sách vận động tranh cử mang tên "Cách mạng".

Macron cho rằng chính tiếng gọi này đã thôi thúc ông bước vào chính trị, giúp ông "nhậy cảm với những bất công trong xã hội", biến ngọn lửa tham vọng cá nhân rực cháy thành cương lĩnh chính trị để “giải phóng người dân khỏi xiềng xích của một xã hội bị ràng buộc bởi đẳng cấp”.

Với đa số tuyệt đối tại Điện Bourbon (Lập pháp) và tại Điện Elysée (Hành pháp), Tổng thống sẽ rộng tay tiến hành các biện pháp cải tổ để vực dậy kinh tế Pháp, để khôi phục lại vị thế của Paris trên sân khấu quốc tế.

“Hiện tượng sóng thần" mà tổng thống Macron và đảng của ông đang đem lại qua bốn cuộc bầu cử gần đây đang thổi một luồng gió mới vào đời sống chính trị nước Pháp. Tuy nhiên, nhìn vào con số cử tri không đi bỏ phiếu ta thấy nhiệm vụ vực dậy nước Pháp của ông trước mắt vẫn còn đầy chông gai. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp là nguyên nhân chính khiến các nhà lãnh đạo đối lập cho rằng, Tổng thống Macron thực tế không nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân.

Khoảng 58% cử tri Pháp vắng mặt trong cuộc bầu cử Quốc Hội vòng 2, cao hơn tỷ lệ 51% vắng mặt tại vong 1 (12/6), như vậy, nếu tính trên tổng số cử tri, chỉ có 15% bỏ phiếu cho LREM. Trong nền Đệ Ngũ Cộng hòa, chưa một đa số tuyệt đối nào tại Quốc hội lại thu về ít lá phiếu như vậy. Không ai phủ nhận thắng lợi vượt trội của LREM, nhưng rõ ràng, đó vẫn là một thành tựu còn mong manh. 

Tuy nhiên, thực tế nói trên không làm thay đổi quyết tâm của Tổng thống Emmanuel Macron sẽ thiết kế lại nền chính trị nước Pháp theo hướng năng động và quyết liệt hơn./.

  • Cùng chuyên mục
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.

Sự kiện - 08/05/2025 12:09

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự kiện - 08/05/2025 09:49

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.

Sự kiện - 08/05/2025 09:02

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.

Sự kiện - 08/05/2025 08:14

Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'

Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'

Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.

Sự kiện - 08/05/2025 06:56

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.

Sự kiện - 07/05/2025 22:44

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15