SCIC rót tiền xây nhà máy sản xuất thuốc trị ung thư

Nhàđầutư
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã quyết định đầu tư góp vốn vào dự án nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam và đang triển khai một loạt các dự án quan trọng như dự án bệnh viện K cơ sở Tân Triều, dự án tháp truyền hình...
HỒ MAI
19, Tháng 04, 2017 | 17:48

Nhàđầutư
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã quyết định đầu tư góp vốn vào dự án nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam và đang triển khai một loạt các dự án quan trọng như dự án bệnh viện K cơ sở Tân Triều, dự án tháp truyền hình...

Ngày 19/4, SCIC thông báo về kết quả hoạt động kinh doanh quý I/2017. Theo đó, ước tính quý I/2017, ước tính trong quý I/2017, doanh thu của SCIC đạt 639 tỷ đồng, bằng 22% so với cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 584 tỷ đồng, bằng 7% kế hoạch năm 2017 và bằng 28% so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng, lợi nhuận sau thuế đạt 503 tỷ, bằng 29% so với cùng kỳ năm 2016. 

SCIC

 Kết quả hoạt động kinh doanh quý I/2017 của SCIC khá thấp so với mục tiêu đề ra

Như vậy, hoạt động kinh doanh của SCIC trong quý I/2017 đạt khá thấp so với mục tiêu đề ra. Năm 2017, SCIC đặt kế hoạch 11.241 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế 8.330 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 7.343 tỷ đồng.

Về kết quả thực hiện bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quý I/2017, SCIC đã thực hiện bán vốn tại 7 doanh nghiệp với giá vốn là 37 tỷ đồng, thu được là 44 tỷ đồng, bằng 1,2 lần giá vốn.

Trong năm 2016, tổng công ty đã bán vốn thành công tại 73 doanh nghiệp (trong đó bán hết vốn tại 71 doanh nghiệp) và có 37 doanh nghiệp trong danh sách khó bán, thu về 16.112 tỷ đồng trên giá vốn 3.083 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 5,2 lần, chênh lệch bán vốn năm 2016 ghi nhận là 13.029 tỷ đồng. Với kết quả này, SCIC đã vượt hết các chỉ tiêu đề ra trong năm 2016. 

Về kế hoạch đầu tư năm 2017, SCIC đã quyết định đầu tư góp vốn vào dự án nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam. Đây là dự án mà SCIC đặt nhiều kỳ vọng sẽ có một doanh nghiệp Việt Nam sản xuất thuốc ung thư cho người Việt.

Ngoài ra, SCIC cũng đang kết hợp với các nhà đầu tư chuyên ngành triển khai một loạt các dự án lớn khác như dự án bệnh viện K cơ sở Tân Triều, dự án Tháp truyền hình...

Trong đó, dự án Tháp truyền hình theo phương án đề xuất, dự kiến cao 636m với tổng mức đầu tư hơn 600 triệu USD. Dự kiến, tháp sẽ thực hiện đầu tư xây dựng trong 6 năm, thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tư hơn 2 năm và sẽ hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2021. 

thap truyen hinh

 Skytree Tokyo hiện là tháp truyền hình cao nhất thế giới với độ cao 634m

Kinh phí đầu tư của dự án theo đề xuất trình Chính phủ là một con số "khổng lồ" từ 1,3 đến 1,5 tỷ USD, trong đó chỉ riêng phần khối tháp là 900 triệu USD. Theo VTV, khoản tiền này là từ nguồn vốn huy động, vốn cổ phần hóa các doanh nghiệp của VTV. Về phía SCIC, được lấy từ nguồn vốn kinh doanh theo quy định tại Nghị định 151/2013/NĐ-CP (từ quỹ đầu tư phát triển của SCIC); về phía BRG (một doanh nghiệp tư nhân) là từ nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tại phiên họp thứ 13, Ban chỉ đạo Số hóa truyền hình Việt Nam hôm 14/2/2017, ông Nguyễn Thành Lương, Phó Tổng giám đốc VTV cho biết, sau khi xem xét lại thì nảy sinh khó khăn là nếu VTV và SCIC nắm hơn 60% vốn đầu tư tháp truyền hình sẽ khó làm được. Nguyên nhân là do tháp truyền hình để xây dựng cần có cơ chế rất đặc biệt, nên rất khó có thể dùng tiền của Nhà nước để đầu tư vì sẽ phải xin rất nhiều cơ chế đặc thù.

Do đó, xu hướng của VTV là sẽ không dùng tiền bán cổ phần để đầu tư cho tháp truyền hình mà sẽ sử dụng nguồn vốn từ xã hội hóa gần hết, VTV chỉ nắm dưới 30% vốn đầu tư vào tháp truyền hình.

Từ đó, VTV tính đến việc sẽ xin Thủ tướng cho phép dùng số tiền thu được sau khi cổ phần hóa các doanh nghiệp để đầu tư sang chuyển mạng phát sóng truyền hình số từ đa tần sang đơn tần. 

Về phía SCIC, mới đây, Bộ Tài chính đã đề xuất nội dung tiền thu được từ cổ phần hóa sẽ nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (Quỹ Trung ương) để tránh tình trạng công ty mẹ lỗ trong sản xuất, kinh doanh dùng chênh lệch do cổ phần hóa để bù lỗ, số còn lại để trích lập các quỹ. Bộ Tài chính sẽ quản lý Quỹ Trung ương và SCIC làm thủ quỹ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ