Sau Phú Quốc, các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long rục rịch mở cửa lại du lịch

Nhàđầutư
Ngoài địa phương được chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế là Phú Quốc, các tỉnh, thành khác của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng đã lên kế hoạch mở cửa lại ngành du lịch.
AN HÒA
06, Tháng 11, 2021 | 19:26

Nhàđầutư
Ngoài địa phương được chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế là Phú Quốc, các tỉnh, thành khác của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng đã lên kế hoạch mở cửa lại ngành du lịch.

khu du lich ong de

Nhiều địa phương lên kế hoạch mở cửa lại du lịch. Ảnh Hải Phúc

Lên kế hoạch kích cầu du lịch

Ngày 5/11, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Hội nghị liên kết du lịch với TP.Hồ Chí Minh trong điều kiện an toàn, thích ứng với dịch COVID-19. Phát biểu tại hội nghị, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, theo kế hoạch chung, Đồng Tháp phấn đấu đến cuối năm nay, sẽ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đạt hơn 70% dân số. Tuy nhiên, để sớm mở cửa du lịch trở lại, địa phương sẽ ưu tiên tiêm vaccine cho nhân lực của ngành du lịch và một số doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu.

Để sự liên kết hợp tác phát triển du lịch của 2 địa phương đi vào thực chất, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM đề nghị 2 địa phương cần sớm thống nhất các nội dung, tiêu chí trong quá trình khôi phục lại du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch cụ thể phù hợp với thực tế; tập trung quảng bá sản phẩm du lịch; nghiên cứu các món ăn về sen để tạo điểm nhấn du lịch Đồng Tháp.

Trước đó, ngày 4/11, UBND TP.Cần Thơ cũng đã tổ chức hội thảo về xây dựng phát triển sản phẩm du lịch, địa phương này cũng đã ban hành Hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

UBND TP. Cần Thơ cũng đã đưa ra quyết định tổ chức Hội chợ du lịch trực tuyến Cần Thơ năm 2021 với chủ đề “Chung tay khôi phục ngành Du lịch” và thống nhất chủ trương tổ chức thí điểm chương trình “Trải nghiệm du lịch Cần Thơ”.

Theo Phó giám đốc Phụ trách Sở VH,TT&DL Cần Thơ Nguyễn Minh Tuấn, hoạt động trải nghiệm du lịch Cần Thơ sẽ được tổ chức thành 3 đợt với mỗi đợt khoảng 50 người, chủ yếu là các điểm đến tham quan tại quận Bình Thủy, Ninh Kiều, đi về trong ngày, hoạt động này không chỉ nhằm tri ân lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mà còn là “khởi động” lại ngành du lịch, góp phần trong kích cầu du lịch.

mot goc AG

ĐBSCL có tiềm năng du lịch đa dạng. Ảnh TL

Từ ngày 1/11, tỉnh Kiên Giang chính thức mở cửa đón khách du lịch nội địa đến tham quan, nghỉ dưỡng tại 4 huyện, thành phố gồm: TP. Phú Quốc, TP. Hà Tiên, TP. Rạch Giá và huyện đảo Kiên Hải với mục tiêu phấn đấu đến cuối năm đón trên 200.000 lượt du khách.

Để đảm bảo an toàn trong giai đoạn thí điểm trong một tháng (từ 1/11 đến ngày 30/11), Kiên Giang chọn các thị trường khách du lịch trong nước đảm bảo tiêu chí an toàn trên cơ sở xác định mức độ nguy cơ theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ ngành trung ương phù hợp với các tiêu chí đề ra.

Cụ thể là trong giai đoạn này Kiên Giang chỉ đón khách ở vùng nguy cơ cấp 1, cấp 2 tương ứng với vùng xanh, vùng vàng; khuyến khích khách đi du lịch mua tour theo chương trình trọn gói của các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành. Sau khi kết thúc một tháng thí điểm sẽ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất xem xét mở rộng khai thác đến các thị trường  mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế.

Giai đoạn 2 phục hồi du lịch nội địa được UBND tỉnh Kiên Giang đề ra sẽ bắt đầu từ ngày 1/12/2021 đến hết năm 2022 với địa điểm đón du khách được mở rộng cho tất cả đơn vị hành chính còn lại.

Để chương trình du lịch nội địa thu hút du khách, Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang cũng vận động các đơn vị kinh doanh lưu trú, lữ hành, các khu, điểm du lịch và dịch vụ ăn uống, vận chuyển, dịch vụ có liên quan khác nâng cao chất lượng phục vụ và khuyến mãi hấp dẫn dành cho du khách.

cau tre van dam

Cầu tre "vạn dặm" tại Rừng tràm Trà Sư tỉnh An Giang. Ảnh Như Xuân

Chuẩn bị hội nghị cấp vùng về du lịch 

Với vai trò là đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TP. HCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL năm 2021, UBND tỉnh Vĩnh Long đã gửi dự thảo chương trình hội nghị xin ý kiến đóng góp của các địa phương trong vùng.

Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, Hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng ĐBSCL và TP.HCM dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8/12 với khoảng 200 đại biểu, bao gồm các nội dung như tổng kết chương trình liên kết,  hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2021; báo cáo kết quả triển khai xây dựng tour, tuyến du lịch thực hiện Kế hoạch liên kết,  hợp tác phát triển du lịch  giữa  TP.HCM  và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2021; thảo luận kế hoạch phối hợp trong năm 2022...

Trước khi diễn ra hội nghị này, ban tổ chức cũng sẽ tổ chức cho các đại biểu tham dự chương trình Famtrip, khảo  sát  một  số  điểm  đến  du lịch tiêu biểu tại tỉnh Vĩnh Long.

ĐBSCL có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, với hệ thống kênh rạch dài hơn 28.000 km, hệ sinh thái đa dạng từ nước ngọt đến nước mặn; đặc biệt là kho tàng văn hóa dân gian giàu bản sắc.

ĐBSCL có thế mạnh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, MICE, văn hóa - lịch sử, tâm linh, nông nghiệp, đặc biệt là du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước

Theo số liệu của Hiệp hội du lịch ĐBSCL (MDTA), trong điều kiện bình thường, mỗi năm vùng này đón từ 40 - 50 triệu lượt khách với doanh thu du lịch trên 20.000 tỷ đồng. Các địa phương tiêu biểu trong thu hút khách du lịch là An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp…

Tuy nhiên, từ khi có dịch COVID-19 cho đến nay số lượng du khách đến khu vực này liên tục sụt giảm, riêng trong quý II năm 2021 - đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư, hoạt động du lịch tại các địa phương trong vùng gần như bị tê liệt hoàn toàn, lượng du khách đến ĐBSCL trong 10 tháng qua đã giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2020, nhiều doanh nghiệp du lịch đang đứng bên bờ vực phá sản.

“Có thể nói, du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19, gần như tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch đều phải đóng cửa trong thời gian dài. Do đó việc tạo điều kiên để mở cửa trở lại ngành này là mong mõi của hàng triệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc mở cửa phải đảm bảo an toàn là trên hết”, Chủ tịch MDTA Trần Việt Phường, cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ