Sau cổ phần hoá, Cảng Quy Nhơn hoạt động ra sao?

Nhàđầutư
Lợi thế về vị trí địa lý và khối tài sản lớn để lại từ thời doanh nghiệp nhà nước giúp Cảng Quy Nhơn hoạt động tương đối tốt trong thời gian đầu, song hiệu quả kinh doanh đi xuống rõ những năm gần đây do thiếu đầu tư.
NGHI ĐIỀN
08, Tháng 11, 2017 | 11:38

Nhàđầutư
Lợi thế về vị trí địa lý và khối tài sản lớn để lại từ thời doanh nghiệp nhà nước giúp Cảng Quy Nhơn hoạt động tương đối tốt trong thời gian đầu, song hiệu quả kinh doanh đi xuống rõ những năm gần đây do thiếu đầu tư.

ttxvn_cangQuynhonquatai2

 Khấu hao 'ăn mòn' phần lớn tài sản, thiết bị của Cảng Quy Nhơn

Hiệu quả giảm dần

9 tháng đầu năm 2017, Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (QNP) đạt doanh thu 427,5 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ, lãi sau thuế theo đó tăng từ 46 tỷ đồng lên 54 tỷ đồng.

4 năm sau cổ phần hoá, Cảng Quy Nhơn kinh doanh tương đối tích cực, với doanh thu mỗi năm khoảng nửa nghìn tỷ đồng, lãi sau thuế từ 35,1 tỷ đồng năm 2014 được nâng lên 66,5 tỷ đồng năm 2016 và kế hoạch năm nay là 72 tỷ đồng.

Dù vậy, quan sát các số liệu tài chính có thể thấy các kết quả trên đạt được một phần không nhỏ nhờ lợi thế để lại từ thời còn là doanh nghiệp nhà nước.

Trước cổ phần hoá, Cảng Quy Nhơn là một trong những cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1 của nhóm cảng biển Nam Trung Bộ, sở hữu khối tài sản rất lớn gồm hệ thống kho bãi, máy móc thiệt bị đủ năng lực tiếp nhận tàu có trọng tải 50.000 tấn.

Những lợi thế này giúp Cảng Quy Nhơn vượt trội so với các đối thủ trong vùng, vốn chỉ ghi nhận doanh thu mỗi năm vài chục tỷ đồng như Cảng Nha Trang, Cảng Thị Nại hay Tân Cảng Quy Nhơn.

Đáng chú ý, hiệu quả kinh doanh của Cảng Quy Nhơn có dấu hiệu giảm dần qua các năm.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, tỷ lệ lãi sau thuế trên doanh thu (ROS) của Cảng Quy Nhơn là 10,7%, thấp hơn kế hoạch của cả năm (13,7%) và giảm mạnh so với 13,8% năm 2016 hay 15,8% năm 2015.

Screen Shot 2017-11-08 at 11.17.59 AM

 

Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng tốt, nhiều cảng biển lớn trong cả nước tiếp tục hoạt động tích cực, hiệu quả kinh doanh liên tục sa sút là một chi tiết cần lưu ý về Cảng Quy Nhơn.

Sống nhờ quá khứ

Kể từ khi tiếp nhận khối tài sản khổng lồ từ Nhà nước, cổ đông chiến lược của Cảng Quy Nhơn là Công ty cổ phần Đầu tư và Khoảng sản Hợp Thành chưa bỏ nhiều nguồn lực để nâng cấp máy móc thiết bị.

Tài sản cố định của Cảng Quy Nhơn tới cuối tháng 9/2017 là 190 tỷ đồng, giảm 15% so với đầu năm. Trong đó giá trị khấu hao chiếm tới 80% nguyên giá (725/913 tỷ đồng).

Năm 2015, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định khi đó là ông Nguyễn Văn Thiện từng có văn bản đề nghị Bộ GTVT khẩn trương bán phần vốn còn lại cho nhà đầu tư chiến lược để có nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, mở rộng cảng Quy Nhơn. 

Tháng 5/2017, ông Thiện dù đã nghỉ hưu, vẫn bị Ban Bí thư Trung ương Đảng kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo một phần vì vụ việc trên (can thiệp vào cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn không thuộc trách nhiệm của tỉnh, không thông qua tập thể Ban thường vụ Tỉnh uỷ).

Nhắc lại để biết đi kèm với việc mua lại phần vốn nhà nước, cổ đông chiến lược cũng cam kết sẽ đầu tư, nâng cấp mở rộng cảng Quy Nhơn.

Tuy nhiên, sau nhiều năm với sự tham gia của tư nhân, thực trạng tài sản của Cảng Quy Nhơn ngày càng xuống cấp (khấu hao ăn mòn phần lớn nguyên giá), nhà đầu tư chưa 'chịu chi' để nâng cấp cảng biển trọng điểm khu vực miền Trung.

Năm 2016, Cảng Quy Nhơn chỉ bỏ ra 49 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản và phương tiện thiết bị, bằng 15,62% kế hoạch đề ra trong năm (312 tỷ đồng).

Sang năm 2017, Cảng Quy Nhơn tiếp tục đặt kế hoạch đầu tư 250 tỷ đồng. Dù vậy, tới cuối tháng 9/2017, báo cáo tài chính cho thấy thực hiện vẫn rất hạn chế, với số dư chi phí xây dựng cơ bản dở dang chỉ vỏn vẹn 8 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, Cảng Quy Nhơn lại dành 100 tỷ đồng, tương đương 1/4 vốn cổ phần đầu tư vào Công ty cổ phần Việt Xuân Mới - đối tác của Khoáng sản Hợp Thành trong thương vụ thâu tóm Cảng Vinalines Đình Vũ.

Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017, một số cổ đông đã chất vấn ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn về khoản đầu tư mang tính 'thân hữu' trên.

Một động thái mua sắm thiết bị hiếm hoi của Cảng Quy Nhơn trong năm là việc Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) vừa qua bảo lãnh gần 120 tỷ đồng để doanh nghiệp này mua lại 5 bộ cẩu đã qua sử dụng của Công ty cổ phần Đầu tư xây lắp dầu khí IMICO - nơi ông Lê Hồng Thái (Chủ tịch của Khoáng sản Hợp Thành và Cảng Quy Nhơn) là Chủ tịch HĐQT.

Vi phạm quy chế cổ phần hoá?

Theo Phương án cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn được ký bởi Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) ông Nguyễn Ngọc Huệ tháng 7/2013, nhà đầu tư chiến lược phải cam kết không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu (năm 2013).

Tuy nhiên theo Báo cáo quản trị bán niên 2017, cổ đông chiến lược của Cảng Quy Nhơn là Công ty cổ phần Đầu tư và Khoảng sản Hợp Thành đã chuyển nhượng toàn bộ 78,03% cho bà Trần Thị Quỳnh Yên trước thời hạn quy định (sớm nhất là năm 2018 theo phương án được phê duyệt).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ