Sắp xét xử bà Trương Mỹ Lan từ ngày 5/3 - 29/4

Nhàđầutư
TAND TP.HCM sắp xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong khoảng thời gian gần 2 tháng.
QUANG TUYỀN
01, Tháng 03, 2024 | 11:38

Nhàđầutư
TAND TP.HCM sắp xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong khoảng thời gian gần 2 tháng.

Từ ngày 5/3 - 29/4 tới đây, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đối với 86 bị cáo về nhiều tội danh khác nhau.

Trong đó, bị can Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị xét xử về các tội "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ" và tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". 

Theo hồ sơ vụ án, từ thời điểm năm 2011, với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn đấp ứng nhu cầu kinh doanh của Vạn Thịnh Phát và các công ty con, công ty liên kết, bà Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu lớn số lượng cổ phần của các ngân hàng này để thao túng hoạt động của các ngân hàng phục vụ cho mục đích cá nhân.

TML

Bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ảnh: SCB

Cụ thể, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, chủ tịch Vạn Thịnh Phát đã nắm giữ 81,43% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ) dưới tên của 32 cổ đông; 98,74% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa dưới tên của 36 cổ đông và 80,46% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất dưới tên của 24 cổ đông.

Đến ngày 1/1/2012, bà Lan hợp nhất 3 nhân hàng này với tên gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng SCB) và tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu 85,606% cổ phần của ngân hàng này. Đồng thời, bà Lan tiếp tục mua và sử dụng cá nhân đứng tên khoảng 5% cổ phần của SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên 91,545%.

Mặc dù Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ trong ngân hàng SCB nhưng do luôn nắm số cổ phần chi phối của nhà băng này (từ 85% đến 91,5%) nên thực tế là cổ đông có "quyền lực" chi phối, chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của Ngân hàng SCB.

Từ đó, Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi gồm tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng vào các vị trí chủ chốt để nắm quyền điều hành SCB. Những người này được bà Lan trả mức lương cao từ 200-500 triệu đồng/tháng.

Để "rút ruột" Ngân hàng SCB, nhóm Vạn Thịnh Phát còn thành lập, sử dụng hàng nghìn công ty "ma", chi tiền thuê nhiều cá nhân làm đại diện pháp luật, đứng tên cổ đông, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm.

Ngoài ra, bà Lan còn chỉ đạo cấp dưới móc nối với loạt công ty thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản đảm bảo lên hàng chục lần, hoặc đưa vào các tài sản không đủ pháp lý, không đăng ký giao dịch bảo đảm để dễ dàng lấy các tài sản có giá trị lớn ra và thay thế bằng các tài sản khác thấp hơn.

Đến năm 2022, nhóm bà Lan với 1284 khoản vay còn dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (gần 484.000 tỷ đồng dư nợ gốc và hơn 193.000 tỷ tiền lãi). Các khoản nợ này đều nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Dư nợ gốc các khoản vay của Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của 23.042 khoản vay còn dư nợ tại Ngân hàng SCB.

Năm 2017-2018, theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã thành lập đoàn thanh tra tại Ngân hàng SCB và xác định được SCB có nhiều vi phạm, sai phạm nghiêm trọng tại các dự án, phương án tái cơ cấu; tại các khoản vay của nhóm khách hàng...

Để che giấu hành vi phạm tội khi bị thanh kiểm tra, bà Lan đã chỉ đạo các cán bộ chủ chốt của Ngân hàng SCB mua chuộc cán bộ, lãnh đạo đoàn thanh tra để họ bưng bít, che giấu thông tin sai phạm, báo cáo kết quả thanh, kiểm tra không trung thực, không đầy đủ.

Trong đó, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II (cục II) được phân công làm trưởng đoàn thanh tra SCB đã nhận 5,2 triệu USD để tiếp tay che giấu thực trạng yếu kém của SCB, giúp nhà băng thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt. Bà Nhàn cũng là bị can duy nhất bị truy tố tội "Nhận hối lộ" trong vụ án này.

Từ đó, Trương Mỹ Lan và đồng phạm, với những vị trí, vai trò khác nhau, thực hiện nhiều tội phạm xâm phạm về sở hữu, xâm phạm hoạt động của ngân hàng, hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, trong đó nhiều tội phạm được thực hiện dưới dạng đồng phạm có tổ chức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.

Ngoài Trương Mỹ Lan, trong 85 bị cáo còn lại có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; 1 cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: "Tham ô tài sản", "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng".

Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) bị xét xử tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ