'Sắp tới Mỹ và Việt Nam sẽ có nhiều hợp tác hơn nữa về công nghệ'

Nhàđầutư
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) khẳng định như vậy khi nói về quan hệ Việt - Mỹ. Theo GS Mại, khi quan hệ 2 nước được nâng cấp, vấn đề của Việt Nam là chuẩn bị đủ nền tảng để tiếp thu những công nghệ mới, công nghệ nguồn từ các đối tác Mỹ.
ĐÌNH VŨ
09, Tháng 09, 2023 | 08:01

Nhàđầutư
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) khẳng định như vậy khi nói về quan hệ Việt - Mỹ. Theo GS Mại, khi quan hệ 2 nước được nâng cấp, vấn đề của Việt Nam là chuẩn bị đủ nền tảng để tiếp thu những công nghệ mới, công nghệ nguồn từ các đối tác Mỹ.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến 11/9. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ nhận lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo thông báo ngày 28/8 của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Biden sẽ đến Hà Nội và có các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao của Việt Nam để "thảo luận các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam"; "khám phá các cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào công nghệ và đổi mới, mở rộng quan hệ nhân dân thông qua trao đổi giáo dục và các chương trình phát triển lực lượng lao động, chống biến đổi khí hậu cũng như tăng cường hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở các nước khu vực".

Năm 2023 cũng là thời điểm kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ Đối tác toàn diện của Việt Nam và Mỹ và 28 năm bình thường hoá quan hệ giữa 2 nước (năm 1995). Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD với hơn 1.200 dự án, đứng thứ 11 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. 

Để có thêm góc nhìn về quan hệ Việt - Mỹ, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Empty

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE. Ảnh: Trọng Hiếu

Trước tiên, xin GS cho biết mấu chốt nào giúp Việt Nam và Mỹ trở thành đối tác chiến lược và quan trọng?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Hội nhập kinh tế quốc tế, quan trọng nhất là hài hoà lợi ích. Chúng ta từ khi hội nhập quốc tế, luôn đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu và làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ.

Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 160 quốc gia và quan hệ đối ngoại với trên 182 nước. Đằng sau lợi ích dân tộc là đa phương hoá (không ngả về 1 bên nào mà hợp tác cùng có lợi), đa dạng hoá (không chỉ hợp tác kinh tế mà còn là ngoại giao, an ninh quốc phòng, công nghệ, nguồn nhân lực)...

Năm nay là kỷ niệm 10 năm Đối tác toàn diện của Việt Nam - Mỹ. Trước khi ông Biden tới thăm Việt Nam vào ngày 10/9, Ngoại trưởng Antony Blinken cũng đã đến thăm Việt Nam hồi tháng 4 và đánh giá "từ khi bình thường hoá quan hệ giữa 2 nước, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng một mối quan hệ năng động, đạt được nhiều thành tựu và phát triển hơn từng ngày" - đây là đánh giá đúng thực chất nhất.

Điều này thể hiện qua mấy số liệu: Thứ nhất là nếu năm 1995, kim ngạch xuât nhập khẩu giữa 2 nước là 450 triệu USD thì tới 2005 co số này là 7,8 tỷ USD; năm 2015 là 45,1 tỷ USD; và năm 2022 là 123 tỷ USD (gấp hơn 240 lần năm 1995) - lịch sử quan hệ thương mại của ta với các nước chưa có mối quan hệ nào tăng trưởng ngoạn mục như vậy. 

Thứ 2 là quan hệ đầu tư, đến 2022, Mỹ đứng thứ 11 trong số 141 quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây mới là con số đầu tư trực tiếp từ Mỹ sang Việt Nam, còn thực chất nhiều hơn khi thông qua nước thứ 3 vào Việt Nam và con số đầu tư có thể lớn hơn nhiều 11 tỷ USD (theo thống kê chính thức). Mặc dù vậy, so với đầu tư của Mỹ vào các nước ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Thái Lan thì đầu tư Mỹ vào Việt Nam còn ít và chưa xứng với tiềm năng.

Thứ 3 là trước khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta dựa nhiều vào các nước XHCN để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đã có hàng chục vạn người được đào tạo tại 12 nước XHCN, sau này trở thành những nhà quản trị doanh nghiệp, nhà quản lý, cán bộ cấp cao về mọi lĩnh vực. Họ cũng là những người đưa Việt Nam chuyển từ cơ chế tập trung quan liệu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường. Tuy nhiên, lớp người này một bộ phận đã về hưu. 

Hiện nay, chúng ta lại dựa chủ yếu vào đào tạo ở các nước phát triển, chủ yếu ở các gia đình gửi con em đi đào tạo bằng nguồn lực tự có (khoảng 17.500 du học sinh Việt Nam đang học các trường đại học lớn nhất của Mỹ do các gia đình đài thọ). Điều này cho thấy tiềm lực kinh tế của các gia đình Việt Nam đủ sức để cho con em đi học nước ngoài. Và họ cũng đã trở về để trở thành những cán bộ cấp cao, là thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.

Từ 2015 đến nay, start-up trở thành một trào lưu của Việt Nam, chính những nguồn lực đào tạo từ các nước phát triển nêu trên đã góp phần quan trọng để chúng ta thâm nhập vào công nghệ cao và thương mại điện tử với tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Gần đây khi nói tới kinh tế số, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, nhờ có nguồn nhân lực chất lượng cao thì chúng ta mới có 4G, 5G, sắp tới là 6G. Chúng ta không thua kém ai về công nghệ thông tin, kinh tế số trong khu vực châu Á.

Việt Nam được đánh giá có trữ lượng đất hiếm đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Điều này mang tới kỳ vọng về sản phẩm chip của Việt Nam sản xuất thông qua công nghệ của các nước phát triển, trong đó có Mỹ. GS đánh giá sao về vấn đề này?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Trong khi các nước trên thế giới đua nhau cạnh tranh về bán dẫn (mà bán dẫn không thể thiếu đất hiếm), mỗi năm Trung Quốc có thể cung cấp ra thị trường 2.200 tấn đất hiếm, chiếm khoảng 80% sản lượng cung cấp, có thể nói Trung Quốc độc quyền về đất hiếm. Vì vậy, khi Mỹ nói tới quan hệ với Trung Quốc cũng rất quan tâm tới việc không làm tổn hại nguồn đất hiếm cung cấp cho thế giới.

Rất may mắn là khi mở cửa, chúng ta đã phát hiện ra dầu mỏ, là nguồn xuất khẩu tạo ra 20% thu ngân sách hàng năm, thì nay có nguồn đất hiếm - đây là nguồn vô cùng quý giá, hơn dầu mỏ rất nhiều. Năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 4.500 tấn đất hiếm thu về 200 triệu USD. Nếu chúng ta tạo ra 220.000 tấn đất hiếm thì hình dung có thể thu về mười mấy tỷ USD. Đó không chỉ là tiền mà còn là vị thế với thế giới. Thế giới ngày nay vận hành đơn giản là "anh có gì trao đổi với tôi thì anh có vị thế; còn nếu anh phụ thuộc hoàn toàn vào tôi thì không bao giờ là đối thủ cạnh tranh".

Theo đó, gần đây đã có hoạt động ký hợp tác 3 bên giữa Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc - điều này đánh dấu thay đổi quan hệ rất lớn giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, tạo nên 1 sức mạnh cạnh tranh với đối tác của họ. Trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc là bạn bè thân thiết với chúng ta, có quan hệ đầu tư số một với Việt Nam. Nhiều người đặt vấn đề liệu có phải chúng ta lại xuất khẩu đất hiểm? Điều này là chưa đánh giá đúng về tầm nhìn của các nhà lãnh đạo. Chúng ta sẽ dựa vào công nghệ cao, hiện đại để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mỹ cũng sẽ nhìn thấy lợi ích hợp tác với Việt Nam ở nguồn đất hiếm.

Vậy GS đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển quan hệ đầu tư của Mỹ và Việt Nam trong thời gian tới?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Không chỉ nhìn vào tiềm lực đất hiếm Việt Nam đang có, sắp tới Mỹ và Việt Nam sẽ có nhiều hợp tác hơn nữa về công nghệ, vì dù muốn hay không Mỹ vẫn đi dầu về công nghệ cao, công nghệ tương lai, công nghệ nguồn.

Cách đây hơn 1 năm, đại diện của Intel tại Việt Nam cho biết, Tập đoàn này có 3 nhà máy đặt công nghệ nguồn (trong đó gồm cả nhà máy ở Mỹ) và nay muốn biến Việt Nam trở thành 1 trong những địa điểm sản xuất công nghệ nguồn.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đẩy nhanh về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đó cũng là công nghệ hàng đầu của Mỹ. Hợp tác về năng lượng sạch là hợp tác rất quan trọng để năm 2050 đạt được mục tiêu Net Zero theo cam kết của Chính phủ Việt Nam.

Thời gian sắp tới, vấn đề của Việt Nam là làm sao có nhân lực, nguồn lực, nền tảng để tiếp thu những công nghệ hiện đại từ đối tác Mỹ. Cần có nghiên cứu phát triển nhiều hơn để làm chủ công nghệ tương lai, năng lượng sạch, bán dẫn...

Tổng hoà khi đánh giá về quan hệ Việt - Mỹ, rõ ràng Việt Nam cần tận dụng cơ hội, nâng cấp quan hệ để có thể trong chuyển thăm lần này của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Việt Nam và Mỹ sẽ là Đối tác chiến lược toàn diện. 

Xin cảm ơn GS!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ