Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu là 'điểm sáng' của kinh tế Đà Nẵng trong quý I

Nhàđầutư
Trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, sản xuất công nghiệp Đà Nẵng trong 3 tháng đầu năm vẫn có những “điểm sáng”. Riêng ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2019.  
NGUYỄN VÂN
09, Tháng 04, 2020 | 18:49

Nhàđầutư
Trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, sản xuất công nghiệp Đà Nẵng trong 3 tháng đầu năm vẫn có những “điểm sáng”. Riêng ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2019.  

Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, tình hình sản xuất kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của dịch bệnh COVID-19. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, hoạt động cầm chừng, hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh.

Thông tin từ Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) Đà Nẵng quý I/2020 giảm 14,95% so với quý IV/2019, tăng 0,73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 13,46%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 0,75%.

Trước những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, sản xuất công nghiệp Đà Nẵng 3 tháng đầu năm có những “điểm sáng” như: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 37,29%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 42,47%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 60,91%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 91,78%.

Tuy nhiên, bên cạnh những con số tăng trưởng trên, nhiều ngành công nghiệp ở Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có những ngành công nghiệp chủ lực của Đà Nẵng, IIP hầu như không tăng hoặc giảm mạnh so với cùng kỳ như may mặc (IIP giảm 36,1% so với cùng kỳ 2019), sản phẩm điện tử (IIP giảm 20,4%), khai khoáng (IIP giảm 13,46%)….

anhcongnghiep

Ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu ở Đà Nẵng tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2019.

Các ngành sản xuất như may mặc, da giày, điện, điện tử, sản xuất và lắp ráp ô tô đang chịu áp lực rất lớn vì hầu hết các nguyên vật liệu, phụ trợ, phụ tùng hay thiết bị đầu vào cho quá trình sản xuất được nhập từ Trung Quốc. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Trung Quốc triển khai kiểm soát chặt biên giới và các dòng lưu thông hàng hóa nên đa số gặp khó khăn ở nguyên liệu đầu vào.

Tại nhiều doanh nghiệp may mặc lớn như Công ty TNHH may mặc Ba Sao, Công ty CP Dệt may 29/3, Tổng công ty Dệt may Hòa Thọ…. phụ thuộc từ 30 – 50% nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Một số doanh nghiệp dệt may đã bị đối tác nước ngoài hủy đơn hàng do không đảm bảo tiến độ giao hàng, không đảm bảo số lượng sản phẩm như Công ty Dacotex, Công ty CP Dệt may Hòa Khánh.

Bên cạnh dệt may, những ngành sản xuất chủ lực khác của Đà Nẵng như sản xuất lắp ráp ô tô (nhà máy TCIE), sản xuất linh kiện điện/ điện tử, sản xuất cao su cũng giảm sút do hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao.

Hiện nay, tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn, phần lớn các doanh nghiệp vẫn đảm bảo việc làm cho công nhân nhưng giảm thời gian làm việc nên sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố quý I/2020 giảm so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang cố gắng cầm cự.

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tiếp tục giảm. Các doanh nghiệp vẫn đảm bảo việc làm cho công nhân nhưng không tăng ca làm việc vì tiêu thụ hàng chậm. Hiện tượng sụt giảm lao động vẫn sẽ còn tiếp diễn bởi các doanh nghiệp đang rất khó khăn đảm bảo việc làm cho người lao động trong các tháng tiếp theo vì thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất.

Cũng theo Cục thống kê, tình hình tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp có xu hướng chậm lại. Tính chung quý I/2020, chỉ số tiêu thụ tăng 3,19% so với cùng kỳ. Chỉ số tồn kho tăng mạnh, đến cuối tháng 3/2020 chỉ số tồn kho tăng đến 40,35% so với cùng kỳ năm trước.

Theo điều tra của Cục Thống kê Đà Nẵng, về xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2020 cho thấy, có tới 57% doanh nghiệp đánh giá gặp nhiều khó khăn hơn so với quý IV/2019. Và có tới 25% doanh nghiệp cho rằng tình hình sẽ tiếp tục khó khăn và khó khăn hơn. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ