Sản xuất, phân phối dược phẩm 'ăn nên làm ra'
Nhu cầu thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, phòng dịch tăng vọt trong đại dịch Covid-19, vì vậy, không khó hiểu khi các doanh nghiệp ngành này ghi nhận đà tăng trưởng tích cực.

Doanh thu các chuỗi nhà thuốc tăng trưởng mạnh
Sáu tháng đầu năm nay, Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT) ghi nhận 9.024 tỷ đồng doanh thu và 76 tỷ đồng lãi trước thuế. Chuỗi nhà thuốc Long Châu ghi nhận 1.336 tỷ đồng doanh thu, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái, đóng góp 15% vào tổng doanh thu của Công ty.
Theo đại diện FPT Retail, trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành phố áp dụng Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16, Chỉ thị 16+, đặc biệt ở khu vực miền Nam và Hà Nội, khoảng 50% cửa hàng FPT Shop bị ảnh hưởng, doanh số quý III/2021 của chuỗi cửa hàng FPT Shop dự kiến sẽ giảm hơn 20% so với quý II. Tuy vậy, chuỗi bán lẻ dược phẩm đang là điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
“Doanh thu của chuỗi nhà thuốc Long Châu dự kiến đóng góp khoảng 15 - 20% vào tổng doanh thu hợp nhất của FRT và kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tương tự như trong quý II/2021. Hiện tại, chuỗi nhà thuốc Long Châu đang có thuận lợi ngắn hạn từ nhu cầu tăng cao đột biến về thuốc trong mùa dịch”, đại diện FRT cho hay.
Hiện tại, với kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm và dự báo quý III sụt giảm nhẹ, FPT Retail vẫn tự tin có thể đạt được kế hoạch kinh doanh năm 2021 nếu tình hình dịch bệnh không diễn biến phức tạp trong quý IV. Bên cạnh trụ đỡ đóng góp vào tăng trưởng lớn về doanh thu cho FRT là mảng laptop thì mảng bán lẻ dược phẩm đang bắt đầu cho trái ngọt.
Năm 2021, FRT đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 16.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng, tăng lần lượt 12% và 320% so với mức thực hiện trong năm 2020. Như vậy, Công ty đã thực hiện 55% chỉ tiêu doanh thu và 63,3% chỉ tiêu lợi nhuận sau nửa chặng đầu của năm.
Triển vọng của chuỗi nhà thuốc Long Châu được Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá cao, dựa trên số liệu tích cực về tăng trưởng doanh số và mở mới cửa hàng, khiến kế hoạch sinh lời rõ ràng hơn. VCSC kỳ vọng, chuỗi nhà thuốc này sẽ có lãi vào cuối năm 2022, sớm hơn so với mục tiêu vào năm 2023 mà FPT Retail từng đặt ra.
Doanh thu tháng 7 của chuỗi nhà thuốc An Khang tăng gấp 7 lần cùng kỳ năm ngoái.
Tương tự, chuỗi nhà thuốc An Khang, công ty liên kết của Công ty cổ phần Thế giới di động đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh về doanh thu. Tính tới cuối tháng 7, hệ thống nhà thuốc này đã đạt con số 118 cửa hàng. Doanh thu tháng 7 tăng gấp 7 lần cùng kỳ năm ngoái, lũy kế 7 tháng đầu năm 2021 bằng xấp xỉ 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Từ năm 2020, Thế giới di động bắt đầu đầu tư vào mảng bán lẻ dược phẩm với chuỗi nhà thuốc An Khang. Việc mở chuỗi bán lẻ dược phẩm, bán lẻ thực phẩm (Bách Hóa Xanh) là hướng đi mới cho bài toán tăng trưởng của Thế giới di động khi mảng bán lẻ thiết bị công nghệ và điện máy dần đi vào bão hòa.
Dù doanh thu tăng trưởng nhanh, nhưng do vẫn trong giai đoạn đầu tư, chuỗi nhà thuốc An Khang chưa đem lại lợi nhuận cho Thế giới di động. Thậm chí, MWG đang phải bù lỗ ở công ty liên kết này với khoản tiền gần 15,7 tỷ đồng tính đến 30/6/2021.
Cụ thể, Công ty cổ phần Thế giới di động đã chi khoản tiền hơn 62 tỷ đồng để đầu tư vào công ty liên kết là Công ty cổ phần Bán lẻ An Khang. Tính đến 30/6/2021, khoản đầu tư này có giá trị còn 46,3 tỷ đồng.
Dược phẩm “ăn nên làm ra”
Các doanh nghiệp dược niêm yết trên thị trường chứng khoán vừa báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm rất tích cực.
Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (mã DHG) báo cáo doanh thu 6 tháng đạt 1.965 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 404 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,1% và 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lãnh đạo Dược Hậu Giang cho biết, đà tăng trưởng này là nhờ Công ty tập trung sản xuất - kinh doanh các sản phẩm chủ lực của Công ty và bán các sản phẩm cần thiết để bảo vệ sức khoẻ trong mùa dịch Covid-19. Đồng thời, Công ty tiết giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Traphaco (mã TRA) ghi nhận doanh thu 1.021 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, tăng trưởng 20,4% về doanh thu và 38,4% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.
6 tháng đầu năm, Traphaco đạt lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Traphaco cho biết, chính sách bán hàng tốt và hệ thống phân phối đã phát huy thế mạnh trong thời dịch bệnh, giúp Công ty tăng trưởng tích cực.
Ngoài ra, Công ty cũng tập trung quản trị tốt các khoản chi phí hoạt động trong 6 tháng qua. Trong cơ cấu sản phẩm của Công ty, có dòng sản phẩm nước súc miệng và dung dịch rửa tay sát khuẩn, những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ đột biến trong mùa dịch.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 - Pharbaco (mã PBC) ghi nhận doanh thu thuần tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 476 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2,6 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (mã IMP) và Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 (mã DP1) đều báo lãi tăng nhẹ so với cùng kỳ, lần lượt đạt 91,2 tỷ đồng và 21,1 tỷ đồng.
Trong bối cảnh dịch bệnh, nhu cầu thuốc và các sản phẩm nâng cao sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh tăng cao, giúp các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh dược phẩm nằm trong nhóm ít ngành được hưởng lợi. Về dài hạn, Cục Quản lý Dược Việt Nam nhận định, ngành dược sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số trong 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2021.
Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi. Dân số đang bước vào giai đoạn già hoá với tốc độ già hoá dân số nhanh nhất từ trước đến nay, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017 dự kiến đạt 21% vào năm 2050 đồng nghĩa nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tăng lên.
Đặc biệt, mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên do thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện, trong khi môi trường sống ngày càng có nguy cơ ô nhiễm cao làm gia tăng ngày càng nhiều loại bệnh tật… là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành dược.
Theo Fitch Solutions, trong năm 2021, ngành dược phẩm Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng chung 8,7%. Ngành dược dự báo khó tăng đột phá trong năm nay vì nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu, trong đó chủ yếu nhập từ thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Đại dịch Covid-19 diễn ra biến phức tạp tại Ấn Độ, khiến các doanh nghiệp gặp nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu.
(Theo Đầu tư chứng khoán)
- Cùng chuyên mục
Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’
Trong bối cảnh ngành du lịch khởi sắc sau dịch, Vietravel ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh 3 năm qua, song lợi nhuận ngày càng giảm, biên lợi nhuận chỉ khoảng 0,5%.
Tài chính - 11/05/2025 08:40
Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?
Hệ thống ngân hàng có vai trò lớn trong giúp khối kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng nhất theo Nghị quyết 68. ACB đã tiên phong tung gói vay ưu đãi lãi suất thấp hơn 2% lãi thông thường.
Tài chính - 11/05/2025 07:50
Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty
Chủ tịch Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho rằng dù vốn điều lệ tăng gấp mấy trăm lần kể từ khi thành lập nhưng giá cổ phiếu lại giảm. Điều này phản ánh đúng giá trị thực tại của công ty.
Tài chính - 10/05/2025 16:24
Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%
Viconship có kế hoạch chia cổ tức và thưởng cổ phiếu 2024 tỷ lệ lên đến 30%, cao nhất tính từ 2018. Trong đó, công ty trả tiền mặt 5% và cổ phiếu 25%.
Tài chính - 10/05/2025 13:07
HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?
HAGL đã bỏ lỡ sóng tăng ngành chăn nuôi heo suốt từ năm 2024 đến quý I năm nay vì dừng nuôi khi giá xuống thấp. Doanh nghiệp cho biết đã tái đàn trở lại.
Tài chính - 10/05/2025 08:10
Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025
Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.
Tài chính - 09/05/2025 16:20
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.
Tài chính - 09/05/2025 13:46
Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ
Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.
Tài chính - 09/05/2025 11:08
Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn
Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.
Tài chính - 09/05/2025 06:45
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc
Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Tài chính - 08/05/2025 18:40
Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm
Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.
Tài chính - 08/05/2025 17:12
Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp
Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.
Tài chính - 08/05/2025 16:20
CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016
Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.
Tài chính - 08/05/2025 13:50
Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?
Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.
Tài chính - 08/05/2025 08:35
Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ
Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.
Tài chính - 07/05/2025 17:22
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.
Tài chính - 07/05/2025 11:39
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago