Quỹ Nhật chỉ ra đặc điểm của startup được ‘săn đón’ dù kinh tế khó khăn

Nhàđầutư
"Chúng tôi mong muốn có thể đầu tư vào startup có khả năng mở rộng và các nhà sáng lập có tầm nhìn dài hạn", bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc quốc gia của Genesia Ventures tại Việt Nam chia sẻ.
LAN ĐỖ
17, Tháng 08, 2023 | 09:45

Nhàđầutư
"Chúng tôi mong muốn có thể đầu tư vào startup có khả năng mở rộng và các nhà sáng lập có tầm nhìn dài hạn", bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc quốc gia của Genesia Ventures tại Việt Nam chia sẻ.

Quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản, Genesia Ventures, đã rót vốn vào nhiều startup tại Việt Nam, trong đó có M Village (startup về dịch vụ lưu trú), Vietcetera (nền tảng truyền thông) và Fundiin chuyên về công nghệ cung cấp giải pháp mua trước trả sau.
Bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc quốc gia của Genesia Ventures tại Việt Nam, vừa có cuộc trò chuyện với Nhadautu.vn về câu chuyện liên quan đến startup, đầu tư tại Việt Nam.

087B3DE2-00BD-4410-BA9B-11B272CD26E7

Bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc quốc gia của Genesia Ventures tại Việt Nam. Ảnh: Genisia

Là lãnh đạo một quỹ đầu tư tại Việt Nam, bà đánh giá thế nào về môi trường đầu tư startup của Việt Nam?

Bà Hoàng Thị Kim Dung: Tôi nhìn thấy sự trưởng thành của hệ sinh thái Việt Nam rõ rệt trong những năm vừa qua. Thực tế, dòng tiền đầu tư sẽ luôn được đổ vào hệ sinh thái, nơi mà các nhà đầu tư có niềm tin rằng có nhiều startup tiềm năng phát triển.

Trong một hệ sinh thái dồi dào nguồn vốn và nguồn lực tham gia hỗ trợ, startup có nhiều lựa chọn và đòn bẩy để phát triển tốt hơn. Đây là bài toán con gà - quả trứng. Tức là khi có nhiều startup tiềm năng hơn, các nhà đầu tư sẽ tới nhiều hơn với dòng vốn dồi dào hơn, từ đó ra tăng sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư để chọn được những startup tiềm năng nhất. Trong khi đó, các nhà sáng lập startup cũng có nhiều lợi thế đàm phán và nhiều sự lựa chọn tốt hơn.

Tôi tin rằng hệ sinh thái startup Việt Nam đang từng bước giải được bài toán con gà - quả trứng này. Nhưng vẫn còn nhiều việc chúng ta cần làm tiếp theo để đưa hệ sinh thái startup Việt Nam có thể phát triển vượt bậc và bền vững hơn nữa.

Bà nhìn nhận thế nào về tình hình đầu tư chung tại Việt Nam trong những tháng vừa qua và bức tranh những tháng cuối năm?

Bà Hoàng Thị Kim Dung: Trong tình hình kinh tế có nhiều khó khăn chung như hiện nay, nhìn chung là tổng cầu giảm, khiến startup có thể sẽ khó đạt được các chỉ tiêu kinh doanh, hoặc cần nhiều thời gian và nguồn lực hơn.

Với những ngành thiết yếu như ăn uống, y tế và giáo dục có thể sẽ ít bị ảnh hưởng hơn so với những ngành khác. Các startup trong mảng này, nếu có sản phẩm thực sự phù hợp, vẫn thuyết phục được khách hàng sử dụng bằng giá trị, thì vẫn có cơ hội phát triển. Các startup này có thể vẫn tạo ra doanh thu và lợi nhuận, có thể không quá bứt phá như trước, nhưng có thể tồn tại và phát triển bằng nội lực trước mắt.

Các mảng chưa thực sự quá thiết yếu trong giai đoạn hiện nay như giải trí, du lịch, thời trang, đầu tư, thanh toán, tài chính thì sẽ khó khăn hơn. Cụ thể, các startup sẽ cần nhiều nguồn lực để thu hút khách hàng trong khi túi tiền của họ đang giảm trong nền kinh tế khó khăn của hiện tại. Do đó, việc họ có thể có được lợi nhuận để tự lực phát triển lúc này, cũng như có thể đạt được kết quả đủ thuyết phục các nhà đầu tư, để tiếp tục vòng gọi vốn tiếp theo lại càng khó hơn nữa. Cũng vì lý do này, các nhà đầu tư sẽ dè dặt để xuống tiền hơn.

Bên cạnh đó, những mô hình kinh doanh có đặc điểm ngốn nhiều vốn ban đầu  thì sẽ khó thuyết phục được nhà đầu tư hơn. Ví dụ như, những mô hình phải đầu tư có sở vật chất ban đầu, phải bỏ nhiều tiền thu hút người dùng. Điểm chung của những mô hình kinh doanh này là "tiền ra như nước sông Đà, tiền vào nhỏ giọt (hoặc không có) như cà phê phin".

Trong bối cảnh chi phí vốn cao và khó tiếp cận, các startup luôn trong trạng thái khát vốn nhưng không có vốn bên ngoài thì coi như là huyệt tử. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tập trung tìm kiếm cơ hội ở các mô hình kinh doanh có thể tạo ra dòng tiền bền vững hơn.

Tôi cũng tin rằng, khẩu vị đầu tư đầu tư này vẫn sẽ tiếp tục là xu hướng đầu tư xuyên suốt trong năm 2023 và có thể là tới cả năm 2024, trước khi thị trường thực sự khởi sắc lại với thanh khoản dòng tiền tốt hơn.

Genesia thường chọn những startup như thế nào để "chọn mặt gửi vàng"?

Bà Hoàng Thị Kim Dung: Chúng tôi mong muốn có thể đầu tư vào startup có khả năng mở rộng và các nhà sáng lập từ những ngày đầu tiên đã có tầm nhìn lớn thiết kế công ty trở thành một doanh nghiệp lớn trong một thập kỷ tới. Đồng thời chúng tôi muốn tìm kiếm những startup có thể phát triển nguồn cung sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng ra tăng của thị trường, mang sản phẩm tới khách hàng mục tiêu theo cấp số nhân với chi phí cận biên giảm dần.

Ở các startup này, doanh thu liên tục gia tăng khi startup mở rộng hoạt động kinh doanh, mà không gia tăng thêm quá nhiều nguồn lực. Chi phí sản xuất và vận hành trên từng đơn vị sản phẩm liên tục được tối ưu. Điều này sẽ cho phép các công ty mở rộng quy mô nhanh hơn, hiệu quả hơn trong khi vẫn đảm bảo phát triển lợi nhuận bền vững. Các nhà sáng lập của những startup này, từ những ngày đầu tiên luôn có một tư duy sắc sảo và tầm nhìn rõ ràng về định hướng phát triển mở rộng startup theo từng giai đoạn của mình.

Từ đây, các nhà sáng lập có thể sáng suốt chọn ra nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm phù hợp thực sự có thể đồng hành trong mỗi giai đoạn, để hiện thực hoá tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh.

Theo bà, các khoản đầu tư của Genesia tại Việt Nam có đúng mục tiêu và kỳ vọng không?

Bà Hoàng Thị Kim Dung: Chúng tôi là quỹ đầu tư vào startup ở giai đoạn sớm, cần nhiều năm đồng hành phát triển cùng startup để đi được tới mục tiêu.

Chúng tôi tin tưởng vào những nhà sáng lập chúng tôi lựa chọn đồng hành, ở tinh thần chiến đấu, năng lực và bản lĩnh để có thể vượt qua mọi thách thức để phát triển theo kỳ vọng. Chúng tôi luôn giữ vững tinh thần chiến đấu hết mình hỗ trợ startup phát triển, còn kết quả thì hãy để thời gian trả lời nhé!

Theo bà, làm thế nào để Việt Nam thu hút được nhiều quỹ đầu tư hơn, trong đó có các quỹ đến từ Nhật Bản?

Bà Hoàng Thị Kim Dung: Tôi tin rằng để hệ sinh thái Việt Nam thu hút được nhiều quỹ đầu tư hơn nữa, trong đó có các quỹ đến từ Nhật Bản, Việt Nam cần nhiều startup có thể thoái vốn thành công. Đây là điều hệ sinh thái chúng ta đang thiếu.

Chúng ta rất cần những startup có thể phát triển với mô hình kinh doanh tạo ra lợi nhuận bền vững hơn và lộ trình thoái vốn rõ ràng hơn so với hiện nay. Điều này rất quan trọng để giúp các nhà đầu tư có thêm niềm tin rằng hệ sinh thái startup Việt Nam tiềm năng thực sự, đồng thời để các thế hệ các nhà sáng lập tiếptheo có đủ niềm tin rằng có cơ hội thành công nếu họ khởi nghiệp.

Nếu không có các trường hợp thoái vốn thành công, tôi e rằng chúng ta sẽ mãi tắc ở bài toán con gà - quả trứng. Cụ thể, nếu không có những tấm gương thành công thực sự với khởi nghiệp, sẽ không có nhân tài dám dấn thân với khởi nghiệp và không có những startup chất lượng với tiềm năng phát triển lớn. Từ đó, kết quả là sẽ không có niềm tin và dòng vốn đổvào từ các nhà đầu tư. Tiếp tục, nó sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn, bế tắc không thoát ra được.

Xin cảm ơn bà!

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ