Quỹ Nhà ở quốc gia giúp người lao động hiện thực hóa giấc mơ an cư

VŨ PHẠM
14:08 31/03/2025

Quỹ nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, để phát triển và đảm bảo hiệu quả lâu dài của mô hình này, cần có nghiên cứu thực tiễn, phù hợp với đặc thù của thị trường cũng như nguồn lực tài chính.

Như Nhadautu.vn đã đề cập, giá nhà ở tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM liên tục tăng nóng, khiến giấc mơ an cư của người trẻ và người lao động vô cùng khó khăn.

Tại Hà Nội, năm 2024, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 40-50% so với năm 2023, cục bộ tại một số dự án, khu vực có mức giá tăng cao hơn. Giá chào bán sơ cấp đạt 75 triệu đồng/m2, tăng 9% theo quý và 29% theo năm. Tương tự, tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 20-30% so với năm 2023. Giá trung bình căn hộ đạt 91 triệu đồng/m2, tăng 33% theo năm.

Trước tình trạng này, hồi đầu tháng 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu thành lập Quỹ nhà ở quốc gia để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn, nhà ở xã hội, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi.

Giá nhà ở tại đô thị lớn như TP.HCM tăng cao khiến người lao động khó tiếp cận. Ảnh: VP

Bình luận về vấn đề nêu trên, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận nghiên cứu & tư vấn Savills Hà Nội cho biết, việc nghiên cứu và triển khai mô hình Quỹ nhà ở quốc gia tại Việt Nam là cần thiết, trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, giá bất động sản không ngừng tăng cao, thu nhập trung bình của người dân tại các thành phố vẫn còn thấp, nhu cầu về nhà ở ngày càng lớn.

Do đó, Quỹ nhà ở quốc gia có thể là giải pháp tạo điều kiện để người dân tiếp cận nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội, gia tăng khả năng tiếp sở hữu nhà của người lao động. Đồng thời, nguồn cung nhà ở giá rẻ sẽ được duy trì ổn định, đảm bảo cân bằng về nguồn cung, từ đó tạo ra sự cân bằng cung - cầu cho thị trường bất động sản.

Bà Hằng cho rằng, mô hình Quỹ nhà ở quốc gia không chỉ đóng vai trò lớn trong việc giải quyết vấn đề an cư, giải quyết nhu cầu nhà ở và ổn định cuộc sống cho người lao động thu nhập trung bình thấp, mà còn thúc đẩy thị trường phát triển theo hướng bền vững hơn.

Nếu Quỹ nhà ở quốc gia được thông qua và triển khai, để phát huy hiệu quả, cần xác định mục tiêu rõ ràng, đa dạng hóa nguồn vốn và tăng cường quản lý minh bạch.

Trong đó, quỹ cần tập trung hỗ trợ tài chính cho người dân có nhu cầu mua hoặc thuê nhà với mức giá phù hợp. Trên thực tế, nhiều người lao động có thu nhập trung bình thấp không đáp ứng đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội nhưng cũng không đủ khả năng tài chính để sở hữu nhà ở thương mại, đặc biệt tại các đô thị lớn.

Bà Hằng dẫn chứng, kinh nghiệm từ các quốc gia như Singapore và Trung Quốc cho thấy, Quỹ nhà ở quốc gia có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền có nhà ở cho người lao động. Vì vậy, cần có cơ chế đánh giá mức độ đóng góp và khả năng chi trả của các nhóm đối tượng để đảm bảo tính công bằng và đúng mục tiêu.

Bên cạnh nguồn đóng góp từ người lao động, doanh nghiệp và ngân sách nhà nước, để Quỹ nhà ở quốc gia hoạt động bền vững, cần khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp bất động sản. Đổi lại, nhà nước có thể áp dụng các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính… nhằm thu hút đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội.

Đồng thời, để Quỹ nhà ở quốc gia vận hành hiệu quả, cần có cơ chế quản lý chặt chẽ và minh bạch nhằm tránh thất thoát, tham nhũng và đảm bảo sử dụng đúng mục đích.

Một số giải pháp có thể áp dụng như: Ban hành quy định cụ thể về cách thức huy động, quản lý và phân bổ quỹ; Quy định tiêu chuẩn nhà ở nhằm tránh tình trạng xây dựng kém chất lượng; Đặt ra các điều kiện ràng buộc để ngăn chặn đầu cơ, sử dụng sai mục đích; Xây dựng cổng thông tin điện tử công khai về các khoản thu - chi, danh sách thụ hưởng, tiến độ dự án; Thiết lập cơ chế giám sát độc lập, cho phép người dân cũng như các tổ chức xã hội theo dõi hoạt động của quỹ…

Xây dựng Quỹ nhà ở quốc gia cần tính đến nhiều yếu tố, tránh lãng phí nguồn lực

Trong khi đó, bà Giang Huỳnh, Giám đốc Bộ phận nghiên Cứu & S22M Savills TP.HCM chia sẻ, tại nhiều quốc gia châu Âu (Pháp, Đức, Thụy Điển) và châu Á như Hàn Quốc, Singapore hay Trung Quốc, mô hình Quỹ nhà ở được vận hành từ nhiều thập kỷ nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận nhà ở hiệu quả.

Một số điểm chung của các mô hình này là khung pháp lý rõ ràng, huy động vốn đa dạng, quy hoạch quỹ đất và hạ tầng đồng bộ, quản trị minh bạch, giám sát chặt chẽ và sự phối hợp đồng bộ từ mọi nguồn lực.

Về khung pháp lý, các quốc gia áp dụng mô hình này thành công đều có luật, quy định riêng cho hoạt động của quỹ hoặc cơ quan phát triển nhà ở, giúp tạo môi trường minh bạch và ổn định.

Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa kênh huy động vốn cũng được triển khai tích cực thông qua tận dụng nhiều kênh (ngân sách nhà nước, phát hành trái phiếu, đóng góp của khu vực tư nhân, tổ chức quốc tế, quỹ hưu trí…) để đảm bảo dòng vốn bền vững. Thêm vào đó, việc quy hoạch quỹ đất và hạ tầng đồng bộ, đi kèm với hệ thống quản trị minh bạch, giám sát chặt chẽ.

Đồng thời, các mô hình thành công đều có sự bảo lãnh của Chính phủ, cơ chế tài chính ổn định, quản lý minh bạch, quy hoạch đất đai đồng bộ và phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân. Trong một số mô hình, người mua đóng góp một khoản tiền cố định vào quỹ, đi kèm với các yêu cầu ràng buộc nhất định, nhằm tiếp cận các chính sách vay mua nhà ưu đãi.

Vị chuyên gia nhận định, việc xây dựng một mô hình lớn như Quỹ nhà ở quốc gia cần tính đến rất nhiều yếu tố để khi triển khai không gặp sự vướng mắc và lãng phí. Các yếu tố về khung pháp lý, cấu trúc quản lý, nguồn vốn, cơ chế hỗ trợ tài chính, phối hợp công tư, cơ chế giám sát… đều là những vấn đề lớn cần được xây dựng rõ ràng.

Khi triển khai xây dựng mô hình nên học theo các quốc gia đã triển khai thành công và có những điểm tương đồng trong thể chế, chính sách và điều kiện thị trường tương tự Việt Nam.

  • Cùng chuyên mục
Những cơ hội mới tại thị trường bất động sản dưới góc nhìn nhà đầu tư ngoại

Những cơ hội mới tại thị trường bất động sản dưới góc nhìn nhà đầu tư ngoại

Sự xuất hiện của luật tài sản số và các công cụ tài chính mới đang mở ra cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường bất động sản Việt Nam.

Đầu tư - 31/03/2025 14:07

Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam

Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu vốn, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Nhưng ngay cả Tesla của Elon Musk hay "ông lớn" Amazon nếu khởi nghiệp ở Việt Nam cũng khó có cơ hội niêm yết, kêu gọi vốn.

Công nghệ - 31/03/2025 11:53

Quản trị rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân: Hai 'vũ khí' đắc lực là đa dạng hoá và DCA

Quản trị rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân: Hai 'vũ khí' đắc lực là đa dạng hoá và DCA

Sự kết hợp giữa Đa dạng hóa danh mục và Đầu tư DCA không xung đột mà còn bổ trợ mạnh mẽ cho nhau. Một danh mục được phân bổ khoa học khi đi kèm cách mua định kỳ (DCA) sẽ giúp nhà đầu tư “tránh vỏ dưa mà vẫn không gặp vỏ dừa”.

Đầu tư - 31/03/2025 07:00

Quảng Bình giảm 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

Quảng Bình giảm 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

Các thủ tục hành chính không cần thiết cho doanh nghiệp sẽ được tỉnh Quảng Bình cắt giảm, ước tính khoảng 30% các thủ tục, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng.

Đầu tư - 30/03/2025 17:24

Quảng Nam đề xuất đầu tư khu đô thị mới rộng 15.000ha

Quảng Nam đề xuất đầu tư khu đô thị mới rộng 15.000ha

Tỉnh Quảng Nam đề nghị Trung ương thống nhất chủ trương cho đầu tư một khu đô thị mới thông minh, hiện đại với tổng diện tích đô thị khoảng 15.000ha, thuộc vùng Đông huyện Duy Xuyên và huyện Thăng Bình, là đô thị trọng điểm của khu vực.

Đầu tư - 30/03/2025 10:17

Đâu là cổ phiếu bị quỹ đầu tư bán ròng nhiều nhất trong tháng 2?

Đâu là cổ phiếu bị quỹ đầu tư bán ròng nhiều nhất trong tháng 2?

Theo thống kê từ FiinGroup, FPT là cổ phiếu có số lượng quỹ bán ròng nhiều nhất (22 quỹ), phần lớn từ các quỹ mở. Động thái này diễn ra trong bối cảnh thị giá FPT có dấu hiệu tạo đỉnh kể từ cuối tháng 1 và liên tục gặp áp lực bán.

Đầu tư - 30/03/2025 08:21

Thị trường bất động sản đã thực sự phục hồi chưa?

Thị trường bất động sản đã thực sự phục hồi chưa?

Thị trường bất động sản chỉ thực sự phục hồi khi các ngân hàng tăng trưởng tín dụng cho khách hàng vay mua nhà. Một khi cá nhân chưa mặn mà với việc mua nhà thì thị trường vẫn phải quyết liệt tái cấu trúc.

Đầu tư - 30/03/2025 06:30

Bình Định 'chốt' tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội

Bình Định 'chốt' tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội

Bình Định yêu cầu trong năm 2025, loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn phải hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, thủ tục để tổ chức khởi công; cùng với đó, phải hoàn thành, đưa các công trình vào sử dụng.

Đầu tư - 29/03/2025 21:47

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng nối quận 1 với Thủ Thiêm

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng nối quận 1 với Thủ Thiêm

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn kết nối quận 1 với Thủ Thiêm dài 720m, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, chính thức khởi công sáng 29/3.

Đầu tư - 29/03/2025 14:50

Bóng dáng Capella tại dự án Logistics hơn 1.500 tỷ ở Huế

Bóng dáng Capella tại dự án Logistics hơn 1.500 tỷ ở Huế

CTCP Tập đoàn LEC vừa khởi công dự án Trung tâm Logistics Chân Mây với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành trung tâm logistics trọng điểm khu vực miền Trung và cả nước.

Đầu tư - 29/03/2025 12:19

Đề xuất hơn 43.500 tỷ đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Đề xuất hơn 43.500 tỷ đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có tổng chiều dài xấp xỉ 125km (đi qua địa bàn hai tỉnh Bình Định và Gia Lai) với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 43.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 29/03/2025 12:19

Sau tổ hợp 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên, Tập đoàn Trump xem xét đầu tư thêm dự án gần TP.HCM

Sau tổ hợp 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên, Tập đoàn Trump xem xét đầu tư thêm dự án gần TP.HCM

Liên danh giữa Trump Organization và đối tác ở Việt Nam đã lên danh sách rút gọn các địa điểm để triển khai một dự án sân golf hoặc khách sạn gần Thành phố Hồ Chí Minh.

Đầu tư - 29/03/2025 06:45

'Ông trùm' cảng biển 'bắt tay' với cảng Phước An

'Ông trùm' cảng biển 'bắt tay' với cảng Phước An

Việc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) thực hiện khai thác tàu tại cảng Phước An (PAP) - một cảng ngoài hệ thống là chưa từng có trong tiền lệ. Hai bên sẽ tận dụng lợi thế của nhau để mở rộng hệ sinh thái trong ngành, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và kết nối toàn diện trong lĩnh vực logistics.

Đầu tư - 29/03/2025 06:45

Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án điện gió 2.100 tỷ đồng

Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án điện gió 2.100 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng tổng thể của dự án Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hóa 1, hoàn thành trong tháng 4/2025.

Đầu tư - 29/03/2025 06:30

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Công nghệ - 28/03/2025 16:44

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Công nghệ - 28/03/2025 16:06