Quỹ Hỗ trợ đầu tư: Cú huých mạnh mẽ để hút 'đại bàng' công nghệ

THANH THANH
10:39 14/01/2025

Quỹ Hỗ trợ đầu tư nếu được triển khai hiệu quả sẽ không chỉ là cú huých mạnh mẽ để Việt Nam thu hút các dự án công nghệ cao mà còn góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững, sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Ông Trần Anh Sơn, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế và Pháp lý, Nhóm Tư vấn ưu đãi đầu tư và đổi mới toàn cầu, Deloitte Việt Nam.

Ngày 31/12/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị định 182/2024/NĐ-CP (Nghị định 182) về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư. Đây là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Xung quanh nội dung này, ông Trần Anh Sơn, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế & Pháp lý, Nhóm Tư vấn Ưu đãi đầu tư và đổi mới toàn cầu, Deloitte Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo chí.

Ông có thể khái quát điều kiện để nhận hỗ trợ và hình thức hỗ trợ theo Nghị định 182?

Ông Trần Anh Sơn: Việc ban hành Nghị định 182 được coi là sáng kiến chiến lược, nhấn mạnh cam kết của Chính phủ trong việc thúc đẩy chủ trương đầu tư thực chất, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, nâng cao đổi mới sáng tạo, đồng thời đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ tiên tiến, đi vào danh sách những quốc gia ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp "đại bàng".

Nghị định 182 thiết lập hai loại hình hỗ trợ chính từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư, bao gồm hỗ trợ chi phí hàng năm và hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu. Mỗi loại hình này có các đối tượng và điều kiện áp dụng riêng, phù hợp với mục tiêu phát triển cụ thể của từng ngành và từng loại hình doanh nghiệp.

Khoản hỗ trợ chi phí hàng năm áp dụng cho bốn nhóm đối tượng: Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).

Với ba nhóm đầu tiên, các dự án thông thường phải đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng và doanh thu hàng năm từ 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các dự án đặc thù như đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chip, mạch tích hợp bán dẫn, trung tâm dữ liệu AI chỉ cần mức vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng và doanh thu hàng năm đạt 10.000 tỷ đồng. Một số trường hợp đặc biệt không yêu cầu đáp ứng tiêu chí vốn đầu tư hoặc doanh thu, nhằm khuyến khích các dự án mang tính đột phá hoặc có tác động lớn đến hệ sinh thái kinh tế.

Với nhóm doanh nghiệp đầu tư trung tâm R&D, yêu cầu vốn đầu tư tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, trong đó ít nhất 1.000 tỷ đồng phải được giải ngân trong vòng ba năm. Đây là một điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo tính khả thi và sự nhanh chóng trong việc triển khai dự án.

Đối tượng hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Ảnh: VJST

Nghị định cũng quy định cụ thể về mức hỗ trợ theo tỷ lệ % đối với từng loại chi phí, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ danh mục chi phí được hỗ trợ để xác định mức độ phù hợp với tình hình thực tế. Danh mục này bao gồm các khoản chi phí như R&D đào tạo nhân lực, đầu tư tài sản cố định, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đầu tư công trình hạ tầng xã hội.

Riêng khoản hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu chủ yếu dành cho các doanh nghiệp có trung tâm R&D trong các lĩnh vực chiến lược như công nghiệp bán dẫn, AI. Các điều kiện kèm theo bao gồm không có nợ thuế hoặc nợ ngân sách nhà nước quá hạn tại thời điểm nộp hồ sơ cũng như chứng minh được tác động tích cực của dự án đối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Như vậy, thông qua Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Việt Nam đã mở rộng hệ thống ưu đãi, cụ thể là ưu đãi dựa trên chi phí (cost-based incentives) bên cạnh các chính sách ưu đãi truyền thống dựa trên lợi nhuận (profit-based incentives). Đây là sự thay đổi cần thiết nhằm mang lại sự linh hoạt, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả trong việc hỗ trợ các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trọng điểm.

Cụ thể, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gì, thưa ông?

Ông Trần Anh Sơn: Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại một loạt lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự kiến đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao. Điều quan trọng là phần hỗ trợ mà doanh nghiệp nhận được sẽ không bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đầu tiên, các doanh nghiệp có thể giảm bớt áp lực tài chính thông qua các hỗ trợ tỷ lệ cụ thể đối với chi phí hàng năm hoặc đầu tư ban đầu. Chẳng hạn, chi phí đào tạo và phát triển nhân lực có thể được hỗ trợ đến 50%, chi phí R&D lên đến 30%. Chi phí đầu tư tài sản cố định và sản xuất sản phẩm công nghệ cao cũng được hỗ trợ với mức tối đa lần lượt là 10% và 1%, trong khi các dự án đặc thù như bán dẫn hay AI có thể được hỗ trợ đến 3%. Các chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội được hỗ trợ tối đa 25%. Đối với hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu, mức hỗ trợ có thể đạt tối đa 50%. Điều này giúp các doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào việc mở rộng quy mô sản xuất, nghiên cứu công nghệ mới và tăng cường năng lực cạnh tranh.

Thứ hai, chính sách hỗ trợ này tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn và AI. Các hỗ trợ về chi phí R&D và đào tạo nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp tăng tốc độ triển khai dự án và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Thứ ba, doanh nghiệp đầu tư vào trung tâm R&D được tạo điều kiện để xây dựng năng lực nghiên cứu nội tại, qua đó nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ tư, sự hỗ trợ từ Quỹ không chỉ cải thiện hiệu quả kinh doanh mà còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt đối tác và khách hàng, tạo nền tảng thu hút thêm vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước.

Cuối cùng, các daonh nghiệp tham gia chính sách này còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam, từ đó tạo nên một môi trường đầu tư và kinh doanh ổn định, lâu dài.

Vậy ông có lời khuyên nào cho DN để có thể được nhận hỗ trợ từ Quỹ này, thưa ông?

Ông Trần Anh Sơn: Việc tiếp cận hỗ trợ từ Quỹ không chỉ đơn thuần là nộp hồ sơ mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có chiến lược dài hạn.

Đầu tiên, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nội dung Nghị định 182 để hiểu rõ các quy định, điều kiện và danh mục chi phí được hỗ trợ. Điều này giúp doanh nghiệp xác định mức độ phù hợp của dự án với tiêu chí đã ban hành, tránh sai sót và tối ưu hóa khả năng tiếp cận hỗ trợ.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần rà soát kế hoạch đầu tư, từ quy mô vốn, doanh thu dự kiến đến các khoản chi phí liên quan. Đối với dự án đang triển khai, cần đối chiếu với tiêu chí trong Nghị định để đánh giá khả năng đáp ứng. Với dự án mới, doanh nghiệp nên lập kế hoạch đầu tư ngay từ đầu để phù hợp với yêu cầu hỗ trợ, đặc biệt là các tiêu chí quan trọng như vốn đầu tư tối thiểu và thời gian giải ngân.

Riêng khoản Hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu chủ yếu dành cho các doanh nghiệp có trung tâm R&D trong các lĩnh vực chiến lược như công nghiệp bán dẫn, AI. Ảnh: ITN

Hồ sơ xin hỗ trợ cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo tính minh bạch, chính xác. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao cần xin cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao hoặc chứng nhận hoạt động công nghệ cao. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính, hồ sơ chứng minh chi phí và các tài liệu pháp lý khác cũng cần được chuẩn bị đầy đủ theo quy định.

Cuối cùng, doanh nghiệp nên cân nhắc tham vấn các chuyên gia tư vấn chính sách đầu tư và thuế để đảm bảo hồ sơ và kế hoạch đáp ứng đúng yêu cầu. Điều này đặc biệt quan trọng với các dự án lớn hoặc phức tạp.

Nghị định 182 và Quỹ Hỗ trợ đầu tư không chỉ là một công cụ chính sách để thu hút đầu tư mà còn là nền tảng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực chiến lược, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chiến lược hợp lý và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa những cơ hội từ chính sách này để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quỹ Hỗ trợ đầu tư, nếu được triển khai hiệu quả, sẽ không chỉ là cú hích mạnh mẽ để Việt Nam thu hút các dự án công nghệ cao mà còn góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững, sáng tạo và hội nhập quốc tế. Chính sách này khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, bất kể trong nước hay quốc tế, cùng chung tay phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực.

Xin trân trọng cám ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Amkor Technology Việt Nam đạt doanh thu gần 340 tỷ, xuất khẩu toàn bộ sản phẩm năm 2024

Amkor Technology Việt Nam đạt doanh thu gần 340 tỷ, xuất khẩu toàn bộ sản phẩm năm 2024

Amkor Technology Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu và thiết bị bán dẫn với công suất 3.600 triệu sản phẩm/năm.

Đầu tư - 14/01/2025 10:12

Công ty Hoàng Tiên thực hiện khu dân cư 170 tỷ ở Quảng Nam

Công ty Hoàng Tiên thực hiện khu dân cư 170 tỷ ở Quảng Nam

Công ty TNHH Hoàng Tiên vừa được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu dân cư Trà Đóa 1 (huyện Thăng Bình), với tổng mức đầu tư 170 tỷ đồng.

Đầu tư - 14/01/2025 10:06

Nghệ An tận dụng cơ hội để bứt phát trong thu hút đầu tư

Nghệ An tận dụng cơ hội để bứt phát trong thu hút đầu tư

Năm 2025, HĐND tỉnh Nghệ An đã giao chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,5-10,5%, thu ngân sách 17.726 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4,5 tỷ USD.

Đầu tư - 14/01/2025 08:56

Công ty Blueberry Energy của Đức muốn phát triển điện mặt trời ở Việt Nam

Công ty Blueberry Energy của Đức muốn phát triển điện mặt trời ở Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long khẳng định thời điểm hiện nay là cơ hội thuận lợi để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Đầu tư - 14/01/2025 06:48

Dự báo các phân khúc bất động sản 2025

Dự báo các phân khúc bất động sản 2025

Năm 2025 được kỳ vọng là năm phục hồi của thị trường bất động sản với nguồn cung tăng ở hầu hết các phân khúc và khu vực nhờ động lực từ chính sách pháp lý, hạ tầng giao thông.

Đầu tư - 13/01/2025 14:29

Đầu tư 'lướt sóng' nhà đất tăng trở lại, làm sao để tránh bẫy FOMO

Đầu tư 'lướt sóng' nhà đất tăng trở lại, làm sao để tránh bẫy FOMO

Theo các chuyên gia BĐS, xu hướng mua nhà đất "lướt sóng" để kiếm lời đang tăng trở lại và tâm lý FOMO khiến không ít người lao vào đầu cơ BĐS kiếm lời nhanh.

Bất động sản - 13/01/2025 13:22

Chuyên gia UOB: Việt Nam nên chú trọng vào lợi thế riêng biệt để thu hút FDI

Chuyên gia UOB: Việt Nam nên chú trọng vào lợi thế riêng biệt để thu hút FDI

Chuyên gia UOB gợi ý, Chính phủ cần phải đầu tư vào "phần cứng" như cơ sở hạ tầng, và "phần mềm" như số hóa và các lĩnh vực khác mà Chính phủ cần đóng vai trò dẫn dắt.

Đầu tư - 13/01/2025 10:57

Thị trường giảm mạnh, điểm tên một số cổ phiếu tiềm năng

Thị trường giảm mạnh, điểm tên một số cổ phiếu tiềm năng

Trong thời điểm hiện tại, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý để phòng ngừa rủi ro hoặc chọn lọc giải ngân các mã cổ phiếu đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt.

Đầu tư thông minh - 13/01/2025 09:57

Giao dịch quỹ đầu tư tuần 6-10/1: Quỹ liên quan ‘cựu’ sếp Ocean Bank liên tục mua HAH

Giao dịch quỹ đầu tư tuần 6-10/1: Quỹ liên quan ‘cựu’ sếp Ocean Bank liên tục mua HAH

Nhiều quỹ đầu tư trong tuần giao dịch 6-10/1 tiếp tục mua vào mạnh cổ phiếu trong bối cảnh thanh khoản VN-Index ngày càng giảm.

Đầu tư thông minh - 13/01/2025 09:51

Huế đấu giá thành công khu đất thực hiện dự án hơn 520 tỷ

Huế đấu giá thành công khu đất thực hiện dự án hơn 520 tỷ

Trải qua ba vòng đấu, công ty Vĩnh Hoàng với mức giá 239 tỷ đồng đã đấu trúng khu đất rộng hơn 14.464m2 tại 38 Hồ Đắc Di, TP. Huế.

Đầu tư - 13/01/2025 09:41

Thu hút FDI vào năng lượng tái tạo

Thu hút FDI vào năng lượng tái tạo

Với tiềm năng tự nhiên và cam kết hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Đầu tư - 13/01/2025 09:27

Năm 2024, có gần 10.000 căn hộ giá từ 80 triệu đồng/m2 trở lên

Năm 2024, có gần 10.000 căn hộ giá từ 80 triệu đồng/m2 trở lên

VARS cho biết, năm 2024, thị trường bất động sản ghi nhận tới gần 10.000 sản phẩm căn hộ có giá từ 80 triệu đồng/m2 trở lên, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Đầu tư - 12/01/2025 15:53

Nhiều 'ông lớn' muốn đưa các dự án nghìn tỷ vào Phú Yên

Nhiều 'ông lớn' muốn đưa các dự án nghìn tỷ vào Phú Yên

Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn N&G, Becamex… đề xuất đầu tư các dự án nghìn tỷ vào Phú Yên. Đây là các dự án động lực được địa phương tập trung thúc đẩy trong năm 2025.

Đầu tư - 12/01/2025 15:52

Quảng Ninh: Khoa học công nghệ là động lực phát triển cho doanh nghiệp

Quảng Ninh: Khoa học công nghệ là động lực phát triển cho doanh nghiệp

Với mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước vào năm 2030, Quảng Ninh đang khẳng định vị thế bằng những bước tiến mạnh mẽ, bền vững. Riêng năm 2024, tỉnh triển khai gần 60 dự án KHCN, tập trung vào năng lượng tái tạo, kinh tế số và nông nghiệp công nghệ cao.

Đầu tư - 12/01/2025 15:50

Năm 2025, Quảng Ngãi mục tiêu thu hút 300 triệu USD vào khu kinh tế và các khu công nghiệp

Năm 2025, Quảng Ngãi mục tiêu thu hút 300 triệu USD vào khu kinh tế và các khu công nghiệp

Quảng Ngãi đặt mục tiêu năm thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Ngãi đạt khoảng 300 triệu USD trong năm 2025.

Đầu tư - 12/01/2025 13:45

Hoàn thiện thể chế tạo động lực tăng trưởng

Hoàn thiện thể chế tạo động lực tăng trưởng

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Đức Tâm, năm 2025, Việt Nam tiếp tục phải thực hiện đổi mới và hoàn thiện thể chế. Đây là một trong những động lực kỳ vọng giúp cho Việt Nam tăng trưởng cao.

Đầu tư - 12/01/2025 13:36