Phướng án hướng tuyến nào cho cao tốc TP.HCM - Bình Phước?

Nhàđầutư
Cao tốc TP.HCM - Bình Phước có điểm đầu phạm vi đầu tư tuyến là nút giao thông Gò Dưa, nằm trên đường Vành đai 2, TP.HCM. Điểm cuối giao với QL14 tại Chơn Thành, Bình Phước. Tổng chiều dài cao tốc khoảng 69 km với 4 làn xe. Đoạn qua TP.HCM dài khoảng 2 km, Bình Dương 60 km, Bình Phước 7 km.
NGUYÊN VŨ
09, Tháng 06, 2021 | 13:49

Nhàđầutư
Cao tốc TP.HCM - Bình Phước có điểm đầu phạm vi đầu tư tuyến là nút giao thông Gò Dưa, nằm trên đường Vành đai 2, TP.HCM. Điểm cuối giao với QL14 tại Chơn Thành, Bình Phước. Tổng chiều dài cao tốc khoảng 69 km với 4 làn xe. Đoạn qua TP.HCM dài khoảng 2 km, Bình Dương 60 km, Bình Phước 7 km.

Bộ GTVT đã có văn bản gửi UBND TP.HCM về phương án hướng tuyến và công tác triển khai thực hiện dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Sau khi thống nhất phương án hướng tuyến, quy mô, hình thức đầu tư tuyến đường được đơn vị tư vấn phối hợp các bên liên quan hoàn thiện.

Điểm đầu tuyến cao tốc là nút giao thông Gò Dưa, nằm trên đường Vành đai 2, TP.HCM. Điểm cuối giao với QL14 tại Chơn Thành, Bình Phước. Đơn vị tư vấn đưa ra 2 phương án hướng tuyến đoạn qua TP.HCM.

Cụ thể, phương án 1 là từ nút giao thông Gò Dưa (Km0+00) đi dọc theo TL43 (thuộc TP.Thủ Đức) khoảng 800m, rồi rẽ phải theo đường tỉnh 43B. Nếu phương án này được lựa chọn, TP.HCM phải điều chỉnh quy hoạch của TP. Thủ Đức, phạm vi điều chỉnh khoảng 900 m dọc theo tuyến bao gồm 400 m mở mới và 500 m cần điều chỉnh quy hoạch đường Bình Chiểu từ 30 m lên 60 m.

cao-toc-tphcm-binh-phuoc

Tuyến cao tốc TP.HCM – Bình Phước có chiều dài 69 km với 4 làn xe. Ảnh: invert.vn

Còn phương án 2, điểm đầu giao với đường Xuyên Á tại ngã tư Gò Dưa, đi theo TL43 khoảng 2,2 km (hết địa phận TP.HCM) rồi rẽ phải để kết nối ĐT743B. Với phương án này, trên địa phận TP. Thuận An cần điều chỉnh quy hoạch trên chiều dài tuyến khoảng 2,5 km và tuyến cắt một phần vào khu công nghiệp Đồng An và đi qua trường Quân sự Quân đoàn 4.

Tuyến cao tốc sẽ đi qua TP.HCM dài 2 km, Bình Dương 60 km và 7 km thuộc địa phận Bình Phước với 4 làn xe và các cầu xây dựng đồng bộ. Dự án sẽ làm theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Riêng chi phí giải phóng mặt bằng sử dụng ngân sách các địa phương dự án đi qua. Vốn hỗ trợ từ Trung ương sẽ được Chính phủ xem xét một phần.

Trước đó, tháng 3, tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Thành ủy TP.HCM và Tỉnh ủy Bình Phước có đề xuất xây dựng tuyến cao tốc này dài khoảng 70 km, rộng 64 m cho 6 - 8 làn xe, tổng mức đầu tư ước tính 36.000 tỷ đồng. Sau đó, các lãnh đạo 2 tỉnh đã đánh giá lại tình hình kinh tế, xã hội và nhu cầu giao thông để nghiên cứu xây tuyến đường theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2013, với tổng chiều dài 69 km. Dự án được lên kế hoạch khởi công giai đoạn 2021 – 2025.

Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành khi đưa vào khai thác góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tăng năng lực vận tải, giao thương hàng hoá ở khu vực. Đồng thời, giảm tải cho QL13, tạo tuyến đường mới kết nối TP.HCM đến Bình Phước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ