Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Chuyện dấn thân của Công ty CIC ở Ea Súp

Nhàđầutư
Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF 2017), nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được ghi nhận là một ưu tiên, nhất là khi lại được khởi tạo ở những tỉnh vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn như ở Ea Súp (Đắk Lắk).
BẢO ANH
01, Tháng 08, 2017 | 16:33

Nhàđầutư
Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF 2017), nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được ghi nhận là một ưu tiên, nhất là khi lại được khởi tạo ở những tỉnh vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn như ở Ea Súp (Đắk Lắk).

Nong-nghiep-cong-nghe-cao

Nông nghiệp công nghệ cao được ghi nhận là một ưu tiên, nhất là khi lại được khởi tạo ở những tỉnh vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn như ở Ea Súp (Đắk Lắk)

Dấn thân, đi đầu

Đây cũng chính là con đường đi mà Đoàn Kinh tế quốc phòng 737, huyện Ea Súp (Đăk Lắk) đã chọn. Ea Súp, giáp giới với Campuchia, là huyện khó khăn nhất ở tỉnh Đắk Lắk và cả vùng Tây Nguyên. Bài toán phát triển kinh tế nông nghiệp, ổn định an sinh xã hội cho một vùng phên dậu đất nước không dễ có lời giải trong điều kiện vùng sâu, vùng xa, khí hậu khắc nghiệt.

Bước đột phá xảy ra, khi dự án trồng ca cao của Cty Ca cao Intercontinental Coporation (CIC) thực hiện ở huyện Ea Súp. CIC đã có quyết định táo bạo khi áp dụng "chiếc chìa khóa thần" là công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel, giúp tiết kiệm nước, giảm chi phí mà vẫn hiệu quả với cây trồng. Trang trại ca cao đầu tiên ra đời năm 2015, rộng 50ha.

"Đây có lẽ là nông trang đầu tiên có quy mô lớn ở Việt Nam và nằm trong số rất ít trong ngành ca cao thế giới áp dụng 100% công nghệ, thiết bị tưới của Israel ngay từ khâu kiến thiết, tạo ra một "cuộc cách mạng" trong việc canh tác và chuyển đổi cây trồng ở Ea Súp, khiến nhiều chuyên gia nước ngoài cũng phải ngạc nhiên" - TS Phạm Hồng Đức Phước, chuyên gia đầu ngành ở Việt Nam về ca cao nói.

TS Phạm Hồng Đức Phước hiện là cố vấn kỹ thuật tại CIC cho biết: "Năm 2015, chúng tôi khảo sát tìm kiếm quỹ đất thực hiện dự án trồng ca cao. Ea Súp là một trong những khu vực mục tiêu do có địa hình bằng phẳng, lý tưởng cho việc cơ giới hóa, tự động hóa. Tuy nhiên, vùng đất này cũng có vô vàn khó khăn để phát triển nông nghiệp và nếu chỉ dựa vào tự nhiên thì với thời tiết khắc nghiệt tại vùng đất biên giới này, hầu như không thể triển khai thương mại hóa các cây nông nghiệp và công nghiệp được”.

CIC đã dành hơn một năm cùng các chuyên gia nghiên cứu tìm hiểu các hạn chế về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên và giải pháp. Để vượt qua điều kiện bất lợi về thời tiết, đất đai, dự án quyết định lựa chọn công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel kết hợp với việc xây dựng hệ thống thoát nước đồng bộ.

Tất cả các khâu từ khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt đều được trực tiếp thực hiện bởi các chuyên gia Israel. Có thể khẳng định rằng đây là một trong số rất ít nông trại quy mô lớn trong ngành ca cao thế giới và là trang trại cacao quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam được áp dụng 100% công nghệ, thiết bị tưới nhỏ giọt của Israel ngay từ giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Khó khăn lớn, nỗ lực càng cao, trực tiếp chỉ đạo về hướng phát triển cho nông nghiệp Việt Nam, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại câu nói: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”.

Ông Đinh Hải Lâm, Tổng GĐ của CIC phân tích: Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. Do đó, việc chúng tôi đầu tư vốn đưa công nghệ cao vào vận hành nông trại CIC không chỉ là thiết lập hệ thống tưới tiêu, mà còn phải đầu tư đồng bộ toàn bộ hệ thống máy móc công cụ nông học công nghệ cao cho toàn bộ chuỗi giá trị của cây cacao, từ khâu giống, khâu trồng và chăm sóc cây, cho đến công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch. Với trang trại quy mô lớn, CIC cũng đã triển khai các phần mềm để quản lý nghiệp vụ nông nghiệp tên thực địa nông trường và phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning-hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp).

thu-tuong-nguyen-xuan-phuc

 Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo về việc phát triển nông nghiệp cao đã nhắc lại câu nói: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”

Thương hiệu toàn cầu cho nông sản Việt

Việt Nam vốn nổi tiếng với vị thế hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nông sản hàng hóa (gạo, cà phê, tiêu, hạt điều…). Tuy nhiên, thương hiệu toàn cầu của người Việt vẫn rất khiêm tốn. Lý do đa phần các nông hộ còn thiếu tư duy và chưa biết cách làm thương hiệu cho chính nông sản của mình. Tín hiệu đáng mừng là các doanh nghiệp hoạt động ngành nông sản với vai trò  đầu tầu dẫn dẵn sẽ cùng với nông dân khắc phục yếu điểm này. Giống như CIC, nhiều doanh nghiệp đã cùng với nông dân bắt đầu hành NNCNC để đưa các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thị trường thế giới, tìm kiếm một thương hiệu toàn cầu cho nông sản Việt.

Đúng như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng: Khối liên kết doanh nghiệp và nông dân cần mạnh dạn hợp tác quốc tế hơn nữa, tránh tình trạng tự ti về kinh nghiệm, quy mô, nguồn vốn mà không dám hợp tác cởi mở, công bằng với các công ty toàn cầu về các phương diện như mua bán, chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất, hoặc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

2 (2)

Dự án nông nghiệp công nghệ cao do Cty Ca cao Intercontinental Coporation (CIC) thực hiện ở huyện Ea Súp, Đắk Lắk

Là doanh nghiệp đầu tiên tại khu kinh tế quốc phòng Ea Súp triển khai mô hình liên kết sản xuất, doanh nghiệp và nông dân cùng làm NNCNC, CIC đặt mục tiêu trồng 1.000 ha ca cao tập trung và 3.000 ha liên kết với các nông hộ nhỏ, quy mô sản lượng 10 nghìn tấn, góp phần đ áng kể đánh thức tiềm năng của  một vùng đất biên địa  thiên nhiên khắc nghiệt này.

Trong tương lai, CIC mở rộng theo mô hình lấy nông trường của mình làm trung tâm, từ đó mở rộng sản xuất thông qua việc liên kết với các nông hộ nhỏ. Các hộ tham gia vào liên kết sẽ được chuyển giao kỹ thuật để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất của các thị trường xuất khẩu, và vì thế sẽ được CIC bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Bà Trần Kim Yến, đại diện cho Quỹ đầu tư Việt Nam - Ô man (cơ quan đại diện quản lý đầu tư của Quỹ Dự Trữ Quốc Gia Vương Quốc Oman tại Việt Nam) chia sẻ: “Các quỹ đầu tư mong muốn tìm những cơ hội đầu tư vào các công ty Việt Nam trong lĩnh vực NNCNC có khả năng theo suốt được chuỗi giá trị của nông sản - được gọi là “From Farm to Table” (từ nông trại tới bàn ăn) và có thể đưa được thương hiệu riêng của nông sản Việt Nam tới tay người tiêu dùng trên nhiều thị trường xuất khẩu chứ không chỉ là bán sỉ tại nông trại”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ