Phát triển bất động sản bền vững giúp các thành phần tham gia đều 'sống khỏe'

Nhàđầutư
Thị trường bất động sản cần tập trung phát triển những loại hình tạo ra giá trị thật như bất động sản khu công nghiệp, thương mại, nhà ở bình dân, nhà ở xã hội… và hạn chế các phân khúc nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp.
VŨ PHẠM
13, Tháng 06, 2023 | 16:48

Nhàđầutư
Thị trường bất động sản cần tập trung phát triển những loại hình tạo ra giá trị thật như bất động sản khu công nghiệp, thương mại, nhà ở bình dân, nhà ở xã hội… và hạn chế các phân khúc nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp.

Báo cáo của Hiệp hội Môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam (VARS) cho thấy, suốt từ đầu năm 2022 đến hết quý I/2023 thị trường luôn trong trạng thái "khát" nguồn cung, đặc biệt là nguồn cung nhà ở giá bình dân, phù hợp với khả năng tài chính của phần đông người dân.

Nghèo nàn, kém hấp dẫn, thiếu hụt là những từ chính xác để mô tả về thực trạng nguồn cung trong thời gian qua. Trong đó, năm 2022, nguồn cung ra thị trường đạt khoảng 48.500 sản phẩm, chỉ bằng hơn 20% nguồn cung năm 2018 (năm trước khi xảy ra đại dịch); cơ cấu nguồn cung chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn.

Quý I/2023 nguồn cung ra thị trường đạt khoảng 25.000 sản phẩm, chủ yếu là hàng tồn kho từ các dự án mở bán trước đó. Thị trường thiếu vắng hẳn thông tin mở bán từ những dự án mới hoàn toàn.

bat-dong-san-2

Tập trung đầu tư vào BĐS tạo ra giá trị thật giúp thị trường "sống khỏe". Ảnh: Vũ Phạm

Sức cầu giảm mạnh, thị trường luôn trong trạng thái thiếu vắng khách hàng do sản phẩm nghèo nàn, phần lớn đến từ các dự án cũ. Không đủ sức hấp dẫn với khách hàng; Lãi suất tiền gửi cao, hấp dẫn, thu hút lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng vào kênh ngân hàng; Niềm tin vào thị trường BĐS của khách hàng ngày càng sụt giảm; Khó khăn trong việc vay vốn mua BĐS...

Khi sức cầu giảm thì đương nhiên lượng giao dịch sẽ giảm theo. Thị trường BĐS có dấu hiệu suy yếu. Thiếu nguồn cung phù hợp cộng với dòng tiền yếu và niềm tin bị sụt giảm, khiến cho lượng giao dịch năm 2022 và quý I/2023 đều có chiều hướng đi xuống.

Cụ thể, tỷ lệ hấp thụ chung của toàn thị trường năm 2022 đạt khoảng 39%, tương đương 19.000 giao dịch, chỉ bằng 17% so với lượng giao dịch của năm 2018. Tỷ lệ hấp thụ chung của toàn thị trường trong quý 1/2023 chỉ đạt khoảng 11%, tương đương hơn 2.700 giao dịch, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo VARS, các doanh nghiệp đầu tư, phát triển BĐS đồng loạt lâm vào trạng thái "ngộp thở" trong thời gian dài. Mặc dù đã cố gắng loại bỏ dần các yếu tố làm giảm sức nặng.

"Trong suốt thời gian kể từ đầu năm 2022, Chính phủ đã tạo ra những chiếc phao để cứu thị trường và doanh nghiệp. Nhưng những chiếc phao này vẫn chưa đến được với doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể bám vào, tạo đà ngoi lên", VARS nêu và cho rằng, sức chống đỡ của các doanh nghiệp có giới hạn, nếu không có giải pháp kịp thời, chắc chắn sẽ bước sang giai đoạn "ngừng thở".

Tập trung đầu tư vào BĐS tạo ra giá trị

Trong khi đó, Bloomberg mới đây đưa tin, thị trường BĐS khó khăn kéo theo hàng loạt nhà thầu xây dựng tạm ngưng hoạt động. Ước tính có khoảng 1.200 dự án đứng hình với tổng giá trị lên tới 24 tỷ USD.

VNRea cho rằng, nguồn lực khổng lồ đang bị đóng băng, các dự án ngưng trệ không những không tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội mà còn dẫn đến nhiều hệ luỵ tiêu cực. Trung bình mỗi tỉnh trong số 63 tỉnh thành của Việt Nam đã tạm ngưng 20 dự án. Riêng tại Hà Nội có khoảng 400 dự án, còn ở TP.HCM là hơn 300 dự án.

Bloomberg dẫn theo số liệu Bộ Xây dựng, thị trường BĐS trầm lắng kéo dài đã ảnh hưởng đến hơn 1.800 công ty xây dựng và buộc 340 công ty khác rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong quý I/2023.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, trong 5 tháng năm 2023, có 554 doanh nghiệp BĐS giải thể, tăng tới 30,4% so với cùng kỳ năm 2022. Số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ, chỉ có 1.744 doanh nghiệp. Trong đó, mảng xây dựng có 6.745 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 5,7% và có 581 doanh nghiệp giải thể, tăng 2,8%.

CEO & Founder AFA Group Long Phan đánh giá, với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì việc phát triển thị trường BĐS là trục xương sống và là điều đương nhiên. Nhưng, nếu thị trường BĐS phát triển một các thực sự và bền vững thì tất cả các thành phần tham gia vào thị trường đều sống tốt, sống khỏe.

Do đó, thị trường BĐS cần tập trung vào việc phát triển những loại hình BĐS tạo ra giá trị thật như: BĐS khu công nghiệp, BĐS thương mại; nhà ở bình dân, trung cấp, nhà ở xã hội… Còn phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp thì nên hạn chế bớt. Bởi thực tế nhu cầu không cao, trong khi hàng tồn còn chưa hấp thụ hết.

"Thị trường BĐS là xương sống cho một quốc gia đang phát triển. Và hiện nay, các chính sách của Nhà nước dành cho những phân khúc tạo giá trị thật, giảm hệ lụy đối với nền kinh tế, tăng khả năng tạo giá trị và hỗ trợ cho việc thu hút đầu tư", vị CEO cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ