Phần Lan, đất nước của những nữ lãnh đạo tuổi 30
Một năm nữa sẽ sớm trôi qua kể từ khi chính phủ liên minh mới của Phần Lan do 5 phụ nữ lãnh đạo bắt đầu hoạt động. Chính phủ này đã đối phó hiệu quả với đại dịch COVID-19, đồng thời soạn thảo một Chương trình Bình đẳng đầy tham vọng cho phép mọi người đều có quyền xác định giới tính của mình.
Từ văn phòng thủ tướng đi bộ chưa đến 200m là đến Hạ viện, nơi Thủ tướng Sanna Marin chuẩn bị chủ trì cuộc họp về Chương trình Bình đẳng đặc trưng của chính phủ.
Bà ấy đang không trong tâm trạng muốn tán gẫu, nhưng ai muốn làm thế vào tuần đầu tiên trở lại làm việc sau tuần trăng mật? Kỳ nghỉ ngắn ngày tại một địa điểm không được tiết lộ ở Phần Lan sau một đám cưới bất ngờ vào tháng 8 với người cha đứa con bé bỏng của bà, được tổ chức rất nhanh chóng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu.

Ảnh trên Instagram của Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin
Một bức ảnh của Sanna Marin, trong chiếc váy cưới thời trang cao cấp vải sa tanh, ôm lấy chồng - Markus Raikkonen, một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp và người bạn đời của bà trong 16 năm, được đăng bất ngờ trên tài khoản Instagram cá nhân của bà. Trước đó, bà đã chia sẻ một bức ảnh đang cho cô cho con gái Emma bú sữa mẹ.
Cặp đôi đứng ôm nhau và nở nụ cười tươi trong khuôn viên đẹp như tranh vẽ của Kesaranta, dinh thự chính thức của Thủ tướng Phần Lan, một biệt thự bằng gỗ trang trí công phu bên bờ Biển Baltic.
Bức ảnh của Sanna Marin được các biên tập viên chính trị và blogger thời trang nhanh chóng chia sẻ, sau đó đến nhà báo, rồi các học sinh trung học. Ngay lập tức, đây là bức ảnh thứ hai trong vòng chưa đầy một năm của Sanna Marin đã gây các tác động mạnh hầu như ngay lập tức sau khi được chia sẻ.
Khoảng hơn chục phóng viên đang chờ trên bậc thềm của tòa nhà ở Phần Lan, một tòa nhà thời Phục hưng, nơi chính phủ liên minh họp sau những cánh cửa đóng kín.
"Tôi không chuẩn bị những gì tôi nói với họ," Sanna Marin nói khi bà đến gần họ, nữ vệ sĩ của bà đi phía sau. "Họ có thể hỏi tôi bất cứ điều gì và tôi sẽ thành thật trả lời."
Có lẽ sẽ có rất nhiều câu hỏi về cuộc sống cá nhân của bà trong tuần này?
"Không. Họ muốn biết về các vấn đề, chúng ta còn rất nhiều chuyện đang diễn ra," bà trả lời chắc nịch. "Có lẽ họ sẽ hỏi vào phút cuối."
Một số phóng viên đeo khẩu trang, một số ít cầm microphone có thể kéo dài. Tất cả bật dậy chú ý khi bà đi lên phía bên kia của những bậc thang được buộc dây để đối mặt với họ.
Bà là chính trị gia đầu tiên đến cuộc họp, và bà đoán đúng - truyền thông Phần Lan hỏi bà về nhiều vấn đề.
Và bốn giờ sau, sau cuộc họp báo, bà dừng lại bên ngoài để nói chuyện với họ một lần nữa.
Bà là người cuối cùng ra về.

Nữ Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (giữa) cùng với 4 nữ lãnh đạo trong nội các của mình. Ảnh Foreigner.fi
Bức ảnh đầu tiên của Sanna Marin được lan truyền rộng rãi được chụp trước đó hơn 200 ngày, vào tháng 12 năm 2019, vào ngày đầu tiên bà nhậm chức. Với tư cách là thủ tướng mới và trẻ nhất từ trước đến nay của Phần Lan, bà Sanna Marin, khi đó 34 tuổi, đứng cười rất tươi, bên cạnh các chính trị gia khác, những người sẽ lãnh đạo chính phủ liên minh trung tả của bà.
Họ đều là phụ nữ. Vào thời điểm bức ảnh được công bố, chỉ có một nhà lãnh đạo trong 5 đảng liên minh trên 34 tuổi.
Đứng trên bục sân khấu cùng nội các của mình, bà nói với đông đảo các nhiếp ảnh gia rằng bà đại diện cho một thế hệ trẻ và hoan nghênh sự chú ý của giới truyền thông quốc tế. Đó là cơ hội để cho thế giới thấy "người Phần Lan chúng tôi là ai".
Thông điệp đến với những người nằm ngoài giới chính trị truyền thống.
Tay guitar Tom Morello của ban nhạc Rage Against the Machine đã đăng một bức ảnh của liên minh trên trang Instagram của mình, ghi chú Sanna Marin là một người hâm mộ ban nhạc rock người Mỹ của anh. Bà ấy đã xác nhận điều này theo kiểu của thế hệ millennials, bằng cách ''thích'' bài đăng của anh ấy.
Năm 1906, Phần Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao toàn quyền bầu cử và quyền đại biểu cho phụ nữ, một kỳ tích mà hầu hết các quốc gia phương Tây khác không đạt được mãi đến sau Thế chiến thứ Nhất.
Năm sau, 19 phụ nữ được bầu vào quốc hội. Và vào năm 2000, Phần Lan đã bầu nữ tổng thống đầu tiên, Tarja Halonen. Một nữ thủ tướng, Anneli Jaatteenmaki tiếp theo vào năm 2003.
Vào cuối năm 2019, và sau khi có thêm một nữ thủ tướng, Marin được Đảng Dân chủ Xã hội trung tả của bà chọn để tiếp quản từ Thủ tướng Antti Rinne, sau những chỉ trích về việc ông xử lý một cuộc đình công của nhân viên bưu điện.
Việc bổ nhiệm đã biến bà trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất của đất nước, và không ai có thể đoán trước được điều gì đang chờ đợi bà.

Khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Phần Lan vào cuối năm 2019, bà Sanna Marin mới 34 tuổi, và trở thành nữ thủ tướng trẻ nhất Phần Lan. Ảnh Wiki
Gần ba tháng kể từ ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố sự bùng phát của Covid-19 là một đại dịch. Nhưng nội các của Marin đã sẵn sàng khi virus đến.
Đến ngày 16/3, Phần Lan không chỉ hạn chế các hoạt động đi lại mà còn kích hoạt Đạo luật Quyền hạn Khẩn cấp, được sử dụng lần cuối trong Thế chiến thứ Hai, trao cho chính phủ quyền điều tiết tiền lương. Động thái này đã bị chỉ trích trên các phương tiện truyền thông, nhưng các cuộc thăm dò cho thấy công chúng ủng hộ đạo luật này.
Một chỉ thị rõ ràng đã được đưa ra cho người dân Phần Lan: hãy ở nhà nếu có thể. Mỗi cá nhân có các triệu chứng nhẹ được khuyến khích đi xét nghiệm và các cuộc họp trực tuyến thường xuyên được thiết lập giữa các phòng thí nghiệm, bác sĩ và phòng khám để phối hợp lập kế hoạch.
Sanna Marin và bốn thành viên nội các hàng đầu của bà đã tổ chức các cuộc họp giao ban về COVID-19 hàng tuần, nhận câu hỏi từ cả người dân lẫn giới truyền thông, trong đó có cả các câu hỏi từ trẻ em.
Bà Sanna Marin được ca ngợi và xếp cùng hàng với các nguyên thủ của Đài Loan, Đức và New Zealand, khiến một số người đặt câu hỏi liệu các nhà lãnh đạo nữ có xử lý khủng hoảng tốt hơn hay không.
"Có những quốc gia do nam giới lãnh đạo cũng đã làm rất tốt." Bà Sanna Marin nói với BBC. ''Vì vậy, tôi không nghĩ đó là vấn đề dựa trên giới tính. Tôi nghĩ chúng ta nên tập trung hơn vào những gì mà các quốc gia làm tốt đã rút tỉa được."
Phần Lan, với dân số 5,5 triệu người, chỉ có hơn 370 người chết, tỷ lệ khoảng 60 người chết trên mỗi triệu dân.
Tỷ lệ tử vong ở Anh cao hơn gấp 10 lần.
Sanna Marin nói: "Tôi nghĩ một vài điều chúng tôi học được ở Phần Lan là lắng nghe các nhà khoa học để sử dụng tất cả kiến thức có được. Chúng ta có một xã hội dựa trên lòng tin. Người dân tin tưởng chính phủ, họ tin tưởng trật tự dân chủ".
Liên minh phải đối mặt với một thời điểm khó khăn khác khi phó thủ tướng kiêm lãnh đạo Đảng Trung tâm, Katri Kulmuni - ở tuổi 33, người trẻ nhất trong số bốn đối tác trong liên minh của Sanna Marin - từ chức, do một vụ bê bối chi tiêu. Vào tháng 9, Katri Kulmuni được thay thế bởi một người phụ nữ khác, Annika Saarikko.

Thành viên liên minh Maria Ohisalo, thuộc đảng Liên Hiệp Xanh. Ảnh BBC
Về mặt công khai, liên minh tỏ ra thống nhất, nhưng cũng có những bất đồng riêng.
"Không đảng nào có thể chỉ theo cách riêng của mình", Bộ trưởng Bộ Giáo dục kiêm lãnh đạo Liên minh Cánh tả, Li Andersson, 33 tuổi, nói.
"Đôi khi có những loại căng thẳng liên quan đến việc thỏa hiệp sau cánh cửa đóng kín. Tôi nghĩ một số người có khuynh hướng nói rằng bởi vì bạn là phụ nữ, bạn sẽ đưa ra một loại chính sách nhất định, hoặc là bạn sẽ dễ dàng đồng ý hơn khi đều là phụ nữ, v.v. Và điều này không nhất phải như vậy.''
Ở tuổi thiếu niên, Marin không thể tưởng tượng được một tương lai nơi bà sống ở Kesaranta cùng chồng và Emma, cô con gái hai tuổi của họ.
"Chính trị gia và chính trị dường như rất xa vời. Một thế giới hoàn toàn khác với nơi tôi sống", bà nói.
"Giống như nhiều người Phần Lan khác, gia đình tôi chứa đầy những câu chuyện buồn", bà viết trên blog cá nhân năm 2016.
Bà lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở phía tây nam Phần Lan có tên là Pirkkala, do mẹ và bạn gái của mẹ nuôi dưỡng. Bà nói đó là một "gia đình cầu vồng", nhưng phải chịu áp lực tài chính liên tục. Sau khi mẹ bà, người lớn lên trong trại trẻ mồ côi, ly hôn với người cha nghiện rượu, bà sống nhờ trợ cấp. Từ khi còn trẻ, Sanna Marin đã làm việc, chủ yếu là các công việc bán lẻ.
"Như nhiều người Phần Lan khác, gia đình tôi mang đầy những câu chuyện buồn", bà viết trên blog cá nhân vào năm 2016.
Không có dấu hiệu từ sớm nào về tiềm năng. Giáo viên của bà, Pasi Kervinen, tại Trường Trung học Pirkkala, gọi bà là "một học sinh trung bình", dù khi ở tuổi 15, bà là người đã yêu cầu làm thêm bài tập về nhà để cải thiện điểm của mình.
Hồi chuông cảnh tỉnh về chính trị của bản thân- cách bà gọi, rung lên ở độ tuổi 20, khi bà bắt đầu nghĩ có thể cải thiện không chỉ hoàn cảnh của chính mình mà còn của những người khác xung quanh.
Đây là động lực phía sau Chương trình Bình đẳng của chính phủ Marin, bao gồm các chính sách khuyến khích các bậc cha mẹ chia sẻ trách nhiệm chăm sóc một cách bình đẳng, ngăn bạo lực gia đình, thu hẹp khoảng cách lương dựa trên giới tính và cải thiện kết quả giáo dục cho trẻ em trong các gia đình nghèo hơn và gia đình nhập cư.

Nữ Thủ tướng Sanna Marin chú ý rất nhiều đến quyền của người chuyển giới. Ảnh The Times
Ngoài ra còn có kế hoạch cải cách về Đạo luật Chuyển giới, một đạo luật hiện yêu cầu những người kiếm tìm sự công nhận giới tính một cách hợp pháp phải trải qua nhiều năm kiểm tra sức khỏe tâm thần và, họ phải triệu sản trừ khi bị vô sinh.
"Ai cũng nên có quyền nhận dạng giới tính của bản thân. Và chương trình ủng hộ điều này", Sanna Marin nói.
Bà có xem phụ nữ chuyển giới là phụ nữ không?
"Xác định giới tính của mọi người không phải là việc của tôi," bà nói một cách kiên định. "Việc của mỗi người là định danh chính bản thân mình. Không có chỗ cho tôi nói về điều đó."
Bà có thể là nhà lãnh đạo chính phủ duy nhất công khai quan điểm như vậy về việc tự xác định giới tính.
Các nhà vận động cho quyền của người chuyển giới đã vận động hành lang trong nhiều năm để cải cách Đạo luật Chuyển giới "tụt hậu", và một số người nói rằng họ vẫn nghi ngờ liệu chính phủ này có đạt được điều đó.
Nhà hoạt động Kasper Kivisto, người đã gặp liên minh để cho lời khuyên, cho biết tất cả các chính phủ trước đây đã cố gắng thay đổi luật đều phải lùi bước dưới những áp lực đầy bảo thủ.
Ông nói: "Chúng tôi có nữ lãnh đạo trẻ nhất của đất nước, nhưng đó chỉ là một dấu hiệu. Cần phải có sự hỗ trợ của cả hệ thống phía sau trước khi điều này thực sự tạo ra sự khác biệt."
Nhưng lần này cả 5 đảng trong liên minh đều ủng hộ cải cách và một dự luật sẽ được trình quốc hội vào năm sau.
Sanna Marin nói: "Phần Lan sẽ có chính phủ liên minh vĩnh viễn. Vì vậy, chúng tôi đã quen với việc cố gắng trong việc đạt được các thỏa hiệp và tìm kiếm sự đồng thuận giữa các hệ tư tưởng và đảng phái khác nhau. Tôi nghĩ đây là một thế mạnh nhưng không phải lúc nào nó cũng là cách nhanh nhất để hoàn thành công việc".
Vào tháng 4, cách xử lý đại dịch của Marin đã giúp bà đạt được tỷ lệ chấp thuận là 85%, mặc dù bà ấy nói rằng bà không nhìn vào các cuộc thăm dò.
Nhưng cũng đã có những chỉ trích.
Trong các cuộc biểu tình toàn cầu về vấn đề Black Lives Matter, một số người Phần Lan da đen chỉ ra trên phương tiện truyền thông xã hội rằng Kế hoạch Bình đẳng, trong khi nhằm giải quyết các hình thức bất bình đẳng khác nhau, thất bại trong việc nhìn nhận rằng người hứng chịu các bất bình này hầu hết có xu hướng là người da màu.

Bella Forsgren (giữa) là nữ nghị sĩ da màu duy nhất của Phần Lan. Ảnh BBC
Một báo cáo năm 2019 từ Hội đồng châu Âu cho thấy 63% người gốc Phi thường xuyên bị quấy rối vì chủng tộc ở Phần Lan - đây là tỷ lệ cao nhất ở châu Âu.
Và hiện thời, chỉ có duy nhất một nữ nghị sĩ da màu trong quốc hội Phần Lan là Bella Forsgren.
Maria Ohisalo, nhà lãnh đạo 35 tuổi của Đảng Liên hiệp Xanh Phần Lan nói rằng bà đồng ý với những người cho rằng chính phủ cần phải làm nhiều hơn nữa để khuyến khích sự đa dạng trong đời sống cộng đồng.
"Cuối cùng thì năm phụ nữ da trắng có học thức không phải là đại diện cho lắm. Nếu chúng ta thực sự nhìn vào sự bình đẳng ở đây, điều này vẫn chưa thể hiện", bà nói.
Sanna Marin nói: "Tất nhiên xuất thân của chúng ta vẫn ảnh hưởng đến những khả năng mà chúng ta đạt trong cuộc sống và điều này không nên được xem là đúng đắn."
Nhưng sửa chữa việc này không chỉ là công việc của bà, mà là của tất cả người Phần Lan, bà nói và khẳng định rằng Chương trình Bình đẳng sẽ giúp cải thiện vị trí của các nhóm thiểu số chủng tộc.
"Tất cả chúng ta phải tập trung vào việc làm thế nào có thể biến chương trình trở thành hiện thực. Vì vậy, đây là nhiệm vụ của tôi với tư cách là thủ tướng", bà nói.
(Theo BBC)
- Cùng chuyên mục
Tỷ phú Lý Gia Thành gặp rắc rối khi bán cảng kênh đào Panama
Đế chế kinh doanh của ông trùm Hong Kong Lý Gia Thành đang nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc sau khi CK Hutchison Holdings quyết định bán cảng kênh đào Panama.
Phong cách - 27/03/2025 14:40
Bill Gates: Trong vòng 10 năm tới, AI sẽ thay thế nhiều bác sĩ và giáo viên
Trong thập kỷ tới, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) đồng nghĩa với việc con người sẽ không còn cần thiết 'cho hầu hết mọi thứ' trên thế giới nữa, tỷ phú Bill Gates nói.
Phong cách - 27/03/2025 08:03
Trung Quốc bước vào kỷ nguyên 'nhà máy tối' không đèn, không công nhân
Trung Quốc đang tiến đến cuộc cách mạng sản xuất với sự xuất hiện của 'nhà máy tối', các cơ sở hoàn toàn tự động hoạt động mà không cần công nhân hoặc ánh sáng.
Phong cách - 26/03/2025 13:30
Bao nhiêu người Mỹ về hưu có trong tay 1,5 triệu USD?
Một triệu USD không còn nhiều giá trị như trước nữa, nhưng vẫn là mức độ giàu có mà tương đối ít người đạt được, kể cả ở Mỹ, nơi có tỷ lệ các triệu phú mới cao nhất thế giới.
Phong cách - 26/03/2025 06:24
CEO Han Jong-hee qua đời giữa cơn khủng hoảng 'sống còn' của Samsung
CEO Han Jong-hee đột ngột qua đời, chưa đầy 1 tuần sau khi thừa nhận Samsung đang bước vào giai đoạn khó khăn chưa từng có, khi năng lực cạnh tranh công nghệ của hãng đang suy yếu.
Phong cách - 25/03/2025 10:18
Tỷ phú Warren Buffet tiết lộ bí quyết đầu tư đâu thắng đó
Là một nhà đầu tư thông minh, tỷ phú Warren Buffet cho rằng để trở thành người giàu có không quá khó, chỉ cần tuân theo đúng một số quy tắc.
Phong cách - 25/03/2025 07:33
Cần có tiêu chuẩn gì để được tuyển vào và nhận học bổng tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam?
Trong năm nay, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) có 2 phương án tuyển sinh chính và dự kiến có 7 chương trình đào tạo mới ở bậc Cử nhân và Thạc sĩ.
Phong cách - 24/03/2025 15:32
Gen Z, thế hệ bất hạnh nhất
Gen Z lớn lên giữa những biến động chưa từng có, từ đại dịch, biến đổi khí hậu đến AI. Không chỉ đối mặt với áp lực thành công, họ còn chịu tần suất bị từ chối cao hơn bao giờ hết.
Phong cách - 24/03/2025 09:43
Điểm danh các hoa hậu làm sếp doanh nghiệp
Nhiều hoa hậu của showbiz Việt làm sếp các doanh nghiệp. Có người đã thành công với sự nghiệp kinh doanh, có người quyết định tạm dừng.
Phong cách - 23/03/2025 14:17
5 cách dễ dàng để gia tăng tiền tiết kiệm
Mùa xuân là thời điểm để làm mới và đổi mới. Nhưng khi bạn đang dọn dẹp nhà cửa và tủ quần áo đón xuân, đừng bỏ bê ví tiền của mình.
Phong cách - 22/03/2025 06:22
Thực hư thông tin công ty phần mềm của Việt Nam tài trợ áo đấu CLB Chelsea
Mạng xã hội quốc tế xôn xao thông tin một công ty phần mềm của Việt Nam đang đàm phán để trở thành nhà tài trợ áo đấu cho CLB Chelsea từ mùa giải 2025 - 2026. Tuy nhiên, thông tin này đã bị gỡ bỏ sáng 21/3.
Phong cách - 21/03/2025 13:31
15 thứ mà các triệu phú tự thân không bao giờ mua
Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào mà người giàu vẫn giàu không? Bạn có tự hỏi làm thế nào họ quản lý tài chính của mình hiệu quả như vậy không?
Phong cách - 21/03/2025 08:19
20 quốc gia giàu nhất thế giới (phần cuối)
20 quốc gia giàu nhất thế giới được tính dựa theo GDP bình quân đầu người, chất lượng cuộc sống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khả năng phục hồi kinh tế.
Phong cách - 20/03/2025 14:01
Sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100%
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng trở thành sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100% từ khâu làm thủ tục hàng không đến gửi hành lý, thủ tục xuất nhập cảnh và cửa khởi hành lên tàu bay.
Phong cách - 20/03/2025 13:33
20 quốc gia giàu nhất thế giới
Trái ngược với suy nghĩ của một số người, sự giàu có không chỉ là những tòa nhà chọc trời hay mức lương cao. Nó được xây dựng dựa trên nền kinh tế vững mạnh và sự ổn định tài chính.
Phong cách - 19/03/2025 06:49
Cuộc đời của Lý Triệu Cơ, tỷ phú từng giàu nhất châu Á
Làm việc chăm chỉ, dám tiên phong và dám nghĩ dám làm, tỷ phú Lý Triệu Cơ không bao giờ quên cống hiến cho xã hội và mang lại những điều tốt đẹp cho con người.
Phong cách - 18/03/2025 12:32
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 6 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'