PGS.TS Trần Đình Thiên: Bất động sản nông nghiệp ‘bất động’ do hạn chế quyền sở hữu ruộng đất

Nhàđầutư
PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, bất động sản nông nghiệp là lĩnh vực “bất động” đúng nghĩa do không được - khó thay đổi “mục đích sử dụng” ruộng đất, dẫn đến “bất động chức năng” vì tư duy “an ninh lương thực” và hạn chế tối đa quyền sở hữu kinh tế đối với ruộng đất.
PHAN CHÍNH
26, Tháng 12, 2019 | 11:27

Nhàđầutư
PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, bất động sản nông nghiệp là lĩnh vực “bất động” đúng nghĩa do không được - khó thay đổi “mục đích sử dụng” ruộng đất, dẫn đến “bất động chức năng” vì tư duy “an ninh lương thực” và hạn chế tối đa quyền sở hữu kinh tế đối với ruộng đất.

bat dong san nong nghiep

 

Cần phải tháo gỡ các vấn đề còn bất cập trong nông nghiệp

PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, trong những năm qua, Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, vượt trội và đến năm 2020 nhiều triển vọng vẫn đạt được mức tăng trưởng cao nhất khu vực ASEAN. Nền kinh tế trong nước cũng ghi nhận nhiều điểm lạc quan và trở thành điểm sáng. 2019 là năm thứ 2 tăng trưởng GDP trên 7%. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát 2,73%, thấp nhất trong 3 năm gần đây (2018: 3,54%; 2017: 3,53), thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 10 bậc, lên hạng 67. Số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đạt cao nhất, trong đó 96% là DNTN. 

Tuy nhiên, theo ông Thiên, vẫn còn nhiều điểm chưa tích cực. Giải ngân đầu tư công đang rất chậm, và ngày càng chậm; tăng trưởng của các đầu tàu và trung tâm tăng trưởng đang "mất đà";... 

Ông Thiên còn cho rằng, kinh tế đất nước chậm phát triển một phần trong đó là bởi tài sản đất đai không trở thành tài sản đích thực. Lực lượng quan trọng là người nông dân nhưng nhóm đối tượng này lại không có điều kiện phát triển. Ví dụ như Vĩnh Phúc, có tới 75% dân số sống ở nông thôn. Mặc dù GDP của Vĩnh Phúc đạt gần 100 triệu đồng nhưng thu nhập đầu người của người dân chưa được 50 triệu đồng/năm. 

“Cần phải tháo gỡ các vấn đề còn bất cập trong nông nghiệp. Bởi 80% rủi ro tại Việt Nam là liên quan đến đất đai và đang lan dần xuống nông thôn theo quá trình đô thị hoá”, ông Thiên nói.

Ngoài ra, ông Thiên cũng cho biết, nông nghiệp có nhiều điểm sáng nổi bật: đà tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Ước tính tốc độ tăng GDP đạt 2,2%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 54%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng 3,5% so với 2018...

Ở cấp quốc gia đã có 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quyết định thành lập (Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu), 8 khu khác đang trong quá trình hoàn thiện đề án.

Cấp địa phương có 9 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, lúa, chuối được địa phương công nhận; 124 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do doanh nghiệp đầu tư được UBND cấp tỉnh thành lập. Hiện, cả nước có 45 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nông nghiệp vẫn là ngành nghề còn chưa phát triển

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, bất động sản nông nghiệp chưa phát triển mạnh bằng các lĩnh vực khác. Đây là lần đầu tiên có Hội thảo bàn về vấn đề bất động sản nông nghiệp. Bất động sản nông nghiệp là lĩnh vực “bất động” đúng nghĩa do không được - khó thay đổi “mục đích sử dụng” ruộng đất, dẫn đến “bất động chức năng” vì tư duy “an ninh lương thực” và hạn chế tối đa quyền sở hữu kinh tế đối với ruộng đất của các chủ thể thực tế (xóa bỏ tư hữu ruộng đất).

Ông Thiên cho biết thêm, không có (và khó phát triển) thị trường bất động sản nông nghiệp đúng nghĩa. Các chuyên gia nên giải trình và thống nhất các khái niệm rõ ràng và những điều kiện cho tài sản đó vận hành đúng nghĩa. Những xu hướng gần đây ghi nhận đang có sự dịch chuyển cơ cấu chức năng ruộng đất; tư duy và cách tiếp cận về quyền sở hữu ruộng đất thay đổi; xu hướng phát triển các chuỗi sản xuất toàn cầu trong nông nghiệp; tác động của thị trường (thị trường thế giới) đến cấu trúc chức năng và quyền tài sản trong nông nghiệp: đòi hỏi quy mô lớn, tự chủ - linh hoạt; xuất hiện một nhân vật chủ thể quan trọng nhất của nền nông nghiệp hiện đại là doanh nghiệp.

Cũng theo ông Thiên, những năm qua, các chủ thể phát triển nông nghiệp đã có sự phát triển. Cả nước có 36.000 trang trại, tăng 500 so 2018, sử dụng nhiều đất, sản xuất lượng nông sản hàng hóa lớn; tổ chức theo chuỗi, hợp tác liên kết quy mô. Năm 2019, số DN nông nghiệp tăng mạnh, thành lập mới hơn 2.750 DN, tăng 25% so với năm 2018. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn tăng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như Vinamilk, TH, Đồng Giao, Nafoods, Dabaco, Masan, Thaoco, Lavifood, Ba Huân, Biển Đông…

Ông lấy dẫn chứng, hiệu ứng của chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn: Công nghệ chế biến, bảo quản nông sản được nâng cao năng lực, chú trọng đầu tư chế biến sâu. Năm 2019, có 17 dự án (20.000 tỷ đồng) đi vào hoạt động. Từ 2018 đến nay, 30 dự án đã hoạt động và đang đầu tư vào nông nghiệp trên 33.000 tỷ đồng. Sát nhập VinCommerce vào Masan tạo nền tảng bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 2.888 siêu thị và cửa hàng Vinmart, Vinmart+, trên cả nước; qua đó, Masan sở hữu thêm 14 trang trại công nghệ cao, bên cạnh hệ thống trang trại chăn nuôi.

Ông Thiên phân tích thêm, một trong những nguyên nhân khiến ngành nông nghiệp gặp khó là cải cách thể chế chậm, hệ thống chính sách không nhất quán, khó dự báo, chồng chéo và rối rắm. “Tại sao khó giải ngân vốn đầu tư công? Tại sao doanh nghiệp Việt chậm lớn? Tại sao năng lực cạnh tranh chậm cải thiện? Chúng ta phải trả lời cho những câu hỏi này’, ông Thiên đặt vấn đề.

Ông Thiên nhấn mạnh, xu hướng thị trường thế giới buộc chúng ta xác định nông nghiệp phải là lợi thế, thế mạnh của Việt Nam. Nền nông nghiệp Việt Nam mà khẳng định hướng phát triển của mình thì bất động sản nông nghiệp cũng theo đó mà phát triển. Do đó, không được chậm trễ để đưa ra các giải pháp như cần Luật Đất đai mới căn bản, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào nông nghiệp tích cực hơn và cần sự hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ