TS. Trần Đình Thiên: "Đắk Lắk cần động lực tăng trưởng mới theo hướng tạo “đột phá” để “bứt phá”

Nhàđầutư
Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Đắk Lắk 2019, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện Trưởng viện Kinh tế Việt Nam cho biết: Đắk Lắk có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển. Tuy nhiên, phải làm thế nào để Đắk Lắk không chỉ tiến lên mà phải là “tiến vượt”, cho tương xứng với tiềm năng, lợi thế đó?
VĂN DŨNG
10, Tháng 03, 2019 | 09:12

Nhàđầutư
Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Đắk Lắk 2019, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện Trưởng viện Kinh tế Việt Nam cho biết: Đắk Lắk có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển. Tuy nhiên, phải làm thế nào để Đắk Lắk không chỉ tiến lên mà phải là “tiến vượt”, cho tương xứng với tiềm năng, lợi thế đó?

-0 001 Daklak

Hội nghị Xúc tiến đầu tư Đắk Lắk năm 2019 diễn ra tại thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, động lực tăng trưởng truyền thống của Đắk Lắk là đất, nước và rừng - đã được khai thác cạn kiệt. Để tiếp tục tăng trưởng và tăng trưởng cao hơn, Đắk Lak cần những động lực mới, cần những lực lượng “hỗ trợ” mới tiếp thêm “năng lượng” cho các động lực cũ đang bị cạn kiệt. Đắk Lắk cần cách tiếp cận mới đến động lực tăng trưởng theo hướng tạo “đột phá” để “bứt phá”.

Bên cạnh đó, Đăk Lắk cần từ bỏ cách tiếp cận lấy tài nguyên thiên nhiên làm động lực chính, xem khai thác tài nguyên thô làm phương thức chủ đạo của tăng trưởng. Chấm dứt triệt để xu hướng “tăng diện tích canh tác, diện tích gieo trồng”, coi đây là một thành tích. Ngược lại, phải có chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi phá rừng làm đất canh tác.

Theo ông Thiên, tỉnh Đắk Lắk muốn vươn lên phải chuyển hướng sang: Định hướng xây dựng chuỗi sản xuất đối với các sản phẩm lợi thế, hướng tới giá trị gia tăng cao thành định hướng ưu tiên trong chiến lược tái cơ cấu kinh tế của tỉnh; Khuyến khích thu hút đầu tư tạo chuỗi, đặc biệt là các công đoạn chế biến sâu, cho các sản phẩm thế mạnh của tỉnh; Áp dụng nguyên tắc “khuyến khích, hỗ trợ người thắng” đối với các doanh nghiệp đầu tư tạo chuỗi, nhằm mục tiêu lôi kéo và thúc đẩy phát triển các nhà đầu tư lớn, đóng vai trò dẫn dắt chuỗi.

Phát triển du lịch với trụ cột là “Văn hóa Tây Nguyên, linh hồn Đại ngàn” được hiểu là tích hợp giá trị của “Đất – Nước – Rừng – Văn hóa Cồng chiêng – bản làng Tây Nguyên”. Kết nối tua tuyến du lịch Đắk Lắk dọc theoTây Nguyên và ngang với các tỉnh Duyên hải miền Trung, tạo cấu trúc Du lịch Rừng – Biển đặc sắc.

IMG_E4730

PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện Trưởng viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Phát triển Buôn Ma Thuột theo hướng hiện đại, hội nhập sâu, kết nối rộng, trở thành Thủ phủ Tây Nguyên đúng nghĩa thời đại là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Tỉnh, và là nhiệm vụ trọng điểm Vùng và Quốc gia trong giai đoạn tới.

“Phải thoát khỏi tư duy cục bộ, coi phát triển Buôn Ma Thuột là việc riêng của Đắk Lắk, chủ yếu làm giàu cho Đắk Lắk. Phải thống nhất về tầm quan trọng của phát triển Tây Nguyên để có cách tiếp cận phát triển Thành phố Buôn Ma Thuột đúng tầm, đúng cách”, ông Thiên nói.

“Tỉnh Đắk Lắk  muốn thực hiện được điều đó thì phải ưu tiên đầu tư hạ tầng cơ sở cho Thành phố ngang tầm Thủ phủ Vùng, đặc biệt là kết nối giao thông (nhấn mạnh kết nối hàng không quốc tế) và các cơ sở Đào tạo – Nghiên cứu & Phát triển, Đổi mới – Sáng tạo theo các lĩnh vực sản phẩm đặc thù”, ông Thiên nhấn mạnh. 

“Để làm được những việc đó, Đắk Lắk cần cải thiện mạnh mẽ hiệu quả hoạt động của Chính quyền. Trong vài năm tới, cần thiết kế và thực hiện chương trình cải cách bộ máy công quyền của Tỉnh với tư cách là một nhiệm vụ ưu tiên – đột phá.

Không cải thiện hình ảnh và nâng cao năng lực bộ máy chính quyền, sẽ ít có nhà đầu tư nào, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, mong muốn đến Đắk Lắk đầu tư theo lời mời gọi hiện đại, nghĩa là không phải lên “tận khai” tài nguyên giàu có của Tây Nguyên theo lối “đánh nhanh, thắng nhanh”, chộp giật, nhưng chịu nhiều rủi ro.

Những nhà đầu tư mà Đắk Lắk cần và mời gọi không phải là những nhà đầu cơ, tranh thủ kiếm chắc mà là những nhà đầu tư đích thực, lên Đắk Lắk để làm giàu cho mình thông qua việc đầu tư phát triển Đắk Lắk, làm giàu Đắk Lak, đưa Đắk Lắk lên hiện đại trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị của Đắk Lắk” ông Thiên cho biết thêm

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ