PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương: ‘NLĐ chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc đóng bảo hiểm xã hội khi gặp biến cố’
Trước thông tin có khoảng 52.600 người rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần theo thống kê của BHXH TP.HCM trong 5 tháng đầu năm 2022. Xung quanh vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội chia sẻ với báo chí về vấn đề rút BHXH một lần.
Nhiều người lao động (NLĐ) chọn rút BHXH một lần, theo bà nguyên nhân do đâu?
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương: Rút BHXH một lần của NLĐ là quyền lợi chính đáng. Căn cứ Luật BHXH, Bộ luật Lao động 2019, họ được quyền rút ra trong trường hợp khó khăn. Trong bối cảnh dịch COVID-19 và thị trường lao động chưa phục hồi hoàn toàn, nhiều NLĐ mới quay trở lại làm việc nên còn khó khăn. Do vậy, phần họ tham gia đóng BHXH được coi là thu nhập tạm thời.
Ngoài ra, còn nhiều lý do khác thuộc về việc tổ chức thực hiện. Trước nhất, NLĐ chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc đóng BHXH khi gặp biến cố như nghỉ thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thứ hai, NLĐ không nhận thức hoặc không hiểu được BHXH sẽ là nguồn thu nhập (lương hưu), bảo hiểm y tế (BHYT) khi về già. Niềm tin của người lao động vào hệ thống bảo hiểm xã hội rất thấp vì họ không tin số tiền đóng bảo hiểm xã hội sẽ được quản lý tốt.
Rất nhiều người lao động tham gia theo kiểu bắt buộc, nên họ rút bảo hiểm xã hội một lần để tham gia bảo hiểm thương mại khác.
Thưa bà, việc rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ có cái lợi là để chi tiêu trước mắt, nhưng về lâu dài, người lao động sẽ ảnh hưởng thế nào?
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương: Ảnh hưởng đầu tiên là người lao động mất an ninh thu nhập. Rút bảo hiểm xã hội một lần đồng nghĩa với việc có tiền trước mắt nhưng mất đi số năm đã đóng, khi đóng lại sẽ thiệt thòi hơn. Theo quy định, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 15 năm mới được hưởng lương hưu 45%, nếu rút ra thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần. Như vậy, cuộc sống về già sẽ rất khó khăn.
Thứ hai, người lao động còn mất đi nhiều chính sách bổ sung như BHYT khi về già, khi ốm đau được hỗ trợ thêm, tử tuất, mai táng…
Theo nguyên tắc của bảo hiểm xã hội, tiền nhàn rỗi do người trẻ đóng vào để trả lương hưu cho người về hưu, đồng thời đầu tư tạo ra quỹ bảo hiểm xã hội lâu dài. Do đó, người lao động rút ra hàng loạt sẽ gây xáo trộn trong hệ thống. Quan trọng hơn là mục tiêu an sinh xã hội toàn dân, mở rộng bao phủ về tham gia bảo hiểm xã hội sẽ không đạt được.
Giai đoạn dịch COVID-19 vừa qua, nếu người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội ngay từ đầu thì sẽ được hưởng rất nhiều chính sách. Chẳng hạn, họ được hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp, giảm đóng bảo hiểm xã hội…
Đứng về mặt vĩ mô, khẩu hiệu "không để ai lại phía sau" - khẩu hiệu an sinh xã hội phát triển kinh tế gắn với mục tiêu xã hội không đạt được. Còn về mặt quốc tế, xu thế chung của thế giới là mở rộng bao phủ của an sinh xã hội, bảo đảm an ninh tuổi già, nên người lao động không được quyền rút bảo hiểm xã hội một lần.
Thưa bà có phải khi nhiều người dân rút bảo hiểm xã hội thì về lâu dài sẽ tăng độ tuổi lao động?
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương: Đó cũng là một trong những hệ lụy. Tại Việt Nam, theo con số thống kê, 80% người lao động sau tuổi về hưu cho đến 70 tuổi vẫn làm việc bình thường. Một nguyên nhân phổ biến là họ không có nguồn thu nhập nào khác.
Nhưng đừng nghĩ rằng người lao động quá tuổi là dấu hiệu xấu, bởi tuổi thọ đã nâng cao, sức khỏe được cải thiện hơn rất nhiều. Việt Nam là 1 trong 10 nước có tuổi thọ cao nhất thế giới trong khi kinh tế ở mức thấp, tức là người cao tuổi tiếp tục tham gia thị trường lao động là một dấu hiệu tốt. Nhưng chỉ tốt với người nào mà đủ điều kiện. Còn những người buộc phải làm vì không đủ an sinh thì đó là những dấu hiệu không tốt.
Nếu chúng ta không có những chính sách khác, sẽ dẫn đến những hệ lụy như tăng nguy cơ tai nạn lao động, tăng chi phí sức khỏe và các hệ lụy khác. Đó sẽ là con dao "hai lưỡi".
Giải pháp về vấn đề này theo bà là gì?
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương: Đầu tiên là phải nhanh chóng điều chỉnh lại luật để không cho người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần. Bởi ngoài những hệ lụy nêu trên, tiền lệ quốc tế không cho người lao động rút ra khi chưa đến hai cột mốc: tuổi nghỉ hưu và đóng đủ số năm hưởng bảo hiểm xã hội.
Tiếp theo, tính toán khoản bảo hiểm thất nghiệp của người lao động theo hướng tín chấp để họ vay một khoản tương đương. Như vậy, người lao động không bị mất đi thời gian đóng bảo hiểm xã hội và vẫn có tiền.
Thứ ba, nếu cho người lao động rút thì chỉ nên cho họ rút những cái thuộc về họ. Hiện nay, doanh nghiệp đứng ra đóng bảo hiểm xã hội ở mức 31% cho người lao động. Trong đó, người lao động chỉ đóng 1/3 số tiền, còn lại là doanh nghiệp đóng. Như vậy, người lao động chỉ được rút phần bản thân đóng.
Thứ tư, tăng cường độ hấp dẫn của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có 2/5 chế độ so với bảo hiểm xã hội bắt buộc nên người lao động thấy không hấp dẫn…
Trân trọng cảm ơn bà!
- Cùng chuyên mục
Bình Dương thưởng Tết dương lịch cao nhất 386 triệu đồng
Doanh nghiệp ở Bình Dương dự kiến thưởng Tết dương lịch cao nhất 386 triệu đồng và Tết âm lịch cao nhất 375 triệu đồng.
Sự kiện - 15/12/2024 06:30
Thủ tướng: Vốn cho lĩnh vực bán dẫn rất lớn nhưng cơ chế chưa theo kịp
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nhu cầu về vốn đầu tư cho lĩnh vực bán dẫn là rất lớn, nhưng cơ chế ưu đãi đặc thù để hỗ trợ đầu tư, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực này còn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.
Sự kiện - 14/12/2024 18:26
VinFast tăng tỷ lệ nội địa hóa, doanh nghiệp hỗ trợ Việt hưởng lợi
Chiến lược tăng tỷ lệ nội địa hóa không chỉ giúp VinFast đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước mà còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam.
Sự kiện - 14/12/2024 15:16
Việt Nam có 174 dự án FDI lĩnh vực bán dẫn, với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD
"Việt Nam hiện có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD", Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Sự kiện - 14/12/2024 14:27
Nghệ An sắp xếp, tinh gọn bộ máy ra sao?
Nghệ An sẽ sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Sự kiện - 14/12/2024 09:27
Hà Nội có thể hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội
Về cơ bản, Hà Nội có thể hoàn thành chỉ tiêu được Chính phủ giao tại đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030".
Sự kiện - 14/12/2024 06:43
Thủ đô Hà Nội sẽ dẫn đầu cả nước về công nghiệp công nghệ cao
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy, định hướng phát triển Thủ đô dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp công nghệ cao; dẫn đầu khu vực phía Bắc về phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo...
Sự kiện - 13/12/2024 23:23
Hà Nội thống nhất giảm 5 sở sau khi tổ chức sắp xếp, tinh gọn
Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng hợp nhất 10 sở để giảm 5 sở; sáp nhập 3 cơ quan báo chí vào Báo Hà Nội Mới.
Sự kiện - 13/12/2024 19:27
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ ấn tượng về Vinfast và GrowMax
Nhắc đến một loạt thương hiệu của doanh nghiệp trong nước, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết ông đặc biệt ấn tượng về 2 thương hiệu Vinfast và GrowMax.
Sự kiện - 13/12/2024 15:03
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai.
Sự kiện - 13/12/2024 14:58
Hà Tĩnh dừng tuyển cán bộ, hợp nhất loạt sở, ngành
Hà Tĩnh đã dừng tuyển công chức từ ngày 1/12, đồng thời tiến hành sáp nhập loạt sở, ngành theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Sự kiện - 13/12/2024 14:10
Thừa Thiên Huế sắp xếp, tinh gọn bộ máy các sở, ngành thế nào?
Thừa Thiên Huế sẽ tinh, gọn, sắp xếp lại các sở, ngành theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
Sự kiện - 13/12/2024 07:43
Tên gọi sau hợp nhất: Gọn, dễ nhớ, có sức sống lâu bền
Liên quan đến tên gọi sau hợp nhất, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, cần đặt tên gọi dễ nhớ, gọn, có ý nghĩa, có sức sống lâu bền để xây dựng thành thương hiệu.
Sự kiện - 13/12/2024 07:26
Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm vướng mắc các dự án điện tái tạo trước ngày 31/1/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cố gắng giải quyết dứt điểm vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo trước ngày 31/1/2025.
Sự kiện - 13/12/2024 05:30
Hà Nội sẽ hạn chế, cấm phương tiện gây ô nhiễm tại 2 quận
Hà Nội sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình để hạn chế hoặc cấm ô tô, xe máy không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải.
Sự kiện - 12/12/2024 15:25
'Xây Tết 2025' tặng hơn 18.500 phần quà cho các công nhân
Ban tổ chức chương trình "Xây Tết 2025" sẽ trao tặng hơn 18.500 phần quà Tết cho các công nhân lao động xa nhà và làm công việc thầm lặng.
Sự kiện - 12/12/2024 12:20
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 week ago