Ông Tất Thành Cang từ 'ngôi sao sáng' đến vòng lao lý
Từng là cán bộ nguồn được quy hoạch và là “ngôi sao sáng” khi con đường công danh “thần tốc” với đỉnh cao là Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền TP.HCM, nhưng vào ngày 16/12 vừa qua, ông Tất Thành Cang lại bị khởi tố, bắt tạm giam.

Ông Tất Thành Cang cho đến khi bị bắt tạm giam đã trải qua nhiều chức vụ lớn, nhỏ tại TP.HCM.
Ông Tất Thành Cang (SN 1971, quê Long An) hiện thường trú tại Quận 6 (TP.HCM). Nhìn vào bản lý lịch mơ ước của ông Cang, có thể thấy con đường quan lộ của ông quả là thần tốc khi năm 1990 tới năm 1993 ông đi bộ đội với cấp bậc Thượng sĩ, sau khi giải ngũ, từ năm 1993 đến năm 1998, ông Cang học tại Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Năm 1999 đến năm 2001, ông học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (tại Hà Nội). Hiện ông Cang có học vị cử nhân chính trị và thạc sĩ luật.
Sau khi ra trường, tháng 7 năm 2001 đến tháng 3 năm 2003, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn TP.HCM, Chủ tịch Hội sinh viên TP.HCM, Trưởng ban Đại học chuyên nghiệp.
Cũng từ đây, đường quan lộ của ông Cang bắt đầu chạy hết tốc lực khi năm 2003 đến năm 2004, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó Bí thư rồi Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố, Trưởng ban Mặt trận Thành Đoàn TP.HCM.
Tới tháng 12 năm 2004 đến năm 2009, Tất Thành Cang là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn TP.HCM. Với bàn đạp là Bí thư Thành đoàn, ông Tất Thành Cang bước vào vũ đài chính trị khi là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII nhiệm kỳ 2007 - 2011 thuộc Đoàn đại biểu TP.HCM, ông cũng là Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XII.
Sau khi làm Thành Đoàn 5 năm, năm 2009 - 2012, ông Cang đã là Thành ủy viên, được bầu giữ chức Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch UBND Quận 2. Năm 2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, ông Tất Thành Cang được bầu giữ chức Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.
Tháng 9/2012, ông Cang được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở GTVT TP.HCM; Ủy viên UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2016.
Tháng 6/2014, tại kỳ họp thứ 13 HĐND TP.HCM khóa VIII, ông Cang được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2016.
Tháng 10/2015, tại Đại hội Đảng bộ TP.HCM khoá X, ông Tất Thành Cang được bầu giữ chức Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020. Tháng 12/2015, ông được miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, ông Tất Thành Cang được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII. Tháng 2/2016, ông được Thành ủy TP.HCM phân công làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM thay ông Võ Văn Thưởng nhận nhiệm vụ khác.
Tháng 5/2016, ông Cang trúng cử Đại biểu HĐND TP.HCM khóa IX. Tưởng chừng con đường quan lộ của ông Cang sẽ không chỉ ở TP.HCM mà sẽ vươn xa hơn thì “cuộc đời không như mơ” khi tháng 12/2018, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương thực hiện xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Được biết, ngày 9/7/2018, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức lễ trao tặng Tất Thành Cang kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đối ngoại Đảng”. Ngoài ra, trong thời gian làm quan, ông Cang được người dân xã Long An, huyện Cần Giuộc nơi ông sinh ra lấy tên ông đặt cho một cây cầu dài 3m bắc qua con kênh nhỏ tại xã mang tên Tất Thành Cang khi ông bỏ tiền xây cây cầu này cho người dân.
Lý do của việc “tai nạn” trên đường quan lộ của ông Cang đến từ việc ông đã “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” vì liên quan các sai phạm trong việc phát hành cổ phiếu tại Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (viết tắt IPC – Tân Thuận) và CTCP phát triển Nam Sài Gòn (SADECO).
Cụ thể của việc “mất phanh” quan lộ của ông Cang đến từ việc khi còn giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, ông Cang đã giúp sức trong việc bán 9 triệu cổ phiếu tại Công ty SADECO sai quy định, gây thiệt hại 153 tỷ đồng.
Theo điều tra của cơ quan chức năng, vào thời điểm khoảng năm 2015, Công ty SADECO có vốn điều lệ khoảng 170 tỷ đồng, trong đó vốn của cổ đông là cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chiếm 62,8% (IPC – Tân Thuận thuộc UBND TP.HCM chiếm 44%, Văn phòng Thành ủy TP.HCM 2,6%, Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận – TACONVES thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM chiếm 14,1%...).
Theo đề án tái cơ cấu, UBND TP.HCM yêu cầu IPC–Tân Thuận không được giảm thêm tỷ lệ sở hữu vốn, nhất là trong bối cảnh SADECO đang có hoạt động lợi nhuận rất cao vào năm 2015 và 2016.
Tuy nhiên, gần cuối năm 2016, từ đề xuất của một công ty tư nhân, HĐQT Công ty SADECO đã ra nghị quyết thống nhất chủ trương hợp tác chiến lược, chọn công ty tư nhân này làm cổ đông chiến lược.
Đến khoảng 24/4/2017, nhóm đại diện quản lý vốn của Văn phòng Thành ủy TPHCM tại Công ty SADECO đã trình lãnh đạo Văn phòng Thành ủy TP.HCM phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ Công ty SADECO.
Ngày 28/4/2017, Văn phòng Thành ủy TP.HCM có tờ trình xin chủ trương Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang lúc bấy giờ về phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Công ty SADECO.
Ngày 18/5/2017, Văn phòng Thành ủy có thông báo số 495 truyền đạt ý kiến của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang lúc bấy giờ về việc chấp thuận để Văn phòng Thành ủy được biểu quyết chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược nhằm tăng vốn điều lệ tại Công ty SADECO.
Từ cơ sở trên, IPC – Tân Thuận kiến nghị UBND thành phố phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ và giảm tỷ lệ sở hữu của IPC – Tân Thuận tại Công ty SADECO.
Trong khi đó, theo Thanh tra TP.HCM, thông báo 495-TB/VPTU ngày 18/5/2017 truyền đạt ý kiến của cá nhân Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang chứ không phải tập thể Thường trực Thành ủy TP.HCM.
Tuy nhiên, nhờ văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang với cương vị Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM lúc bấy giờ, mà IPC – Tân Thuận và Công ty SADECO đã bán 9 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là công ty tư nhân với giá 40.000 đồng/cổ phiếu.
Sau khi phát hành 9 triệu cổ phiếu này, tỷ lệ vốn sở hữu của IPC tại Cty SADECO từ 44% giảm còn 28,8%. Theo Thanh tra TP.HCM, việc làm này đã gây thiệt hại cho Công ty SADECO 153 tỷ đồng, vì giá bán cổ phiếu thấp hơn so với giá thực tế thời điểm lúc bấy giờ. Sau đó khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra thì 9 triệu cổ phiếu đã được thu hồi.
Ngoài ra, ông Cang còn được biết đến với vụ bê bối trong việc bán phần đất công trên 32,4ha ở Phước Kiển (Nhà Bè) được cho là có giá thị trường hơn 2.400 tỷ đồng nhưng lại được Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) bán cho CTCP Quốc Cường Gia Lai với giá chỉ hơn 419 tỷ đồng. Tối 18/4/2018, Văn phòng Thành ủy TP.HCM thông báo ngày 5/6/2017, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận đã ký chuyển nhượng cho CTCP Quốc Cường Gia Lai không báo cáo cho tập thể Thường trực Thành ủy và tập thể Ban Thường vụ Thành ủy theo Quy chế quản lý tài sản của Thành ủy.
Cụ thể, ngày 1/6/2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 512-TB/VPTU, thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, chấp thuận cho thương vụ mua bán này. Thời điểm khu đất được bán, TP.HCM trống vị trí Bí thư Thành ủy do ông Đinh La Thăng đã được Bộ Chính trị điều động làm Phó ban Kinh tế Trung ương, còn ông Nguyễn Thiện Nhân chưa về TP.HCM. Thành ủy lúc này do Phó bí thư Thường trực Tất Thành Cang điều hành.
Kết quả của sai phạm này là việc chiều muộn ngày 16/12/2020, Cơ quan điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Tất Thành Cang để điều tra về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí do liên quan đến vụ Công ty Tân Thuận (IPC) chỉ định bán cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim.
- Cùng chuyên mục
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược
Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.
Sự kiện - 05/05/2025 16:24
Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế
Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.
Sự kiện - 05/05/2025 14:58
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
4
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
5
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago