Nikkei: 'Ông lớn' Sabeco đối mặt với 1 năm đầy khó khăn

Theo Nikkei Asian Review, việc bán thêm cổ phần đã khiến Sabeco không tập trung vào sự chuyển dịch của thị trường bia Việt Nam. Trừ khi một quyết định nhanh chóng được đưa ra, công ty có thể phải đối mặt với sự suy giảm hơn nữa trong thu nhập của mình.
THANH TRẦN
04, Tháng 10, 2020 | 07:32

Theo Nikkei Asian Review, việc bán thêm cổ phần đã khiến Sabeco không tập trung vào sự chuyển dịch của thị trường bia Việt Nam. Trừ khi một quyết định nhanh chóng được đưa ra, công ty có thể phải đối mặt với sự suy giảm hơn nữa trong thu nhập của mình.

2-4241-1598602060

'Ông lớn' Sabeco đối mặt với năm 2020 đầy khó khăn.  Ảnh: Sabeco

Sabeco, nhà sản xuất bia hàng đầu của Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 và Nghị định 100, qua đó đẩy doanh số bán hàng xuống mức thấp nhất trong vài năm trở lại đây. Giờ đây, với việc chính phủ đang cân nhắc thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Sabeco, triển vọng của họ đang trở nên 'u ám' hơn bao giờ hết.

Uống bia là một trong những thú tiêu khiển của người dân Việt Nam. Nhưng ngay cả các quán bar nổi tiếng cũng đang phải vật lộn để tìm kiếm khách hàng sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 100 với các hình phạt khắc nghiệt cho những tài xế say rượu. Những người đi xe máy, phương tiện giao thông chính, hiện phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 8 triệu đồng (345 USD) - gấp đôi mức phạt trước đây - và có thể bị treo bằng lái đến hai năm.

Không chỉ vậy, việc các nhà hàng và quán bar buộc phải đóng cửa do đại dịch COVID-19, cũng đã khiến 'cơn khát bia' của người tiêu dùng giảm bớt. Theo số liệu công bố, mức tiêu thụ đã giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa tháng 1 và 6 và chỉ đang phục hồi khá chậm.

Sabeco, được biết đến với thương hiệu bia Sài Gòn và 333, đã giảm sản lượng 30% trong năm nay và đang trên đà giảm 39% lợi nhuận sau thuế xuống 3,25 nghìn tỷ đồng, theo SSI Securities. Giá cổ phiếu của Sabeco đã giảm khoảng 20% ​​so với đầu năm.

Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á. Theo Kirin Holdings của Nhật Bản, Việt Nam cũng đứng thứ ba trên toàn châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty này cho biết Việt Nam tiêu thụ 4,66 triệu kilôgam trong năm 2018, tăng 7% so với năm trước. Với dân số tương đối trẻ của Việt Nam, các nhà sản xuất bia trên toàn cầu đã theo dõi sát sao tiềm năng của thị trường này.

Vì vậy, khi Chính phủ quyết định bán phần lớn cổ phần của Sabeco (công ty kiểm soát khoảng 40% thị phần ở Việt Nam), nó đã thu hút sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới. Thai Beverage, nhà sản xuất bia Chang, đã giành được hợp đồng vào năm 2017 với giá trị khi đó tương đương khoảng 4,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, những diễn biến gần đây đã phần nào ảnh hưởng đến triển vọng kinh doanh của Sabeco. Mới đây, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 908/QĐ-TTg phê duyệt danh mục có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020. Theo đó, hết năm 2020, cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ thực hiện thoái vốn tại 120 doanh nghiệp, bao gồm cả Sabeco.

Chính phủ đã chuyển nhượng 36% cổ phần còn lại tại Sabeco cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vào cuối tháng 8, với kế hoạch dỡ bỏ vào cuối năm. Dựa trên giá cổ phiếu hiện tại, vụ mua bán có thể được định giá khoảng 1,8 tỷ USD.

ThaiBev được coi là người mua tiềm năng nhất đối với cổ phần của Sabeco. Nhưng các báo cáo gần đây cho thấy công ty có thể đang xem xét bán cổ phần mà họ đã có tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ThaiBev đã nhiều lần bác bỏ các báo cáo này. Về việc mua thêm cổ phần tại Sabeco, CEO Thapana Sirivadhanabhakdi của ThaiBev chỉ nói rằng ông sẽ "để mắt đến tất cả các cơ hội" trong một cuộc họp báo vào tuần trước.

Sabeco cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến kết quả tài chính của ThaiBev trong thời gian gần đây. "Nếu ThaiBev mua thêm cổ phiếu của Sabeco, họ có thể sẽ bị thua lỗ lớn hơn", một nhà phân tích môi giới cho biết.

Theo Nikkei Asian Review, việc bán thêm cổ phần đã khiến Sabeco không tập trung vào sự chuyển dịch của thị trường bia Việt Nam. Trừ khi một quyết định nhanh chóng được đưa ra, công ty có thể phải đối mặt với sự suy giảm hơn nữa trong thu nhập của mình.

(Theo Nikkei Asian Review)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ