Những mảnh gép cho một bức tranh lớn

Nhàđầutư
Để đánh giá được phần nào thực chất của thay đổi trong những ngày tới, chúng ta phải làm quen với “trò gép tranh”. Từ đầu năm 2018 này, ít nhất đã có ba mảnh gép quan trọng tạo nên bức tranh vân cẩu vẫn còn nhiều bí hiểm này.
HẢI ĐĂNG
11, Tháng 06, 2018 | 22:24

Nhàđầutư
Để đánh giá được phần nào thực chất của thay đổi trong những ngày tới, chúng ta phải làm quen với “trò gép tranh”. Từ đầu năm 2018 này, ít nhất đã có ba mảnh gép quan trọng tạo nên bức tranh vân cẩu vẫn còn nhiều bí hiểm này.

cuoc gap giua kim jong un va donald trump

Thông tin về cuộc gặp giữa ông Kim Jong-un và ông Donald Trump tràn ngập trên các mặt báo ở Singapore.

Tin sốt dẻo trước cả cấp cao

Hai vị nguyên thủ Kim - Trump còn chưa gặp mặt chính thức, thế nhưng lời mời ông Trump tới Bình Nhưỡng vào tháng 7 tới đã được tiết lộ. Vẫn chưa hết ngạc nhiên, tùy thuộc vào kết quả đàm phán ở Singapore ngày mai và hội nghị thượng đỉnh dự kiến ở Bình Nhưỡng vào tháng 7/2018, vòng thứ ba của hội nghị thượng đỉnh có thể sẽ diễn ra tại Washington vào tháng 9/2018.

Sáng 11/6, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA trong một bản tin hiếm hoi đã cho hay, hai ông Kim và Trump sẽ bàn về hai vấn đề chính: Giải trừ hạt nhân và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, còn bàn thêm một số vấn đề khác nảy sinh từ tình hình thực tế thay đổi.

Nhớ lại cách đây chưa đầy một năm, ông Kim đã phóng tên lửa xuống Thái Bình Dương, còn tổng thống Mỹ đã “dội bom” nhà lãnh đạo họ Kim bằng những dòng tweet đe doạ báo thù và HĐBA/LHQ thì tăng cường các lệnh trừng phạt.

Hai vị sẽ (và sẽ không) thoả thuận gì?

Thế là 8h sáng mai (giờ Việt Nam), ngày 12/6, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un từ chỗ chỉ là “chú bé chơi tên lửa” (theo lối diễn đạt của ông Trump cách đây không lâu) sẽ chuyển lên vị thế của một nguyên thủ (hay quốc trưởng) ngang tầm không chỉ với các đồng cấp Hàn Quốc, Nhật Bản, mà còn ngang hàng cả với chính bản thân tổng thống Mỹ.

Có thể sẽ có một bản tuyên bố Trump – Kim, với những lời lẽ chung chung, mang đậm sắc thái ngoại giao như trong hai bức thư mà hai ông đã gửi cho nhau. Trở về Mỹ, tổng thống Trump cầm bản tuyên bố ấy dõng dạc trước các công dân Hoa Kỳ: Tôi (ở đây là Trump) đã làm được điều mà tất cả các tổng thống Mỹ từ trước đến nay chưa làm được! Hãy bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa vào tháng 11 tới đây!

Về phần “lãnh tụ thân mến” chắc chắn sẽ không chịu lép vế. Kim Jong Un cũng có thể lên ti vi “bố cáo” trước người dân của mình: Nước ta đã được công nhận là một cường quốc hạch tâm, đã ngồi nói chuyện ngang hàng với Mỹ! Xin đồng bào cố gắng chịu đựng chút nữa, rồi chúng ta sẽ giàu có như người anh em Đại Hàn!

Còn tiến trình “phi hạt nhân hoá” (denuc) sẽ thế nào? Liệu Trump và Kim có thể đồng ý ngay trong ngày mai không? Chắc chắn là không. Đây là khúc “gân gà” khó nuốt. Donald Trump từng nhấn mạnh: Bắc Triều Tiên phải giải giới ngay. Làm xong chuyện đó, Mỹ mới bắt đầu bãi bỏ các lệnh cấm vận. Tức là Mỹ tiếp tục đòi Bắc Triều Tiên phải “CVID” ngay, nghĩa là phi hạt nhân hoá toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược.

Ông Kim không phải tay vừa, ông sẽ nhấn mạnh nhiều hơn đến “lá bài” “CVIG”, đòi ông Trump phải bảo đảm an ninh cho chế độ của ông, cũng là toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược. Còn tiến trình “denuc”, ông sẽ thực thi theo từng giai đoạn, và ở mỗi giai đoạn, ông sẽ đòi phần thưởng xứng đáng (tức là nới lỏng cấm vận và viện trợ kinh tế), dưới hình thực chi phí cho quá trình “tháo dỡ các cơ sở hạt nhân”.

Cuộc gép tranh tiếp tục

Để đánh giá được phần nào thực chất của những thay đổi trong những ngày tới, chúng ta phải làm quen với “trò gép tranh”. Từ đầu năm 2018 này, ít nhất đã có ba mảnh gép quan trọng tạo nên bức tranh vân cẩu vẫn còn nhiều bí hiểm này. Thứ nhất, nước Mỹ đã tấn phong một vị tổng thống lần đầu tiên công khai đề nghị ngồi vào bàn đàm phán với chủ tịch Kim Jong Un. Như vậy, chính ông Trump là người đưa ra cơ hội để cho cả đối bên có thể “can dự”.

Thứ hai, và đây có thể là mảnh gép quan trọng của bức tranh, đó là chính quyền mới ở Seoul. Các điều kiện “can dự” quá khe khắt của các chính quyền cũ (Lee Myung-bak và Park Geun-hye) khiến ông Kim mặc cảm mình sẽ ngồi vào đàm phán ở thế yếu. Nhưng khi chính quyền Moon Jae-in đắc cử, Kim Jong Un nhận ra ngay một đối tác ông có thể “can dự” mà không phải từ bỏ lập trường của mình.

Mảnh gép thứ ba, đó chính là tâm thế tự tin (theo đánh giá chủ quan) của bản thân Kim Jong Un. Ông cho rằng, thời điểm đã chính muồi để sự răn đe hạt nhân do ông tạo ra đã đủ thu hút sự chú ý từ phía Mỹ và làm dấy lên tính cấp bách của việc phải giải quyết vấn đề.

Động cơ thực sự

Sau cuộc gặp thượng đỉnh sáng mai, chúng ta sẽ biết được liệu chúng ta có đứng trên “vách đá” của lịch sử hay không. Bàn luận về cuộc gặp lịch sử này, giới quan sát vẫn chưa hết kinh ngạc trước những gì đã diễn ra gần đây, nhưng đồng thời lại cũng rất hoài nghi về các động cơ thực sự của mỗi bên, đặc biệt là từ phía ông Kim.

Giới phân tích đang cố gắng thay đổi những giả định từ trước đến nay về CHDCND Triều Tiên để hiểu cách lập luận có thể là “đột phá” của ông Kim. Quá tuổi “tam thập nhi lập”, nay có thể ông muốn xây dựng một tư duy dài hơi, không dựa trên những thay đổi mang tính chiến thuật.

Mục tiêu mà Triều Tiên đặt ra có thể là còn nhiều, song từ mong muốn tới việc có thể thực thi là hai điều khác nhau, vì không chỉ phụ thuộc vào Mỹ, mà còn phụ thuộc cả vào Trung Quốc, một đối tác cho đến nay chưa xuất hiện trên bàn đàm phán nhưng lại có tiếng nói rất quan trọng.

Một cách cụ thể, ông Kim hiện phải đối mặt với hai vấn đề lớn: sự tồn tại của chế độ và đi kèm theo đó là sự cai trị vĩnh viễn của dòng họ Kim. Làm thế nào để giành được “cả chì lẫn chài”. Câu trả lời là cả một cuộc mặc cả lớn lao. Bất cứ lập luận nào khác, chẳng hạn như thống nhất hai miền Triều Tiên hay đưa các lực lượng của Mỹ ra khỏi bán đảo, chẳng có ý nghĩa sống còn đối với Kim Jong Un./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ