Những dự án hạ tầng trọng điểm ‘lỗi hẹn’ tại TP.HCM
Năm 2021, TP.HCM chú trọng đầu tư đồng bộ các dự án kết nối hạ tầng giao thông, hoàn thành các dự án trọng điểm tồn đọng, trong đó có thể kể đến như: Cầu Thủ Thiêm 2, dự án chống ngập, tuyến metro số 1, 2... Tuy nhiên, đến nay các dự án vẫn đang ì ạch, liên tục lùi tiến độ hoàn thành.
Tại kỳ họp thứ 23, HĐND TP.HCM khóa IX, trình bày về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2020 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2021, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM cho biết, định hướng năm 2021, TP.HCM sẽ chú trọng đầu tư đồng bộ kết nối hạ tầng giao thông và giải quyết việc tồn đọng đối với các nhóm dự án trọng điểm.
Theo ông Liêm, TP.HCM sẽ ưu tiên hoàn thành và đưa vào vận hành các dự án chống ngập (trong đó có dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 – quy mô 10.000 tỷ đồng); cơ bản hoàn tất thi công và đưa vào vận hành khai thác thương mại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên); hoàn tất giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương)....
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, do gặp một số vướng mắc như: Ảnh hưởng của dịch COVID-19, vướng mặt bằng, thiếu vốn... đã khiến cho các dự án trọng điểm nói trên bị ì ạch, liên tục dời tiến độ hoàn thành.
Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 – quy mô 10.000 tỷ đồng (dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng) do CTCP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) làm chủ đầu tư.
Dự án được khởi công vào hồi tháng 6/2016, với 8 hạng mục chính, trong đó gồm 6 cống ngăn triều: Bến Nghé, Cây Khô, Mương Chuối, Phú Định, Phú Xuân, Tân Thuận, cùng các tuyến đê kè, hệ thống SCADA.

Đến nay, dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng đã hoàn thành được 95% khối lượng công việc. (Trong ảnh là cống Mương Chuối tại huyện Nhà Bè, TP.HCM)
Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 4/2018. Thế nhưng, tới ngày hoàn thành là tháng 4/2018 thì dự án bị ngưng thi công.
Sau gần 1 năm tạm ngừng thi công, ngày 27/2/2019, dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng được chính thức tái khởi công xây dựng. Trung Nam Group cho biết sẽ hoàn thành dự án vào tháng 6/2019, tuy nhiên, sau đó phía doanh nghiệp này tiếp tục lùi ngày hoàn thành vào các tháng 6, 10, 12/2020.
Cho đến thời điểm hiện tại, dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM vẫn chưa hẹn ngày hoàn thành và có nguy cơ trở thành dự án treo vĩnh viễn do phụ lục hợp đồng BT giữa chính quyền TP.HCM và Trung Nam Group đã hết hạn từ tháng 6/2020, đến nay vẫn chưa thể ký gia hạn.
Liên quan đến vấn đề phụ lục hợp đồng, mới đây, Trung Nam Group đã có văn bản gửi UBND TP.HCM để thông tin về thiệt hại do tạm dừng dự án. Theo văn bản, phụ lục hợp đồng BT số 4769/2019 ký ngày 18/11/2019 giữa UBND TP.HCM và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, thời gian thực hiện hợp đồng đã hết hạn vào ngày 26/6/2020 nhưng đến nay UBND thành phố vẫn chưa ký kết phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng.
Ngày 3/12/2020, UBND TP.HCM có chỉ đạo không dừng dự án nhưng khi phụ lục hợp đồng BT chưa được ký không biết sẽ triển khai dự án bằng cơ sở pháp lý nào, nên nhà đầu tư rất lúng túng. Phía Trung Nam cho biết, thiệt hại mỗi ngày do việc chậm ký phụ lục hợp đồng BT và chậm bố trí vốn thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước ước tính khoảng 45,6 tỷ đồng.
Để giải quyết khó khăn vướng mắc của dự án, Trung Nam Group đề nghị UBND TP.HCM sớm làm việc với Ngân hàng Nhà nước để tháo gỡ cho dự án tiếp tục thực hiện, sớm đưa vào sử dụng. Hiện, dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng đã thực hiện được 95% khối lượng công việc.

Chia sẻ với Nhadautu.vn, đại diện Trung Nam Group cho biết, việc ngừng thi công dự án sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực, theo đó, khi dự án ngăn triều tạm dừng sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ giảm ngập của UBND TP.HCM, thành phố không hoàn thành các cam kết và nhiệm vụ đã được Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ giao phó, chỉ đạo. Đồng thời, dự án tạm dừng gây mất lòng tin của người dân vào chính quyền thành phố vì đã lỡ hẹn suốt nhiều năm qua.
“Nếu tình hình thực hiện dự án kéo dài, chi phí lãi vay và các chi phí theo thời gian sẽ phát sinh hàng trăm nghìn tỷ đồng, những phát sinh không hợp lý sẽ dẫn đến vượt thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố. Các phát sinh do kéo dài thủ tục pháp lý hoàn toàn nằm ngoài trách nhiệm của Nhà đầu tư theo quy định của Hợp đồng đã ký”, vị đại diện Trung Nam Group cho hay.
Ngoài ra, đại diện Trung Nam Group cũng cho biết thêm, trong trường hợp không tìm ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nhà đầu tư sẽ bàn giao lại hiện trạng dự án cho thành phố và có khả năng dự án sẽ đứng trước nguy cơ trở thành dự án treo vĩnh viễn.
Dự án metro số 1 và 2
Theo báo cáo của Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) vừa gửi UBND TP.HCM về tình hình triển khai tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đến tháng 3/2021, đơn vị này cho biết, sau đợt bùng phát dịch lần thứ 3 vào cuối tháng 1, công trường bị thắt chặt kiểm soát, nhân sự gặp biến động, khiến tiến độ tuyến metro số 1 chỉ đạt 82,5% khối lượng công việc.
Trong đó, gói CP1a (đoạn ngầm Ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố) đạt 81,5% khối lượng công việc; gói CP1b (đoạn ngầm ga Nhà hát thành phố đến ga Ba Son) 91%; gói CP2 (đoạn trên cao và depot) đạt 90,5%; gói CP3 (mua sắm thiết bị cơ điện đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) 65%.
Cũng theo báo cáo, tuyến metro số 1 đã điều chỉnh kế hoạch vận hành, khai thác sang năm 2022, thay vì năm 2021 như trước đó. Cụ thể, MAUR cho biết, tới quý IV/2021, tuyến metro số 1 sẽ chạy thử đoạn trên cao từ ngã tư Bình Thái về depot Long Bình trước khi chuẩn bị cho việc vận hành toàn tuyến. Cũng trong thời gian này, chủ đầu tư sẽ tổ chức các công việc cần thiết cho công tác vận hành, đào tạo, chuyển giao công nghệ, nghiệm thu bàn giao.
“Việc đưa ra kế hoạch vận hành thử nói trên, nhằm chuẩn bị cho vận hành toàn tuyến metro số 1 và tiến đến khai thác thương mại năm 2022”, MAUR thông tin.

Tuyến metro số 1 đến nay đã đạt 82,5% khối lượng công việc.
Dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được khởi công xây dựng từ tháng 8/2012, có tổng chiều dài 19,7km, trong đó, đoạn đi ngầm 2,6 km và đoạn đi trên cao 17,1km. Với 14 nhà ga (3 ga ngầm và 11 ga trên cao) và 1 depot. Đi qua các quận gồm: Quận 1, Bình Thạnh, quận 2, quận 9, Thủ Đức của TP.HCM và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 43.757 tỷ đồng trong đó, vốn vay ODA của Nhật Bản hơn 185 tỷ Yên (tương đương 38.265,55 tỷ đồng), vốn từ ngân sách TP.HCM là 5.491,6 tỷ đồng.
Đối với metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương), tại báo cáo vừa gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư về tình hình triển khai dự án, UBND TP.HCM cho biết, dự án metro số 2 đang còn một số vướng mắc như: Thẩm định lại điều kiện vay vốn; gia hạn khoản vay của Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) vì đã hết hạn vào ngày 31/12/2020; ký phụ lục Hợp đồng tư vấn thực hiện dự án (IC) do tư vấn đã ngừng tham gia dự án từ năm 2018.
Do đó, UBND thành phố kiến nghị Bộ KH&ĐT hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn để dự án có thể hoàn thành đúng kế hoạch.
Về tiến độ dự án, đến nay, công trình đã được bàn giao mặt bằng sạch đạt 74% (462/603 hộ) và dự kiến hoàn thành trong những tháng tiếp theo. Còn với gói thầu di dời hạ tầng kỹ thuật, dự kiến từ tháng 8/2021 sẽ bắt đầu thực hiện.
Theo UBND TP.HCM, hiện MAUR đang hoàn tất các thủ tục để mời thầu trong năm 2021 và dự kiến có thể trao thầu, khởi công dự án vào giữa năm 2022.
Dự án metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) thuộc công trình đường sắt đô thị thuộc cấp đặc biệt, với tổng mức đầu tư gần 47.891 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 18.512 tỷ đồng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời hỗ trợ gần 4.181 tỷ đồng…
Dự án có tổng chiều dài là 11,2km, dự kiến đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Phú, Tân Bình với đoạn đi ngầm dài khoảng 9,2 km, đoạn đi trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot dài khoảng 2 km.
Theo kế hoạch trước đó, tuyến metro số 2 sẽ khởi công năm 2021, hoàn thành sau 5 năm, nhưng do gặp một số vướng mắc nên việc khởi công dự án phải lùi sang giữa năm 2022 và kỳ vọng sẽ đưa vào khai thác năm 2026.
Cầu Thủ Thiêm 2
Liên quan đến cầu Thủ Thiêm 2, mới đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết, UBND quận 1 đã có văn bản xác định thời gian bàn giao mặt bằng trong quý II/2021. Nhà đầu tư cũng cam kết hoàn thành toàn bộ dự án để đưa vào khai thác vào quý II/2022.
Tuy nhiên, Sở GTVT TP.HCM sẽ phối hợp cùng các đơn vị liên quan và nhà đầu tư nỗ lực để đưa công trình này vào khai thác trước 30/4/2022. Công tác thanh toán, quyết toán, kết thúc hợp đồng BT sẽ tiếp tục thực hiện sau khi dự án đưa vào khai thác. Các thủ tục này sẽ hoàn tất vào quý I/2023.
Như vậy, đây là lần thứ 3 công trình này bị lùi thời gian hoàn thành. Trong đó, lần đầu cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018 và sau đó, theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, dự án lần nữa được UBND TP.HCM chấp thuận dời thời gian hoàn thành đến ngày 9/9/2020.

Hiện, dự án cầu Thủ Thiêm 2 đang tạm ngưng thi công do vướng đền bù giải tỏa 11.114m2 đất của Nhà máy Ba Son, 1.607m2 đất của Bộ tư lệnh Hải quân và 158,7m2 đất của Văn phòng Chính phủ quản lý ở phía quận 1, TP.HCM.
Về tiến độ dự án, sau khi hoàn thành được 70% khối lượng công việc, từ tháng 8/2020 đến nay cầu Thủ Thiêm 2 đã bị ngưng thi công. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, trong đó, mặt bằng phía quận 1 còn vướng đền bù giải tỏa 11.114m2 đất của Nhà máy Ba Son, 1.607m2 đất của Bộ tư lệnh Hải quân và 158,7m2 đất của Văn phòng Chính phủ quản lý.
Bên cạnh đó, một số hạng mục như, kết cấu trụ tháp S2 giữa sông đã thi công được 27/34 đốt trụ, hoàn thành sản xuất 100% dầm thép tại bãi và lắp đặt được 11/17 đốt. Phần vật tư dây văng đã được nhà thầu nhập khẩu 100% khối lượng từ châu Âu về tập kết tại công trường; thi công căng cáp dây văng đã đạt 36/56 bó cáp.
Cầu Thủ Thiêm 2, được khởi công từ đầu năm 2015 do Công ty Đại Quang Minh làm chủ đầu tư, với tổng số vốn là 4.260 tỷ đồng. Cầu có quy mô 6 làn xe, tổng chiều dài là 1.465m. Trong đó, phần cầu dài 885,7m, được thiết kế là cầu dây văng với trụ tháp chính có hình dáng kiến trúc cầu Rồng cao 113m, nghiêng về phía Thủ Thiêm, là biểu tượng cổng chào từ Trung tâm thành phố qua Khu ĐTM Thủ Thiêm. Cùng với thiết kế chiếu sáng mỹ thuật thì cầu Thủ Thiêm 2 sẽ là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn cả ban ngày và về đêm.
4 tuyến đường chính tại Khu đô thị Thủ Thiêm
Dự án do Công ty Đại Quang Minh làm chủ đầu tư, được triển khai thi công từ tháng 2/2014, thời gian hoàn thành công trình là 36 tháng, tức là tháng 2/2017. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 6/2020, tại báo cáo của Kiểm toán nhà nước cho thấy, dự án đã bị chậm 27 tháng so với tiến độ tại quyết định đầu tư và cam kết tại phụ lục hợp đồng.
Ngày 21/7/2020, UBND TP.HCM đã có văn bản số 2775 về gia hạn thời gian hoàn thành công trình để làm cơ sở cho việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và các bên liên quan ký phụ lục hợp đồng BT điều chỉnh theo quy định
Theo dự kiến công trình này sẽ hoàn thành trong năm 2020, nhưng đến nay toàn tuyến vẫn chưa được đưa vào sử dụng thông suốt, một số đoạn vẫn còn thi công nhưng với tốc độ chậm vì vướng giải phóng mặt bằng.

Hiện 4 tuyến đường vẫn chưa thể đồng bộ, thông tuyến do vướng mặt bằng.
Tại kết luận của Kiểm toán Nhà nước cũng cho hay, dự án xây dựng 4 tuyến đường chính trong KĐTM Thủ Thiêm theo kế hoạch cam kết tiến độ của các bên thì đến quý I/2022 mới hoàn thành (chậm hơn 4 năm), nguyên nhân chủ yếu do vướng giải phóng mặt bằng.
Dự án có tổng chiều dài 11,9 km, chiều rộng từ 11,6 m đến 55 m với số tiền đầu tư hơn 8.200 tỷ đồng. Nếu tính cả chi phí dự phòng do trượt giá và lãi vay (3.917 tỷ đồng), tổng số vốn lên đến hơn 12.000 tỷ đồng.
Trong đó, tuyến lớn nhất ký hiệu R1 (Đại lộ Vòng cung) với chiều dài 3,4 km, có mặt cắt ngang 55 m, 6 làn xe; đường R2 (đường Ven hồ trung tâm) dài 3 km, mặt cắt ngang 29,2 m; đường R3 (tuyến đường ven sông Sài Gòn) dài 3 km, mặt cắt ngang 28,1 m; Đường R4 (đường Vùng châu thổ) dài 2,5 km, mặt cắt ngang 11,6 m. Sau khi hoàn thành, 4 tuyến đường này sẽ nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng cho Khu Đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm.
Dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh
Công trình sửa chữa, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh, do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí khoảng 473 tỷ đồng, nguồn vốn được lấy từ ngân sách TP.HCM, trong đó chi phí xây dựng là 371 tỷ đồng.
Theo kế hoạch ban đầu, công trình dự kiến sẽ được thi công bắt đầu từ tháng 6/2019 và hoàn thành vào tháng 9/2020 tức trong vòng 14 tháng. Nhưng sau đó đến ngày 5/10/2019, công trình này mới chính thức được thi công. Tuy nhiên, do gặp phải vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng đã khiến dự án bị chậm tiến độ so với dự kiến.
Cụ thể, trở ngại do căn nhà số A17/1 đường Phú Mỹ (quận Bình Thạnh) đã cũ nát, xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ, do đó, việc xây dựng đoạn cống thoát nước ra cửa xả chính hầm chui Văn Thánh 2 chưa thể thực hiện vì căn nhà trên.
Về vấn đề trên, trao đổi nhanh với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Phó Trưởng Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, mọi khó khăn, vướng mắc mà dự án gặp phải hiện đã được giải quyết.
Về tiến độ dự án, theo ông Ninh, đến thời điểm hiện tại dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh đã thực hiện được 90% khối lượng công việc. Các đơn vị đã thi công xong bù vênh, thảm nhựa mặt đường, cải tạo vỉa hè, cây xanh chiếu sáng đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến cầu Thủ Thiêm (khoảng 1.200m). Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành, bàn giao trước dịp 30/4 tới đây.
Công trình sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh có chiều dài toàn tuyến gần 3,2 km. Dự án sẽ nâng cao mặt đường ở những nơi bị lún. Trong đó, khoảng 500 m đường bị lún sẽ được nâng từ 0,5 m đến 1,2 m nhằm đảm bảo yêu cầu chống ngập, giao thông, hài hòa với các khu dân cư hai bên và cốt nền quy hoạch.
- Cùng chuyên mục
Huế kêu gọi đầu tư gần 48.000 tỷ vào loạt dự án tại khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
15 dự án với tổng mức đầu tư lên đến 47.495 tỷ đồng vừa được UBND TP. Huế lên danh mục kêu gọi các nhà đầu tư rót vốn vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.
Đầu tư - 18/04/2025 17:21
Liên danh AAC – Cienco4 trúng gói thầu hơn 168 tỷ ở sân bay Vinh
Liên danh ACC - Cienco4 vừa trúng Gói thầu số 6 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay của Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Đầu tư - 18/04/2025 15:16
Ứng phó với 'cơn chấn động' thuế quan, chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp hướng về thị trường nội địa
Dù chính sách thuế quan của Mỹ có thể tác động nhiều đến doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam, nhưng các chuyên gia tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua thách thức này.
Đầu tư - 18/04/2025 15:01
Giá chung cư ở Thuận An, Bình Dương tăng gần 40% sau 5 năm?
Giá chung cư ở Thuận An, Bình Dương tăng 39% so với quý I/2020. Các chuyên gia dự đoán, trong thời gian tới, Bình Dương sẽ dẫn dắt nguồn cung chung cư, với các dự án ở hạng B, C.
Đầu tư - 18/04/2025 13:34
Tỉnh Nghệ An đề xuất thành lập ban chỉ đạo phát triển nhà ở
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An đề xuất Sở Xây dựng thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh, xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở năm 2025, rà soát thủ tục và tiến độ dự án, đề xuất thu hồi dự án chậm triển khai.
Bất động sản - 18/04/2025 11:28
Bất động sản nghỉ dưỡng khu vực Đà Nẵng vẫn 'đóng băng'
Cả 3 phân khúc thuộc loại hình bất động sản nghỉ dưỡng tại khu vực Đà Nẵng đều ghi nhận nguồn cung mới giảm, lượng tiêu thụ ảm đạm.
Đầu tư - 18/04/2025 11:26
Bình Định cho phép FLC nghiên cứu quy hoạch khu đô thị sân bay
Lãnh đạo tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương cho CTCP Tập đoàn FLC nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch Khu đô thị sân bay (thuộc xã Cát Tân, huyện Phù Cát).
Đầu tư - 18/04/2025 10:24
Lượng tiêu thụ chung cư Hà Nội vượt trội hơn TP.HCM
Quý I, nguồn cung sơ cấp căn hộ chung cư ở Hà Nội đạt 11.168 căn, giá bán trung bình đạt 79 triệu đồng/m2, tăng 5% theo quý và 32% theo năm. Dù giá cao, nhưng lượng tiêu thụ được 7.914 căn, cao hơn nhiều so với thị trường chung cư TP.HCM
Đầu tư - 18/04/2025 09:50
Bình quân giá sai cổ phiếu sẽ khiến nhà đầu tư thêm thua lỗ
Theo ông Nguyễn Thế Minh, mỗi cú sốc của thị trường mở ra cơ hội bình quân giá xuống, hạ tỷ trọng margin. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo không nên giải ngân ở những mã yếu kém.
Đầu tư thông minh - 18/04/2025 08:15
Tác động của thuế quan Mỹ tới chính sách tiền tệ của Việt Nam
Nghiên cứu này là một chuyên đề của Series nghiên cứu về tác động của chính sách thuế quan mới của Chính phủ Mỹ tới nền kinh tế Việt Nam, được thực hiện bởi Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng trong tháng 4/2025.
Đầu tư thông minh - 18/04/2025 07:00
Dự án hơn 6.000 tỷ ở Bình Định 'ì ạch' gần 20 năm
Do vướng mắc nhiều vấn đề về giải phóng mặt bằng, pháp lý, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Cát Hải Bay (tại xã Cát Hải, huyện Phù Cát, Bình Định) gần 20 năm vẫn chưa thể hoàn thành.
Đầu tư - 18/04/2025 06:30
Nghệ An đề xuất đầu tư gần 22.000 tỷ làm cao tốc nối Lào
Để phát huy hiệu quả đầu tư, sớm hoàn thành toàn bộ dự án theo quy hoạch, Sở Xây dựng Nghệ An đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn (đoạn Vinh - Thanh Thuỷ) có quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh, với tổng mức đầu tư gần 22.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 17/04/2025 17:01
Quảng Nam 'tìm lời giải' cho hàng trăm dự án chậm tiến độ
Đối diện với hàng trăm dự án chậm tiến độ, tỉnh Quảng Nam đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa các dự án hoàn thành.
Đầu tư - 17/04/2025 17:00
Kim Long Motor đề xuất làm dự án nhà ở xã hội gần 580 tỷ ở Huế
CTCP Kim Long Motor Huế vừa đề xuất với Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp TP. Huế về việc đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.
Đầu tư - 17/04/2025 13:46
Khuyến khích Amkor Technology mở rộng hoạt động tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khuyến khích Tập đoàn Amkor Technology tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tại Việt Nam và mở rộng hoạt động đóng gói tiên tiến, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Đầu tư - 17/04/2025 08:17
Những khó khăn, thách thức với kinh tế Việt Nam 2025
Tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 cao hơn cùng kỳ trong 5 năm gần đây và cao hơn kịch bản tăng trưởng ban đầu. Tuy nhiên, nền kinh tế đang phải đối mặt nhiều hạn chế, bất cập và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro lớn...
Đầu tư - 17/04/2025 08:15
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Giá chung cư tăng như 'lên đồng', thanh khoản chậm lại
-
4
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
5
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago