Những 'bí mật' trong bức tranh xuất nhập khẩu 2019

NGUYỄN ĐÌNH BÍCH
12:35 13/01/2020

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, những thành tựu trong xuất nhập khẩu năm 2019 là rất rõ ràng. Nhưng nhìn nhận nó như thế nào để tiếp tục đạt được những thành tựu tốt hơn nữa lại là câu chuyện hoàn toàn khác, không thể xem nhẹ.

978a8_a1_600

Thành tựu “kép” và những mặt ưu

Cho dù phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng xuất nhập khẩu năm 2019 đã đạt được thắng lợi kép.

Trước hết, trên bình diện toàn cầu, 2019 là năm thứ tám giá hàng hóa trên thị trường thế giới hầu như liên tục tụt dốc, khiến cho các “rổ hàng hóa” xuất nhập khẩu đều “co lại”. Đây là điều chưa từng có trong sáu thập kỷ trở lại đây. Trong bối cảnh quốc tế như vậy, những nền kinh tế có độ mở càng lớn, như Việt Nam, thì tác động của thị trường thế giới đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng như thị trường trong nước càng mạnh.

Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, so với mức đỉnh năm 2011, giá hàng năng lượng 11 tháng đầu năm 2019 giảm tới 41%; giá hàng phi năng lượng giảm 31,8%, trong đó giá phân bón giảm 40,3%, nông sản giảm 31,7% và giá kim loại và khoáng sản giảm 30,9%.

Sức kéo của “đoàn tàu xuất khẩu”, cũng như của thị trường trong nước đối với sự phát triển của nền kinh tế đang ngày càng giảm.

Trong điều kiện đó, việc kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt trên 263 tỉ đô la Mỹ, tăng 8,1%, tuy chỉ cao hơn chút ít so với mục tiêu, nhưng là một thành tựu lớn. Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, nếu không bị giá xuất khẩu làm “co lại” thì kim ngạch xuất khẩu và nhịp tăng còn cao hơn nhiều.

Điều này cũng có nghĩa sức chịu đựng áp lực giảm giá của nền kinh tế Việt Nam là rất đáng kể, vì cùng chịu áp lực đó nhưng xuất khẩu của hàng loạt các nền kinh tế khác đều “co lại”.

Chẳng hạn, các số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tại thời điểm này cho thấy, tổng kim ngạch trong 10 tháng đầu năm 2019 của 12 quốc gia có quy mô xuất khẩu từ 200 tỉ đô la trở lên đã giảm 2,68%, có tới 10 trong tổng số 12 quốc gia có mức tăng trưởng âm, bao gồm cả ba “ông kẹ” trong “làng xuất khẩu thế giới” là Trung Quốc, Mỹ và Đức.

40f6c_a2_600

Trong khi xuất khẩu tăng trưởng hơn cả mong đợi như vậy, nhập khẩu tăng trưởng chậm hơn nhiều so với mong đợi cũng là thành tựu không kém quan trọng, bởi cùng với chúng là kết quả xuất siêu kỷ lục. Trong khi “quota” nhập siêu là dưới 3%, tương ứng với mức nhập siêu dưới 7,9 tỉ đô la, thì Việt Nam lại xuất siêu tới 9,9 tỉ đô la.

Rất có thể, nguyên nhân khiến các nhà quản lý bốn năm liên tiếp bị “bất ngờ” về cán cân thương mại trong hoạch định mục tiêu này nằm ở việc giá hàng hóa trên thị trường thế giới liên tục giảm mạnh như đã nói ở trên.

Tất cả những điều nói trên cũng có nghĩa là, cho dù những biến động về giá cả của thị trường thế giới gây khó khăn ngày càng lớn cho xuất khẩu, nhưng với cơ cấu “rổ hàng hóa nhập khẩu” của nước ta, nó lại là yếu tố thuận lợi không chỉ riêng đối với hoạt động ngoại thương, mà còn góp phần rất tích cực trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Khoảng tối và nét mờ

Cho dù vậy, cũng không thể phủ nhận một thực tế là, sức kéo của “đoàn tàu xuất khẩu”, cũng như của thị trường trong nước đối với sự phát triển của nền kinh tế đang ngày càng giảm.

Số liệu thống kê cho thấy, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2019 đã đạt 2.720 đô la, tăng bình quân 8,8%/năm kể từ năm 2011 trở lại đây, còn xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đã đạt 2.903 đô la/người, tăng bình quân tới 13,67%/năm, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 2.225 đô la/người, tăng bình quân 9,42%/năm.

Điều đó cho thấy, để đạt được 1 đô la Mỹ GDP bình quân đầu người thì doanh thu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bình quân đầu người phải lên tới 1,88 đô la, cao hơn rất nhiều so với 1,5 đô la năm 2010 và 1,05 đô la trước đó 10 năm.

67e5f_a3_600

Nguyên nhân của thực trạng này rất có thể nằm ở chỗ, công nghiệp chế biến, chế tạo của nước ta cho dù phát triển mạnh trong những năm gần đây và đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu chung của nền kinh tế, nhưng quy mô nhập khẩu của nhóm ngành này cũng “khổng lồ” tương ứng.

Thực tế đó có nghĩa là, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, chúng ta tiếp tục phải nhập khẩu rất nhiều thành phẩm, cũng như các sản phẩm trung gian, tức là giá trị gia tăng trong các sản phẩm “Made in Vietnam” vẫn còn rất khiêm tốn.

Bên cạnh đó, điều có lẽ còn đáng quan ngại hơn nữa là, trong bối cảnh thương chiến Trung - Mỹ bùng nổ, xuất nhập khẩu của nước ta lại có hai động thái hầu như ngược chiều nhau, cho dù các nhà quản lý đã rất quyết liệt trong việc kiểm soát nhằm ngăn chặn tình trạng “đội lốt” hàng Việt Nam để né thuế.

Đó là, trong khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng tới 27,7% với kim ngạch chiếm tới 23% “rổ hàng xuất khẩu”, thì nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc cũng tăng rất mạnh 14,9% và chiếm 29,7% “rổ hàng nhập khẩu”. Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc hầu như “giậm chân tại chỗ”, còn nhập khẩu từ Mỹ tuy đã tăng mạnh, nhưng cũng chỉ đạt 12,1%. Do vậy, tình trạng đối lập nhau của cán cân thương mại với hai thị trường này càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, trong điều kiện hết sức khó khăn, xuất nhập khẩu năm 2019 đã gặt hái được những thành tựu nổi bật và góp phần rất quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, nhưng vẫn còn đó những điểm yếu cố hữu trong các hoạt động này, cũng như đã xuất hiện yếu tố mới đe dọa sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

(Theo TBKTSG)

  • Cùng chuyên mục
Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’

Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’

Trong bối cảnh ngành du lịch khởi sắc sau dịch, Vietravel ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh 3 năm qua, song lợi nhuận ngày càng giảm, biên lợi nhuận chỉ khoảng 0,5%.

Tài chính - 11/05/2025 08:40

Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?

Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?

Hệ thống ngân hàng có vai trò lớn trong giúp khối kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng nhất theo Nghị quyết 68. ACB đã tiên phong tung gói vay ưu đãi lãi suất thấp hơn 2% lãi thông thường.

Tài chính - 11/05/2025 07:50

Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty

Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty

Chủ tịch Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho rằng dù vốn điều lệ tăng gấp mấy trăm lần kể từ khi thành lập nhưng giá cổ phiếu lại giảm. Điều này phản ánh đúng giá trị thực tại của công ty.

Tài chính - 10/05/2025 16:24

Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%

Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%

Viconship có kế hoạch chia cổ tức và thưởng cổ phiếu 2024 tỷ lệ lên đến 30%, cao nhất tính từ 2018. Trong đó, công ty trả tiền mặt 5% và cổ phiếu 25%.

Tài chính - 10/05/2025 13:07

HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?

HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?

HAGL đã bỏ lỡ sóng tăng ngành chăn nuôi heo suốt từ năm 2024 đến quý I năm nay vì dừng nuôi khi giá xuống thấp. Doanh nghiệp cho biết đã tái đàn trở lại.

Tài chính - 10/05/2025 08:10

Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025

Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025

Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 09/05/2025 16:20

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.

Tài chính - 09/05/2025 13:46

Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ

Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ

Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.

Tài chính - 09/05/2025 11:08

Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn

Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn

Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.

Tài chính - 09/05/2025 06:45

Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).

Tài chính - 08/05/2025 18:40

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.

Tài chính - 08/05/2025 17:12

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.

Tài chính - 08/05/2025 16:20

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.

Tài chính - 08/05/2025 13:50

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.

Tài chính - 08/05/2025 08:35

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.

Tài chính - 07/05/2025 17:22

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.

Tài chính - 07/05/2025 11:39