Cơ cấu thị trường xuất khẩu 2019 đáng lo ngại

Giới chuyên gia nhận định, nếu nhìn vào cơ cấu thị trường xuất khẩu Việt Nam trong năm 2019 sẽ thấy một số vấn đề lo ngại. Khi tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ khoảng trên 30% thì ở các thị trường lớn khác, mức độ tăng trưởng tương đối thấp, khoảng dưới 4%.
NGUYỆT MINH
02, Tháng 01, 2020 | 10:59

Giới chuyên gia nhận định, nếu nhìn vào cơ cấu thị trường xuất khẩu Việt Nam trong năm 2019 sẽ thấy một số vấn đề lo ngại. Khi tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ khoảng trên 30% thì ở các thị trường lớn khác, mức độ tăng trưởng tương đối thấp, khoảng dưới 4%.

Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục nhập siêu rất lớn từ thị trường Trung Quốc.

Trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2019 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan đạt được những kết quả ấn tượng. Số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, xuất khẩu tăng cao với tổng kim ngạch ước đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, nếu nhìn vào cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đặt ra một số vấn đề lo ngại. Khi tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ khoảng trên 30% thì ở các thị trường lớn khác, mức độ tăng trưởng tương đối thấp, khoảng dưới 4%. Trong khi đó, chúng ta tiếp tục nhập siêu rất lớn từ thị trường Trung Quốc.

Nếu chúng ta nhìn lại những năm trước đây thì tốc độ tăng trưởng XK chậm lại một cách rõ ràng. Năm 2016 - 2017, tốc độ tăng trưởng XK đạt khoảng 20%, hiện nay xuống còn 8%.

XUAT KHAU

TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng CIEM phát biểu tại Diễn đàn Đối thoại kinh tế Việt Nam tổ chức mới đây ở Hà Nội.

Nhận xét về những rủi ro, khó khăn Việt Nam cần vượt qua để tiếp tục có 1 năm 2020 thành công, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, kinh tế Việt Nam năm 2019 đạt thành tựu khá toàn diện. 12 chỉ tiêu do Quốc hội đề ra thì có 5 chỉ tiêu vượt, còn lại nhiều chỉ tiêu đạt.

"Tuy nhiên, đằng sau cái đạt và vượt đó có những điều cần lưu tâm, trong đó có vấn đề xuất nhập khẩu, đặc biệt là cơ cấu XK. Nếu nhìn vào cơ cấu XK của năm 2019 gia tăng và thị trường giảm xuống thì càng nhìn thấy độ rủi ro và dễ bị tổn thương của nền kinh tế khá lớn. Chúng ta cần sự cân bằng với Hoa Kỳ trong thương mại và điều đó rất cần chú ý nhưng nó chưa đến với chúng ta.

Với Trung Quốc, chúng ta cũng cần một sự cân bằng. Hiện chúng ta chưa có sự cân bằng với cả hai thị trường này. Do đó, phải nhìn những con số đó sâu hơn, phải nhìn vào những điểm yếu, điểm dễ bị tổn thương của nền kinh tế, từ đó có giải pháp khắc phục và đặc biệt là ứng phó trước những biến động từ bên ngoài..

Cũng theo nguyên Viện trưởng CIEM, gần đây, truyền thông đưa tin XNK đạt mức kỷ lục trên 500 tỷ USD. Đây chỉ là mặt được của vấn đề. Đằng sau con số đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam từ nay trở đi hoặc từ nhiều năm rồi - một trong những đặc điểm cố hữu của kinh tế Việt Nam là độ mở lớn, kéo theo độ rủi ro cao và tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế cũng từ đó mà gia tăng",

TS. Nguyễn Đình Cung nhìn nhận, khi nhìn vào sâu hơn thì 70% giá trị XNK đến từ những công ty đầu tư nước ngoài. Cũng tương tự như vậy, tỷ lệ nhập khẩu ít hơn một chút, điều đó có nghĩa rằng ở một mức độ nào đó chúng ta lệ thuộc tương đối nhiều vào đầu tư nước ngoài và cũng phụ thuộc vào một số thị trường mà chúng ta hay nói là phải đa dạng hóa thị trường.

(Theo Doanh nghiệp Việt Nam)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ