Những bê bối của công ty dính đến vụ đổ trộm dầu thải vào đầu nguồn nước sạch Sông Đà

Nhàđầutư
Dư luận đang bức xúc về vụ việc đổ dầu thải trộm đầu nguồn Nhà máy nước sạch Sông Đà. Theo xác minh mới đây của cơ quan công an, đơn vị chuyển giao dầu thải cho các nghi can là CTCP Gốm sứ Thanh Hà có trụ sở ở tỉnh Phú Thọ.
KHÁNH AN
22, Tháng 10, 2019 | 15:20

Nhàđầutư
Dư luận đang bức xúc về vụ việc đổ dầu thải trộm đầu nguồn Nhà máy nước sạch Sông Đà. Theo xác minh mới đây của cơ quan công an, đơn vị chuyển giao dầu thải cho các nghi can là CTCP Gốm sứ Thanh Hà có trụ sở ở tỉnh Phú Thọ.

Liên quan đến vụ án nguồn nước của nhà máy nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu thải, Công an tỉnh Phú Thọ kết luận, đơn vị chuyển giao dầu thải cho các nghi can là CTCP gốm sứ Thanh Hà.

Phản hồi thông tin này, ông Nguyễn Đức Truyền - Chủ tịch HĐQT CTCP Gốm sứ Thanh Hà xác nhận, dầu thải mà các đối tượng đổ trộm vào nước sạch sông Đà là của công ty mình.

"Trước hết, tôi phải khẳng định cá nhân tôi và công ty không có bất kì mối quan hệ nào với các đối tượng đổ trộm dầu thải. Sau khi xảy ra vụ việc, tôi đã gọi điện cho bộ phận kho thì được xác nhận đúng là có vụ việc như vậy. Bộ phận kho của công ty đã lén lút đem cho (hoặc bán) 10 thùng chứa khoảng 10m3 cho nhóm Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám. Hiện, phía công ty đã yêu cầu trưởng bộ phận kho làm báo cáo về vụ việc và sẽ có hình thức kỷ luật. Sai đến đâu chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm đến đó”.

Ông Nguyễn Đức Truyền sinh năm 1956 là Chủ tịch HĐQT CTCP gốm sứ Thanh Hà có trụ sở tại Phố Phú Hà, phường Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Công ty của ông Truyền hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ.

Cách đây 3 năm, gốm sứ Thanh Hà cũng từng dính dáng đến sự cố liên quan đến môi trường và bị xử phạt hành chính do có sai phạm trong lĩnh vực này. Cụ thể, vào năm 2016, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP gốm sứ Thanh Hà 160 triệu đồng vì chưa có giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.

Đến năm 2018, Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ tiếp tục nêu ra nhiều tồn tại của công ty này như chưa có giấy phép khai thác sử dụng nước và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; chưa nộp đủ phí bảo vệ môi trường, lò sấy của công ty được chuyển đổi từ than sang cám cưa chưa báo cáo với các cấp có thẩm quyền.

ncs

Dầu thải của Công ty Cổ phần gốm sứ Thanh Hà bị các nghi can nhận xử lý nhưng đem đi đổ trộm gây ô nhiễm nguồn nước của nhà máy nước sạch Sông Đà.

Trước đó vào năm 2006, Gốm sứ Thanh Hà còn từng được biết đến với bê bối tham ô lớn từ việc mua bán men của loạt lãnh đạo. Cụ thể, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT & CV, Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án tham ô tài sản tại CTCP Gốm sứ Thanh Hà, khởi tố 6 bị can, bắt tạm giam 5 đối tượng. Trong đó, ông Chu Văn Hân- Giám đốc Công ty đã bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đến năm 2010, cái tên Thanh Hà tiếp tục gây bức xúc khi khống chế số lượng cổ đông tham dự ĐHCĐ. Cụ thể, nếu cổ đông muốn tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010 của công ty này thì cổ đông hoặc đại diện nhóm cổ đôngphải nắm giữ 2% tổng số cổ phần phát hành (tương ứng với việc sở hữu hơn 500 triệu đồng), cùng với đó công ty này cũng không cung cấp danh sách cổ đông có kèm địa chỉ liên lạc.

Giải thích về điều này, Gốm sứ Thanh Hà cho biết "Điều lệ chúng tôi đã quy định thế rồi. Cổ đông trước khi đầu tư thì phải tìm hiểu điều lệ công ty chứ. Bao nhiêu năm nay, cổ đông muốn dự họp đều phải đảm bảo yêu cầu sở hữu tối thiểu 2%".

go

CTCP gốm sứ CTH trụ sở chính được đặt tại Khu 6, Phường Thanh Vinh, Thị Xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Ngoài Gốm sứ Thanh Hà, ông Truyền còn được biết đến là người đứng đầu CTCP gốm sứ CTH trụ sở chính được đặt tại Khu 6, Phường Thanh Vinh, Thị Xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. CTH hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất các loại gốm sứ, gạch ốp lát ceramic.

Theo giấy đăng ký kinh doanh, CTCP gốm sứ CTH được thành lập vào năm 2007 với số vốn điều lệ ban đầu là 35 tỷ đồng trong đó tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ đông là CTCP Gốm sứ Thanh Hà (86,9%); ông Nguyễn Mạnh Hùng (8,1%); ông Ngô Thanh Sơn (0,11%) và bà Nguyễn Thị Tuyết Vân (4,6%). Tính đến tháng 4/2019, số vốn điều lệ của CTH đã đạt mức 168 tỷ đồng.

Và mặc dù công ty này không công khai báo cáo tài chính qua các năm, tuy nhiên, theo thông tin được công bố trên Website của tỉnh Phú Thọ thì năm 2015, tổng doanh thu CTH đạt 215 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 1,2 tỷ đồng. Lợi nhuận đạt gần 6 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt 4 triệu đồng/tháng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ