Nhìn lại chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất TP.HCM
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, các khu chế xuất, khu công nghiệp ở TP.HCM đã đóng góp lớn vào nền kinh tế, những thành tự nhất định. Song, tại các khu này vẫn còn đó những bất cập như: tính hấp dẫn giảm, dự án có quy mô vốn nhỏ, cơ chế chính sách…
Một chặng đường dài với nhiều thành tựu
Năm 1991, TP.HCM đánh dấu bước đầu tiên phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) với dự án xây dựng KCX Tân Thuận. Tiếp theo đó là KCX Linh Trung, rồi lần lượt hình thành các KCN ở các quận, huyện vùng ven thành phố.
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay TP.HCM đã có 3 KCX và 16 KCN được thành lập với tổng diện tích 4.532 ha. Các KCX, KCN được hình thành nhằm thực hiện 5 mục tiêu kinh tế của Chính phủ đề ra thể hiện việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; giải quyết việc làm; du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến; tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ và góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của TP.HCM phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa các vùng ngoại thành.
Ban quản lý các KCX và CN TP.HCM (Hepza) được thành lập từ năm 1992 nhằm giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước có các dự án đầu tư trong KCX - KCN được hoạt động thuận lợi và phát triển.

Chú thích ảnh: Các KCX, KCN ở TP.HCM đang chuyển đổi sang mô hình sản xuất công nghệ cao, giảm thâm dụng lao động, hình thành môi trường sản xuất sinh thái, tạo giá trị kinh tế bền vững. Ảnh: KCX Tân Thuận
Tính đến tháng 5/2022, tại các KCX, KCN có 1.669 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 12.272 triệu USD. Trong đó, dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 545 dự án, vốn đầu tư đăng ký 6.858 triệu USD; dự án có vốn đầu tư trong nước là 1.124 dự án, vốn đầu tư đăng ký 5,413 triệu USD.
Các dự án đầu tư đa dạng về ngành nghề, quy mô và trình độ công nghệ. Các ngành nghề chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao là điện tử - viễn thông - tin học (16,47%), dịch vụ (15,54%), cơ khí (15,16%), hóa chất - nhựa - cao su (11,97%), dệt may (11,32%), thực phẩm (9,81%).
Nhiều quốc gia đầu tư vào KCX, KCN, trong đó Singapore có vốn đầu tư cao nhất, chiếm tỷ trọng 23,82% (1.635,5 triệu USD), kế đến là Nhật Bản chiếm 22,84% (1.568,49 USD), British Virgin Islands chiếm 9,46% (649,76 triệu USD)…
Theo định hướng của Hepza, các KCX, KCN tại TP.HCM đến năm 2025 là chuyển dần sang KCN xanh, sạch và KCN ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các KCN mới theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao và thu hút đầu tư vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng công nghệ cao, bao gồm: Cơ khí, điện tử - tin học, hóa chất và chế biến lương thực - thực phẩm và các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ 4 ngành công nghiệp trọng yếu.
Trong khi đó, để phát triển KCX, KCN trong thời gian tới, UBND TP.HCM cho rằng cần triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch KCN; đổi mới mô hình KCX, KCN hiện tại và phát triển một số mô hình KCN theo hướng sinh thái, hiệu quả cao hơn; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCX-KCN…
Nhưng còn đó hạn chế
Trưởng ban Hepza Hứa Quốc Hưng cho biết, theo quy hoạch đến năm 2020, TP.HCM có 23 KCX, KCN với tổng diện tích là 5.921,15 ha. Tuy nhiên, đến nay TP.HCM chỉ có 19 KCX, KCN với tổng diện tích 4.546,14 ha, chiếm 76,78% quy mô diện tích quy hoạch dự kiến dành cho các KCX, KCN. Trong đó, có 17 KCX, KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 3.791,84 ha, chiếm 64,04%; diện tích đất xây dựng xí nghiệp, công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 72%.
Các KCN đã có quyết định thành lập nhưng chưa triển khai gồm: Phong Phú, Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân mở rộng, Tây Bắc Củ Chi mở rộng, Vĩnh Lộc mở rộng; KCN có trong danh mục quy hoạch KCN nhưng chưa được thành lập gồm: Vĩnh Lộc 3, Hiệp Phước giai đoạn 3.
Các KCN trình Thủ tướng Chính phủ đưa ra khỏi danh mục quy hoạch KCN gồm: Bàu Đừng, Xuân Thới Thượng và Phước Hiệp; KCN trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào danh mục quy hoạch KCN gồm: Phạm Văn Hai, diện tích 668 ha (ở huyện Bình Chánh).
Theo ông Hưng, hiện nay, khó khăn, vướng mắc của KCN là chưa hoàn tất bồi thường, giải phóng mặt bằng, dẫn đến đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp, cây xanh, giao thông... chưa hoàn chỉnh theo quy hoạch, đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ, kéo dài thời gian triển khai dự án.
Đồng thời, việc chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng dẫn đến chủ đầu tư hạ tầng các KCN không thể thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai cả cho phần diện tích đã hoàn tất giải tỏa (thủ tục thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), nên chưa thể tiếp nhận các dự án đầu tư vào khu vực đất này, gây lãng phí quỹ đất không được khai thác.
Bên cạnh đó, trải qua đợt đại dịch COVID-19, đến nay các doanh nghiệp đều phục hồi và từng bước ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp chủ yếu vẫn là thị trường và nguồn vốn đầu tư phát triển để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực…
Trong khi đó, UBND TP.HCM đánh giá chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN, KCX của TP.HCM chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu.
Cụ thể, trước đây, các KCX, KCN ở TP.HCM chưa có sự chọn lọc đầu tư. Các quy định về môi trường, công nghệ chưa chặt chẽ, nên tiêu chí lấp đầy các KCN, KCX được đặt lên hàng đầu để giải quyết tình trạng lao động thất nghiệp, tiếp cận với công nghệ, nguồn vốn và trình độ quản lý từ nước ngoài.
Do đó, trong giai đoạn đầu phát triển, đa số dự án đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX của TP.HCM chủ yếu sản xuất gia công, thâm dụng lao động, giá trị gia tăng của sản phấm thấp.
Từ năm 2004 đến nay, các KCN, KCX đã tập trung thu hút đầu tư vào những ngành có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng điểm và các ngành công nghiệp hỗ trợ theo chủ trương của địa phương.
Dẫu vậy, UBND TP.HCM nhìn nhận, kết quả thu hút đầu tư vào các KCN, KCX chưa có đột phá, chưa thu hút được dự án đầu tư lớn có tính chất lan tỏa. Đa số dự án đầu tư có quy mô vốn nhỏ, số dự án có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao chiếm tỷ lệ còn thấp.
Theo UBND TP.HCM, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là tính hấp dẫn của KCN, KCX giảm về mọi mặt, như chính sách ưu đãi, kết cấu hạ tầng, giá cho thuê lại đất… Đồng thời quỹ đất thu hút đầu tư vào KCN, KCX ngày càng thu hẹp. Các KCN mới đã thành lập, nhưng chậm triển khai do vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất triển khai dự án và các vấn đề pháp lý của chủ đầu tư. Một số KCN đã có trong danh mục quy hoạch KCN, nhưng chậm được thành lập. Việc phát triển thêm các KCN ngoài quy hoạch gặp nhiều khó khăn về thủ tục và thời gian.
Ngoài ra, các KCN, KCX cũng đang rất thiếu nguồn nhân lực lao động. Nguyên nhân là người lao động nhập cư trở về quê để làm việc tại các KCN ở địa phương hoặc chuyển sang làm việc trong lĩnh vực khác. Đối với lao động kỹ thuật, chương trình giảng dạy còn mang nặng tính lý thuyết, chậm đổi mới, nội dung đào tạo chưa gắn với nhu cầu. Dẫn đến, nhiều lao động dù đã được đào tạo qua trường lớp, nhưng khi được tuyển dụng, doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại.
- Cùng chuyên mục
Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô
Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư - 07/06/2025 09:16
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Đầu tư - 07/06/2025 06:45
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
Đầu tư - 06/06/2025 19:14
Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử
Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Đầu tư - 06/06/2025 11:20
Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long
UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.
Bất động sản - 06/06/2025 11:18
VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng
CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 06/06/2025 10:50
Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù
Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh
Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Đầu tư - 05/06/2025 17:02
TP.HCM lùi thời gian đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm
Đại diện Sở NN&MT TP.HCM cho biết, 3 lô đất tại Thủ Thiêm sẽ đưa đấu giá vào đầu tháng 12 năm nay thay vì quý II như dự kiến.
Đầu tư - 05/06/2025 16:56
Nhờ đâu Hà Nội vọt lên vị trí đầu về thu hút FDI 5 tháng?
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố.
Đầu tư - 05/06/2025 16:35
Thanh hoá sắp có khu đô thị biển hơn 500ha
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phân khu G, khu nhà ở, dịch vụ, trung tâm văn hóa thể thao và cây xanh TP. Sầm Sơn.
Đầu tư - 05/06/2025 14:47
Đẩy nhanh tiến độ dự án sản xuất ray đường sắt 10.000 tỷ đồng của Hoà Phát
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã có chỉ đạo về việc tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt Hòa Phát Dung Quất.
Đầu tư - 05/06/2025 13:45
Đà Nẵng chi 1.400 tỷ đồng đầu tư công viên, tiền đền bù chiếm hơn 92%
Đà Nẵng đầu tư dự án công viên công cộng phía Bắc đường Phan Đăng Lưu và hạ tầng kỹ thuật thương mại dịch vụ khu vực Nại Nam, với tổng vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng, riêng chi phí giải phóng mặt bằng gần 1.300 tỷ đồng.
Đầu tư - 05/06/2025 10:51
Shophouse không còn là 'gà đẻ trứng vàng'
Từng là phân khúc bất động sản được ví như "gà đẻ trứng vàng" cho chủ nhà, giới đầu tư, nhưng, hiện nay, nhà phố thương mại (shophouse) gặp quá nhiều khó khăn khi tỷ lệ trống, "ế" khách thuê ngày càng tăng cao.
Đầu tư - 05/06/2025 06:45
Chủ tịch Tân Hoàng Minh muốn đưa Đà Lạt thành nơi đáng sống nhất châu Á
Vừa hưởng đặc xá hồi tháng 4, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã ngay lập tức quay trở lại làm việc. Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây, ông Dũng đề xuất làm dự án hơn 4.000 ha tại TP. Đà Lạt để địa phương thành trung tâm kinh tế, du lịch đáng sống nhất châu Á.
Đầu tư - 04/06/2025 16:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago