5 định hướng phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp

TRẦN QUỐC PHƯƠNG
09:46 11/08/2022

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam vẫn và tiếp tục là điểm đến tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Screen Shot 2022-08-11 at 9.49.53 AM

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương

Sáng 11/8, tại TP.HCM, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức diễn đàn "Khu công nghiệp Việt Nam - 2022: Khơi thông làn sóng đầu tư mới".

Nhadautu.vn xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT).

Trong hơn 30 năm hình thành và phát triển các khu công nghiệp, 18 năm phát triển các khu kinh tế, việc phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế được xác định là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược, định hướng thu hút đầu tư và đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Qua các thời kỳ, Đảng, Nhà nước đã có các chủ trương, đường lối, chính sách để định hướng cho sự phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế. Các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương đã quan tâm chỉ đạo, tích cực để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho các khu công nghiệp, khu kinh tế hoạt động.

Trên cơ sở đó, đến nay, hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trong cả nước có mặt ở 61/63 tỉnh, thành phố với 403 khu công nghiệp, 18 khu kinh tế ven biển và 26 khu kinh tế cửa khẩu được thành lập, đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước nói chung cũng như các địa phương nói riêng.

Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được hơn 10 nghìn dự án trong nước và gần 11 nghìn dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng khoảng 340 tỷ USD (trong đó tổng vốn đầu tư FDI là khoảng 230 tỷ USD). Những năm gần đây, trung bình hàng năm, vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước; nếu tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo thì vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 70 - 80% tổng vốn đăng ký cả nước. Đồng thời, khu công nghiệp, khu kinh tế đã thực sự trở thành các khu vực trọng điểm thu hút các nguồn vốn đầu tư và dự án lớn trong và ngoài nước, hiện là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu như: Samsung, Canon, LG, Sumitomo, Foxconn, VSIP…

Nhiều doanh nghiệp trong nước với khởi đầu là nhà đầu tư phát triển và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đã phát triển thành những tập đoàn đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, dần vươn tới các thị trường ngoài nước, góp phần khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế như Phú Mỹ 3, Viglacera, Trường Hải, Becamex, Sonadezi, Kinh Bắc… Đây là những đóng góp đáng ghi nhận của các khu công nghiệp, khu kinh tế về thu hút đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

Hơn thế nữa, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách, tạo việc làm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam, nhất là việc tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước.

Hiện nay trên thế giới, các mô hình khu tiếp tục được xác định là một mô hình hiệu quả để phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, các mô hình đang có sự thay đổi về động lực phát triển, theo đó các mô hình khu truyền thống hướng đến xuất khẩu và dựa chủ yếu vào ưu đãi về tài chính đang được chuyển đổi mạnh mẽ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên: mô hình quản lý tiên tiến; hợp tác, cộng sinh công nghiệp để sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, năng lượng, tài nguyên, chia sẻ dịch vụ dùng chung.

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thúc đẩy chuyển đổi mô hình sản xuất, hợp tác kinh doanh, chuỗi giá trị toàn cầu; phương thức điều hành, tổ chức và huy động nguồn lực của doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp từ số hóa đơn giản sang hình thức đổi mới sáng tạo dựa trên sự kết hợp nhiều loại công nghệ. Các yếu tố này sẽ tác động đến mô hình, định hướng phát triển của khu công nghiệp, khu kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, bối cảnh phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng đã có những thay đổi với thuận lợi và khó khăn đan xen. Trong đó, bối cảnh trong nước hiện nay tạo thuận lợi cơ bản cho sự phát triển của khu công nghiệp, khu kinh tế như: môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng hoàn thiện; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường giao thông kết nối vùng, với thị trường quốc tế được nâng cấp và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh; vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng lên và thị trường xuất khẩu được rộng mở thông qua các Hiệp định tự do thương mại đa phương, song phương và nguồn lao động có khả năng thích ứng tốt với những thay đổi khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, việc phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế theo chiều rộng gặp khó khăn do nguồn lực về lao động, đất đai, tài nguyên đã tới hạn trong khi năng suất lao động, hiệu quả khai thác tài nguyên chưa cao; chưa đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với yêu cầu về bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội; duy trì lợi thế cạnh tranh của khu công nghiệp, khu kinh tế trong điều kiện các ưu đãi về thuế, đất đai đang có xu hướng giảm dần; liên kết và hợp tác sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt còn hạn chế. Do vậy, việc phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế cần có chính sách để tận dụng được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nâng cao hiệu quả thu hút và hợp tác đầu tư nước ngoài theo Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Nghị quyết XIII của Đảng vừa qua đã thông qua định hướng và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2025, 2030 và 2045 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 50%. Các định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong thời gian gần đây đặt ra yêu cầu về nâng cao hiệu quả phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế theo hướng phát triển bền vững và đổi mới mô hình phát triển, hiệu quả sử dụng đất.

Việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách về khu công nghiệp, khu kinh tế, đặc biệt là hoàn thiện thể chế, chính sách để đảm bảo khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục đóng vai trò là mô hình quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu cấp thiết. Với vai trò cơ quan đầu mối, tham mưu về quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó xác định một số định hướng phát triển như sau:

Một là, việc phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế là mô hình, giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại, hài hòa giữa các vùng miền, ngành, nghề.

Hai là, đổi mới và đa dạng hóa các loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế để thích ứng với yêu cầu trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế; đảm bảo sức hấp dẫn, cạnh tranh quốc tế của khu công nghiệp, khu kinh tế trong thu hút, hợp tác đầu tư, trong đó lấy đổi mới mô hình phát triển, phương thức quản lý tiên tiến, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu công nghiệp, khu kinh tế làm nền tảng.

Ba là, phát triển kết cấu hạ tầng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu kinh tế phải đảm bảo đồng bộ, hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường; gắn kết chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn, an sinh xã hội và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; thực hiện các cam kết quốc tế về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Bốn là, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế có chọn lọc, phù hợp với yêu cầu, tiềm năng phát triển của địa phương, vùng; ưu tiên dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, có hợp tác chuyển giao công nghệ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng tài nguyên và lao động, có giá trị gia tăng cao và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, vai trò tiên phong và sáng tạo của công đoàn các cấp trong bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; vai trò phản biện, giám sát của các tổ chức chính trị, xã hội; phát huy sự năng động, hiệu quả của nhà đầu tư, doanh nghiệp và các cấp, các ngành trong phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó đã bổ sung các loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới, bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp để giảm bớt thủ tục hành chính và bổ sung, sửa đổi một số quy định để nâng cao hiệu quả sử dung đất trong phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các Bộ, ngành và các địa phương tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách và đồng hành cùng với nhà đầu tư để xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh của khu công nghiệp, khu kinh tế ngày càng minh bạch, thuận lợi.

Đại dịch Covid 19 gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế, nhưng cũng là dịp để Việt Nam nhìn ra được những hạn chế của mình, tận dụng cơ hội từ việc sắp xếp lại cục diện kinh tế, thương mại toàn cầu tạo ra. Nền kinh tế khởi động trở lại sau thời gian giãn cách xã hội là một cơ hội phục hồi tốt cho các doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam vẫn và tiếp tục là điểm đến tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước và được nghe các ý kiến, đóng góp từ các quý vị đại biểu để hoàn thiện cơ chế, chính sách về khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện, thuận lợi cho các nhà đầu tư.

  • Cùng chuyên mục
Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.

Sự kiện - 17/04/2025 06:36

Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo

Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.

Sự kiện - 16/04/2025 17:55

Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.

Sự kiện - 16/04/2025 15:42

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.

Sự kiện - 16/04/2025 12:38

[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam

[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam

Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị cần có quy định pháp lý chắc chắn và cơ chế phân bổ rủi ro chặt chẽ để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng.

Sự kiện - 16/04/2025 10:08

Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn

Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn

Việt Nam hoan nghênh sự tham gia, mở rộng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào các dự án LNG, các dự án dầu khí trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư và hài hòa lợi ích.

Sự kiện - 16/04/2025 07:08

Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PAPI 2024, khẳng định hiệu quả quản trị công

Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PAPI 2024, khẳng định hiệu quả quản trị công

Ngày 15/4, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), phối hợp với các cơ quan liên quan, đã tổ chức lễ công bố kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024. Tỉnh Quảng Ninh đứng đầu toàn quốc với điểm số PAPI cao nhất.

Sự kiện - 16/04/2025 06:50

Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Điểm nhấn mới hạng mục 'Tôn vinh cá nhân'

Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Điểm nhấn mới hạng mục 'Tôn vinh cá nhân'

Nhà báo Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Tạp chí điện tử VietTimes cho biết, hạng mục "Tôn vinh cá nhân" là điểm nhấn mới quan trọng của giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8.

Sự kiện - 15/04/2025 17:45

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Sự kiện - 15/04/2025 17:08

Ông Tập Cận Bình: Thúc đẩy hợp tác Việt - Trung về 5G, trí tuệ nhân tạo

Ông Tập Cận Bình: Thúc đẩy hợp tác Việt - Trung về 5G, trí tuệ nhân tạo

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị nâng tầm hợp tác Việt - Trung thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là đưa hợp tác khoa học công nghệ trở thành trụ cột mới.

Sự kiện - 15/04/2025 16:30

Việt - Trung ký 7 văn kiện hợp tác về đường sắt, đường bộ

Việt - Trung ký 7 văn kiện hợp tác về đường sắt, đường bộ

Các văn kiện về đường sắt có vai trò to lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các dự án đường sắt kết nối Việt Nam-Trung Quốc.

Sự kiện - 15/04/2025 16:20

 Đổi mới bộ máy chính quyền địa phương để phục vụ người dân tốt hơn

Đổi mới bộ máy chính quyền địa phương để phục vụ người dân tốt hơn

PGS. TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, cuộc cải cách đổi mới bộ máy chính quyền địa phương là cuộc cách mạng mang dấu ấn lịch sử nhằm loại bỏ các khâu trung gian, chồng lấn, hướng tới một chính quyền quyền gần hơn, phục vụ người dân tốt hơn.

Sự kiện - 15/04/2025 15:32

Quảng Ngãi chuẩn bị nhà công vụ cho cán bộ Kon Tum sau sáp nhập

Quảng Ngãi chuẩn bị nhà công vụ cho cán bộ Kon Tum sau sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã cơ bản chuẩn bị phương án phương tiện đi lại; bố trí nhà công vụ, đảm bảo phục vụ cán bộ, công chức của tỉnh Kon Tum có nhu cầu sau sáp nhập 2 tỉnh.

Sự kiện - 15/04/2025 14:02

Ra mắt Quỹ Hy Vọng: Chắp cánh giấc mơ làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Ra mắt Quỹ Hy Vọng: Chắp cánh giấc mơ làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

“Quỹ Hy Vọng” không chỉ là một chương trình hỗ trợ tài chính mà còn mở ra cơ hội hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình đang chật vật trên hành trình tìm con yêu.

Sự kiện - 15/04/2025 12:09

Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về thời gian hoàn thành Đại hội đảng bộ các cấp trên cả nước

Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về thời gian hoàn thành Đại hội đảng bộ các cấp trên cả nước

Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ban hành chỉ thị 45 về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, trong đó, nêu rõ quy định về độ tuổi.

Sự kiện - 15/04/2025 09:19

Giải 'Bước chân trên mây' lần thứ 2 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa, quảng bá du lịch Trạm Tấu

Giải 'Bước chân trên mây' lần thứ 2 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa, quảng bá du lịch Trạm Tấu

Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ 2 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa đã diễn ra thành công ngoài mong đợi vào cuối tuần qua.

Sự kiện - 15/04/2025 08:38