Nhìn lại 3 thập kỷ thăng trầm trên thương trường của bầu Đức

Nhàđầutư
Từ hai bàn tay trắng, ông Đoàn Nguyên Đức đã xây dựng Hoàng Anh Gia Lai trở thành một “đế chế” đa ngành với tổng tài sản hàng tỷ USD. Song với chiến lược kinh doanh sai lầm cùng khó khăn chung của thị trường, Hoàng Anh Gia Lai sớm chìm trong khó khăn, nợ nần và phải bán dần tài sản của mình.
KHÁNH AN
04, Tháng 10, 2019 | 17:37

Nhàđầutư
Từ hai bàn tay trắng, ông Đoàn Nguyên Đức đã xây dựng Hoàng Anh Gia Lai trở thành một “đế chế” đa ngành với tổng tài sản hàng tỷ USD. Song với chiến lược kinh doanh sai lầm cùng khó khăn chung của thị trường, Hoàng Anh Gia Lai sớm chìm trong khó khăn, nợ nần và phải bán dần tài sản của mình.

Ông Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1963 trong một gia đình nông dân nghèo tại Bình Định. Trong những năm tháng tuổi thơ vất vả ông đã rất mong muốn có tiền để có thể học thật giỏi, đậu đại học và có một cái nghề để thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Năm 1982, ông khăn gói vào TP.HCM thi đại học, mang theo khát vọng của cả gia đình và những tham vọng từ thuở ấu thơ. Tuy nhiên, năm ấy cánh cửa đại học không mở ra với ông, không nản lòng, ông tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đỗ, nhưng tới lần thi thứ 4 ông vẫn không đậu.

Sau những khó khăn trên con đường học hành, bầu Đức quyết định chọn con đường khởi nghiệp khác không qua trường học mà bằng trường đời.

Bắt đầu bằng việc đi làm thuê, ông đã tích góp  được một khoản tiền để mở một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành nên Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh Gia Lai vào năm 1993.

Đến năm 2006, Xí nghiệp này được chuyển đổi mô hình và trở thành Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai với nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và bóng đá. Công ty bắt đầu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào năm 2008 với mã HAG. Cũng trong năm 2008, với việc sở hữu hơn 55% số cổ phiếu HAG đang lưu hành, bầu Đức đã trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, đồng thời ông cũng tiến hành mở rộng quy mô kinh doanh bằng việc sang Lào và Campuchia trồng cao su.

Khi đó, giá cao su trên thị trường thế giới tăng chóng mặt, trong năm 2011 mức giá còn có lúc lên tới 6.000 USD/tấn. Cùng với cây cao su, HAGL còn trồng nhiều cây công nghiệp khác, như cọ dầu, mía, bắp quy mô mỗi cây trồng lên đến hàng nghìn hecta.

A6D9D6A0-177E-41B6-B94C-161C0E2D56CF

Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức)

Tuy nhiên, sau khi lập đỉnh vào năm 2011, giá cao su thế giới bất ngờ lao dốc mạnh cùng với đó, thị trường bất động sản Việt đóng băng, ông chủ HAGL bắt đầu lâm vào cảnh khó khăn. Năm 2013 và 2014, doanh thu lập tức sụt giảm mạnh trong khi vay nợ vẫn ở mức cao, thanh khoản công ty gặp khó khăn. Hàng chục nghìn tỷ đồng đổ vào cao su khi giá sản phẩm công nghiệp này đang ở đỉnh cao 6.000 USD nhưng đến khi thu hoạch thì giá cao su 'bốc hơi' 80% về còn 1.000 USD.

Khó khăn chồng chất, trong năm 2013, bầu Đức tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường bất động sản Việt Nam. Kế hoạch tái cấu trúc HAGL lúc ấy bao gồm 2 việc chính là thoái vốn và thu hẹp các ngành khai khoáng, thủy điện, bất động sản tại Việt Nam đồng thời chỉ đầu tư vào hai mảng chính là nông nghiệp và bất động sản tại Myanmar.

Sau khi bán đi mảng bất động sản trong nước và thuỷ điện, mía đường, trong bối cảnh giá cao su vẫn chưa hồi phục, Hoàng Anh Gia Lai quyết định đầu tư vào các sản phẩm có vòng đời nhanh giúp mang về dòng tiền duy trì hoạt động. Đầu tiên là bò thịt, rồi đến rau củ quả. Tuy nhiên chiến lược này chỉ giúp HAGL tạm thời cầm cự, chứ không thể giúp tập đoàn của ông bầu nổi tiếng thoát khỏi khó khăn.

Năm 2017, bầu Đức đưa ra hướng đi mới với lĩnh vực trái cây và tham vọng rằng thương hiệu trái cây của Hoàng Anh Gia Lai sẽ vươn ra tầm thế giới. Vào thời điểm đó, không có nhiều người tin vào tham vọng của ông Đoàn Nguyên Đức. Có người còn cho rằng chắc ông bầu đam mê bóng đá vì nợ nần mà hoá 'lẫn', bởi Hoàng Anh Gia Lai trước nay được biết đến với các dự án địa ốc, thuỷ điện hay mía đường, chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên việc chuyển hướng đầu tư kịp thời và kiên định với hướng đi đã chọn đã mang về 'quả ngọt' cho Hoàng Anh Gia Lai cùng doanh nhân Đoàn Nguyên Đức.

Trong năm 2017, sản phẩm nông nghiệp của vị doanh nhân này chính thức được xuất ngoại, trong đó mặt hàng chuối đã được các siêu thị lớn tại Campuchia tiếp nhận và bán đến tay người tiêu dùng. Không dừng lại tại đó, các sản phẩm chanh dây, thanh long, chuối và ớt của HAGL cũng lần lượt được xuất khẩu sang thị trường tiêu thụ trái cây số 1 thế giới là Trung Quốc.

Sau một thời gian mạnh dạn chuyển hướng sang trồng cây ăn trái và thu về tín hiệu khả quan nhưng HAGL vẫn gặp khó khăn về thanh khoản, giá cổ phiếu giảm sâu, đối diện với nguy cơ bị bán giải chấp để trả nợ cho các khoản vay đến hạn.

Và để xử lý dứt điểm khoản nợ tỷ đô, HAGL đã chọn cách hợp tác với Tập đoàn Trường Hải (Thaco) của đại gia Trần Bá Dương.

Giữa tháng 8/2018, HAGL Agrico đã tiến hành tăng vốn điều lệ thông qua hình thức chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và sau đợt chuyển đổi, Thaco trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu 26,29% vốn. Tính chung cả các bên liên quan, hiện nhóm Thaco đã nắm hơn 35,5% vốn tại HAGL Agrico. Cổ đông lớn nhất tại HAGL Agrico là HAGL với tỷ lệ sở hữu 49,24%, HAGL cho biết HAGL Agrico vẫn là công ty con của doanh nghiệp và vẫn tiếp tục được hợp nhất vào BCTC của công ty.

Ngoài ra, bắt đầu từ tháng 8/2019, HAGL Agrico đã tiến hành chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại các công ty con cho Công ty Nông nghiệp Đông Dương (Thadi), bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương; Công ty TNHH Đông Pênh và Công ty TNHH MTV Cao su Trung Nguyên.

Mới đây, HAGL cũng đã chuyển giao toàn bộ số vốn còn lại tại dự án Khu phức hợp Myanmar - dự án quy mô lớn cuối cùng của HAGL cho Đại Quang Minh-Công ty con của Thaco.

Với việc quyết liệt tinh giản hệ thống các công ty con, giới đầu tư kỳ vọng công ty của Bầu Đức có thể “gọn nhẹ” bộ máy, tập trung hoạt động trong mảng kinh doanh được công ty coi là cốt lõi hiện nay là hệ sinh thái nông nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ