Nhiều sai phạm tại dự án cải tạo QL 20 do Thái Sơn, Cửu Long CIPM thực hiện

Nhàđầutư
Dự án cải tạo QL 20 được Bộ GTVT chỉ định cho liên danh của Cửu Long CIPM, liên danh Thái Sơn – công ty 319 thực hiện theo hình thức BT, BOT nhưng mắc nhiều sai sót từ việc phê duyệt chủ đầu tư cho đến quá trình thi công dự án.
THỦY TIÊN
04, Tháng 05, 2018 | 07:40

Nhàđầutư
Dự án cải tạo QL 20 được Bộ GTVT chỉ định cho liên danh của Cửu Long CIPM, liên danh Thái Sơn – công ty 319 thực hiện theo hình thức BT, BOT nhưng mắc nhiều sai sót từ việc phê duyệt chủ đầu tư cho đến quá trình thi công dự án.

Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 (Dự án cải tạo QL 20) nối từ tỉnh Đồng Nai đến tỉnh Lâm Đồng, tách ra thành hai dự án thành phần, với tổng mức đầu tư hơn 7.648 tỷ đồng.

Dự án có điểm đầu tại Km0 (tại ngã ba Dầu Giây, giao Quốc lộ 1 tại Km1833 + 400, thuộc địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại Km 268 (giao Quốc lộ 27 tại Km220, thuộc địa phận thị trấn Đran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng). Tổng chiều dài dự án là 227,9km (chiều dài toàn tuyến là 268km).

Phần 1 của dự án có tổng mức đầu tư 4.590 tỷ đồng (sau được điều chỉnh lên 5.264 tỷ đồng) được thực hiện theo hình thức BT, điểm đầu là Km0+000, và điểm cuối tại Km123+105,17. Liên danh thực hiện là Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM), Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất - xây dựng Đông Mê Kông, Công ty Cổ phần Việt Ren, Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1.

Phần 2 của dự án có chiều dài khoảng 126,5km  (Km123+105,17 - Km268) với tổng mức đầu tư 3.058,9 tỷ đồng do liên danh Tổng Công ty 319; Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) và Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh thực hiện theo hình thức BT, BOT.

Toàn bộ dự án được Bộ Giao thông và vận tải (Bộ GTVT) chỉ định thầu. Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cũng như Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra rất nhiều sai phạm tại Dự án cải tạo QL 20.

quoclo20_lclo-1308

 Dự án cải tạo quốc lộ 20

Tại phần 1 của dự án, Công ty Cửu Long CIPM, một trong 4 nhà đầu tư trong liên mới đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào ngày 30/8/2011.  Doanh nghiệp này 100% vốn nhà nước và trực thuộc Bộ GTVT. Thế nhưng, tính đến tháng 6/2013 công ty này chưa góp đồng nào vào liên danh nhưng vẫn được phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

Theo Kiểm toán Nhà nước, việc huy động vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư không đảm bảo quy định của hợp đồng BT. Cho đến ngày 30/6/2015 - tức là trước thời điểm thông xe công trình 3 tháng, các nhà đầu tư còn dây dưa thiếu tới 136,1 tỷ đồng vốn chủ sơ hữu. Phải đến hết ngày 13/11/2015, Tổ hợp nhà đầu tư CIMP Cửu Long - Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO) - Công ty Đông Mê Kông - Công ty cổ phần Việt Ren mới đóng đủ toàn bộ 601 tỷ đồng vốn chủ sở hữu.

Theo tài liệu của PV Nhadautu.vn, Công ty Cửu Long CIPM được thành lập với vốn điều lệ đăng ký là 1.500 tỷ đồng. Thế nhưng, đến cuối năm 2016, công ty này mới góp được 136,4 tỷ đồng.

Vốn mỏng, song Cửu Long CIPM đang được Bộ GTVT giao thực hiện rất nhiều dự án lớn có mức đầu tư lớn như: Dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương; Dự án xây dựng cầu Cần Thơ; Dự án đường hành lang ven biển phía Nam;…

Còn phần 2 Dự án cải tạo QL 20 do liên danh Tổng Công ty 319; Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn (dưới thời Út “trọc” Đinh Ngọc Hệ) và Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh thực hiện cũng dính nhiều sai phạm.

Theo hợp đồng, phương án thu hồi vốn cho dự án BOT được tính toán trên cơ sở tổng hợp vốn đầu tư dự án, lưu lượng đếm xe thực tế, tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe hàng năm; chi phí vận hành, duy tu, lãi vay… Thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án là 21 năm 4 tháng 5 ngày.

Thế nhưng qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện liên danh này bỏ ra hơn 250 tỷ đồng mua lại quyền thu phí của Trạm thu phí Bảo Lộc - Lâm Đồng và đưa số tiền mua bán trên vào tổng mức đầu tư con đường.

Theo Thanh tra Chính phủ, số tiền bỏ ra mua quyền thu phí không thuộc danh mục theo qui định trong cơ cấu tổng mức đầu tư. Vì vậy Bộ GTVT phải xác định, điều chỉnh lại cho phù hợp trong phương án tài chính của dự án.

Đặc biệt, giá trị được phê duyệt giải phóng mặt bằng trong dự án này là 459 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế, số tiền chi ra để giải phóng mặt bằng chỉ có 32 tỷ đồng, tức chênh lệch số tiền lên đến hơn 420 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ