Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ cao
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2021 từ 10-12%, kịch bản thấp nhất là 7-8%. Nhưng không ít ngân hàng vẫn đặt ra mục tiêu tăng trưởng dư nợ trên dưới 30%.

Tăng trên dưới 30%
Cụ thể, tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2021 của VIB ngày 24/3, cổ đông đã thông qua kế hoạch lợi nhuận năm nay đạt 7.510 tỷ đồng, tăng 29% năm trước, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đều khoảng 31%.
Trong khi đó, hạn mức tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp cho VIB hơn 8%, thấp hơn nhiều ngân hàng khác nhưng nhà băng này lại đặt kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng tới 31% trong năm nay.
Lý giải điều này cho cổ đông, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB cho rằng, định hướng của NHNN cho phép NHTM tăng tín dụng khoảng 12% trong năm nay nhưng cũng khá linh động, phụ thuộc vào diễn biến của nền kinh tế.
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay có thể về mức 10% hay lên 14% tùy theo từng giai đoạn. NHNN có sự thận trọng nhất định, nên giao chỉ tiêu 7-12% ở lần đầu tiên.
"Với VIB, các năm trước NHNN cũng giao chỉ tiêu lần đầu thấp, nhưng sau đó phụ thuộc vào mức độ lành mạnh, chất lượng tín dụng, tính tuân thủ, quản trị minh bạch của VIB mà có sự thay đổi. Các năm qua, VIB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 23 - 30% và đều đạt được", ông Vỹ lý giải thêm.
ĐHCĐ thường niên 2021 diễn ra ngày 24/3, năm 2021, MSB đặt mục tiêu tăng 8% tổng tài sản lên 190 nghìn tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng dự kiến tăng 25% lên hơn 106.000 tỷ đồng; huy động vốn tăng 15% đạt hơn 114.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.280 tỷ đồng, tăng 30%. Tỷ lệ chia cổ tức năm 2021 (trả vào năm 2022) thấp nhất là 15%.
Với kế hoạch tăng trưởng này, theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB là khả thi vì lợi nhuận quý I/2021 rất tốt.
Dự kiến đến cuối quý I/2021, tiền gửi của MSB đạt 92.000 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm, dư nợ cho vay tăng trên 9%. Ước tính lợi nhuận trước thuế quý I/2021 của MSB đạt khoảng 1.200 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 290 tỷ đồng). ROE và ROA đạt lần lượt 1,5% và 10,3%. Tỷ lệ an toàn vốn CAR ở mức 9,9% và nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Vừa qua, ngân hàng đã hoàn tất ký thoả thuận hợp tác độc quyền với bảo hiểm Prudential và dự kiến bắt đầu triển khai từ 1/4/2021.
Cũng theo ông Linh, tỷ lệ cho vay bất động sản cuối năm 2020 đã giảm mạnh xuống còn 11%. Cuối tháng 3/2021, tỷ trọng cho vay bất động sản của MSB gần như không thay đổi so với cuối năm 2020. Năm 2021, MSB sẽ tập trung tín dụng cho năng lượng sạch, các ngành nghề kinh doanh sản xuất ít chịu tác động của dịch Covid-19.
ĐHĐCĐ BIDV cũng thống nhất với một số chỉ tiêu kinh doanh của năm 2021, cụ thể: Tăng trưởng huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, dự kiến tăng trưởng 12%-15%.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2021 của BIDV đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng của NHNN giao, dự kiến tăng trưởng 10%-12%; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát không vượt 1,6%.
Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến đạt 13.000 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2020 phù hợp với diễn biến của thị trường, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do dịch COVID-19, phục hồi, duy trì phát triển sản xuất kinh doanh.
Ông Phạm Quang Dũng – Tổng giám đốc Vietcombank cũng cho biết, Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 12% so với năm trước, đạt mức 25.200 tỷ đồng.
Với tổng tài sản, ngân hàng này đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng là 6% so với năm 2020. Còn với nguồn vốn, chỉ tiêu tăng trưởng huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân là 8%, còn tăng trưởng tín dụng là 12%.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đặt mục tiêu tiếp tục kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 1% và biên lợi nhuận (NIM) ở mức 3,1%.
Nên bỏ room tín dụng
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Tín dụng, NHNN, đến 17/3, tín dụng tăng 1,2%, cả quý I ước tăng 2% so với cuối năm trước. Con số này cao hơn quý I/2020 quanh 0,68%. NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2021 là 12%.
Trước đó, ông Tuấn cũng cho hay, NHNN đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng tín dụng cho năm 2021. Ở kịch bản 1, việc tiêm chủng vắc xin đại trà và dịch Covid-19 được khống chế, tín dụng sẽ tăng 12-13%, có thể đạt 14%.
Kịch bản 2, dịch kéo dài đến tháng 6, các biện pháp giãn cách xã hội vẫn được thực hiện, thời gian tiêm vắc xin kéo dài, tín dụng có thể tăng từ 10-12%. Kịch bản 3, dịch kéo dài đến hết năm, tăng trưởng khoảng 7 - 8%.
Trong 3 kịch bản, cơ quan quản lý kỳ vọng tăng trưởng tín dụng kịch bản 1 nhưng kịch bản 2 có khả năng xảy ra, kịch bản 3 gần như không mong muốn xảy ra nhưng cần phải đưa ra.
Theo Vụ trưởng Tín dụng (NHNN), các ngân hàng đã được giao hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm đợt một. NHNN căn cứ vào quy mô, chất lượng tài sản của từng tổ chức tín dụng (TCTD), để xếp hạng A, B, C… và giao chỉ tiêu linh hoạt.
Các ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, VietinBank được cấp “room” năm nay 6,5-7,5%, riêng Vietcombank được giao 10,5%. Một số ngân hàng TMCP như: VIB, ACB, Sacombank là 8,5-9,5% và MB, VPBank, Techcombank là 10,5-12%.
Thực tế, trong 3 năm gần đây, NHNN thường có 2 lần giao chỉ tiêu tín dụng mỗi năm. Sau khi đưa ra hạn mức tăng trưởng cho từng TCTD vào đầu năm, cơ quan này sẽ tiếp tục có đợt nới “room” lần hai vào nửa cuối năm.
Vì sau khi nhiều TCTD đã sử dụng hết hạn mức từ giữa năm, hoặc quý III, trước khi NHNN xét duyệt nới thêm đợt hai.
Chẳng hạn như: Vietcombank năm 2020 được cấp tín dụng 10%, tuy nhiên đến cuối năm NHNN nâng "room" lên 14%. Một số ngân hàng ngân hàng khác cũng được nâng chỉ tiêu như MB, Techcombank, TPBank...
Hạn mức tín dụng đã được NHNN áp dụng năm 1994, nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng quá đà và chính sách này đã bị bãi bỏ năm 1998.
Tuy nhiên, đến năm 2011, biện pháp hành chính này lại được tái sử dụng do có những lúc tỷ lệ tín dụng trên GDP lên tới 158%, dẫn tới không thể kiểm soát lạm phát.
Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, NHNN nên bãi bỏ biện pháp hành chính này, thay vào đó là biện pháp thị trường khác phù hợp hơn.
(Theo Tin nhanh chứng khoán)
- Cùng chuyên mục
Chính phủ đề xuất NHNN quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Chính phủ đề xuất chuyển quyền quyết định từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với khoản cho vay đặc biệt lãi suất 0%/năm và không có tài sản bảo đảm.
Tài chính - 20/05/2025 14:06
City Auto: Trả cổ tức tiền mặt sau 6 năm, gia nhập bán xe VinFast
Lãnh đạo City Auto thừa nhận việc bán xe hiện nay khá khó kiếm lời, công ty sẽ tăng cường các nguồn thu nhập khác như phụ kiện, dịch vụ, bảo hiểm, tài chính.
Tài chính - 20/05/2025 13:01
Thấy gì từ tín hiệu đảo chiều của khối ngoại?
Dù chưa thay đổi được trạng thái bán ròng tính từ đầu năm, song giao dịch của khối ngoại nửa đầu tháng 5 được nhiều nhóm phân tích gọi là "tín hiệu đảo chiều" sau 2 năm miệt mài xả hàng.
Tài chính - 20/05/2025 11:02
Nghị quyết 68: Thêm lực đẩy cho nhà ở xã hội
Nghị quyết 68 được đánh giá sẽ định hướng phát triển cân bằng hơn cho thị trường địa ốc, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tham gia phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Tài chính - 20/05/2025 07:00
Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn
Novaland dự kiến xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ theo yêu cầu bồi hoàn của cổ đông lớn.
Tài chính - 19/05/2025 14:23
Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ
Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ các nút thắt trong quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và góp phần vào lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 19/05/2025 06:45
Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký
Một lãnh đạo Gemadept chỉ mua hơn 65% lượng cổ phiếu đăng ký khi giá GMD hồi mạnh từ đáy 9/4.
Tài chính - 18/05/2025 09:18
Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'
Ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai cho biết, công ty này đã phải "trả giá" vì những sai lầm tại dự án Phước Kiển nên hạn chế đi vay. Đồng thời, công ty cũng lên kế hoạch đổi tên sau 30 năm tồn tại.
Tài chính - 18/05/2025 08:36
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
Sau 15 năm hình thành và phát triển, dưới sự dẫn dắt của CEO Lê Thị Bình, vốn điều lệ Dược Phẩm Tâm Bình tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 100 tỷ đồng. Công ty cũng có gần 200 nhân viên, 350 đại lý phân phối tại 63 tỉnh thành.
Tài chính - 18/05/2025 06:45
Chờ đợi quý II của DIC Corp
Chủ tịch HĐQT DIC Corp kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận sẽ vào quý II/2025 và công ty có thể hoàn thành luôn kế hoạch cả năm sau 6 tháng.
Tài chính - 17/05/2025 15:57
Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông
An Gia quyết định không chia cổ tức cho năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối 2024 là 1.291,8 tỷ đồng để lại dùng cho hoạt động đầu tư và phát triển dự án của công ty.
Tài chính - 17/05/2025 07:40
Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận
Với kết quả lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng tốt, hầu hết cổ phiếu công ty thủy điện đều có diễn biến tích cực trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 16/05/2025 14:58
Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu
Ông Nguyễn Quang Hưng, CFA, Chuyên gia kinh tế cấp cao Dragon Capital đánh giá các cải cách từ Nghị quyết 68 được kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng.
Tài chính - 16/05/2025 10:34
Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới
Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.
Tài chính - 16/05/2025 07:37
Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên
VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.
Tài chính - 16/05/2025 06:45
Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất
Các bộ và cơ quan ý kiến ban đầu cơ bản ủng hộ đề xuất của Vinspeed về đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, song việc đề xuất chuyển hình thức đầu tư và áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cần báo cáo các cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tài chính - 15/05/2025 17:54
- Đọc nhiều
-
1
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
-
2
Loạt cán bộ 'nhúng chàm' vì ăn chia tiền 'cơ chế' với ông chủ Thuận An
-
3
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
-
4
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
-
5
Đề xuất bỏ cấp phép xây dựng đối với chủ đầu tư uy tín
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 day ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 day ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago