Nhà thầu cao tốc Bắc - Nam trong 'vòng xoáy' càng thi công càng lỗ

Nhàđầutư
Sau cú sốc giá thép năm 2021, việc giá xăng dầu tăng phi mã trong những ngày qua như giáng thêm một đòn mạnh tới các nhà thầu thi công cao tốc Bắc - Nam. Những phát sinh từ yếu tố khách quan đang tạo áp lực rất lớn lên các nhà thầu thi công.
MY ANH
12, Tháng 03, 2022 | 15:01

Nhàđầutư
Sau cú sốc giá thép năm 2021, việc giá xăng dầu tăng phi mã trong những ngày qua như giáng thêm một đòn mạnh tới các nhà thầu thi công cao tốc Bắc - Nam. Những phát sinh từ yếu tố khách quan đang tạo áp lực rất lớn lên các nhà thầu thi công.

cao-toc-bac-nam-1

Các nhà thầu thi công dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đang phải tự gánh chi phí vận tải hàng chục triệu mét khối đất đắp nền. Ảnh: Phạm Ngôn

Giá xăng dầu trong nước tăng phi mã kéo theo đà tăng giá của các loại vật liệu xây dựng như sắt thép, nhựa đường… Điều này tác động trực tiếp tới các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đang triển khai thi công.

Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban quản lý Dự án Thăng Long (Bộ GTVT) cho biết, các dự án do ban làm chủ đầu tư hiện đều chịu ảnh hưởng bởi giá dầu và vật liệu xây dựng tăng cao thời gian qua. Từ đầu năm 2021 tới nay, giá sắt thép tăng cao, nay tới giá dầu thế giới và trong nước biến động lớn như giáng thêm một đòn mạnh tới các nhà thầu.

“Các tuyến cao tốc vừa qua thi công phần nền, cầu, cống nên chủ yếu bị ảnh hưởng bởi giá sắt thép, vật liệu xây dựng, giá dầu tác động chưa nhiều. Tuy nhiên, giai đoạn này các dự án bắt đầu vào phần hoàn thiện mặt đường, phải sử dụng nhiều nhựa đường là một chế phẩm hoá dầu, nên giá xăng dầu tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các dự án”, ông Roãn nói.

Chia sẻ với PV Nhadautu.vn, Trưởng ban Đầu tư Công ty TNHH Định An cho biết, với giá xăng dầu tăng 40-50% so với thời điểm 2021, các nhà xe vận chuyển vật liệu đều yêu cầu nhà thầu phải tăng giá không sẽ ngừng chạy. “Giải quyết vấn đề cho bên vận tải là câu chuyện rất đau đầu, bởi vật tư đất là hạng mục không được điều chỉnh giá, trong khi đó chi phí vận tải lại nằm trong vật tư đất, nên việc điều chỉnh này doanh nghiệp phải tự chịu. Bên cạnh đó, các vật liệu xây dựng khác cũng đồng loạt tăng giá, rồi xăng dầu cho máy móc hoạt động trên công trường… Sức ép tiến độ, giá cả đang tạo ra áp lực rất lớn cho doanh nghiệp”, vị đại diện cho biết.

Phía nhà thầu cũng đưa ra kiến nghị, với các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn II, khi làm giá dự toán ban đầu để mở thầu, bên cạnh việc tham khảo giá của các nhà cung cấp tại địa phương nơi công trình đi qua, cần dự tính việc chênh lệch cung cầu do triển khai đồng thời nhiều dự án để giá vật liệu khi mở thầu sát với giá thị trường hơn.

Đại diện Ban điều hành gói thầu XL10 thuộc dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45 thì cho hay, giá thép vượt 50% so với dự toán, trong khi đó dự án điều chỉnh giá theo chỉ số của tỉnh, chủ yếu dao động bù giá khoảng 5-8%. Mức điều chỉnh này không thể giúp nhà thầu bù được giá thực tế. “Với mức trượt giá này, đa số các nhà thầu thi công trên tuyến cao tốc Bắc-Nam đều đang lỗ nặng, càng thi công càng lỗ. Gói thầu này sử dụng là 5.000 tấn thép, nếu tính theo giá hiện tại nhà thầu sẽ lỗ khoảng 30-40 tỷ đồng”, đại diện Ban điều hành gói thầu XL10 nói.

Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long thừa nhận giá nguyên vật liệu tăng quá cao so với chỉ số giá ký với nhà thầu ban đầu, trong khi giá vật liệu theo thông báo giá của các địa phương đang chậm công bố giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng, hoặc công bố nhưng không theo kịp giá thị trường khiến càng nhà thầu gặp nhiều khó khăn.

“Các dự án cao tốc Bắc - Nam áp dụng hình thức hợp đồng đơn giá điều chỉnh theo chỉ số giá, trong hợp đồng cũng đã cộng dự trù trượt giá. Nhưng hơn một năm qua giá nguyên vật liệu các loại tăng quá nhanh, nên phần dự phòng không đủ bù đắp”, ông Roãn cho hay.

Trước tình hình giá nguyên vật liệu tăng “phi mã”, trong thời gian qua, các Ban Quản lý dự án đã có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ cho phép bổ sung điều khoản hoặc thỏa thuận hợp đồng trường hợp được phép điều chỉnh giá như giá cả vật tư tăng, giảm đột biến quá lớn so với phạm vi dự phòng phí của dự án.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ