4 dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long lo thiếu vật liệu cát đắp nền đường

Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ GTVT) cho biết, các tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Mỹ An - Cao Lãnh và An Hữu - Cao Lãnh sẽ tốn khoản 35,6 triệu m3 cát đắp nền đường. Nếu không có giải pháp sớm, thì các dự án này đứng trước nguy cơ thiếu vật liệu.
ĐÌNH NGUYÊN
20, Tháng 02, 2022 | 06:48

Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ GTVT) cho biết, các tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Mỹ An - Cao Lãnh và An Hữu - Cao Lãnh sẽ tốn khoản 35,6 triệu m3 cát đắp nền đường. Nếu không có giải pháp sớm, thì các dự án này đứng trước nguy cơ thiếu vật liệu.

Giai đoạn 2021-2025, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ triển khai đồng loạt 4 dự án đường bộ cao gồm: cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Mỹ An - Cao Lãnh và An Hữu - Cao Lãnh.

Vụ Khoa học Công nghệ cho biết, nhu cầu cát đắp nền đường này ước khoảng hơn 35,6 triệu m3. Trong đó, tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (gồm hai dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2) cần khoảng 15 triệu m3.

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cần hơn 17,8 triệu m3; cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh cần hơn 1,4 triệu m3 và cao tốc An Hữu - Cao Lãnh cần hơn 1,3 triệu m3.

du-an-cao-toc-Bac-Nam

4 dự án cao tốc ở ĐBSCL sẽ tốn hơn 35,6 triệu m3 cát đắp nền đường. Ảnh minh họa/Huy Hùng.

Nghiên cứu của Vụ Khoa học Công nghệ cho thấy, ở khu vực ĐBSCL hiện chỉ có thể sử dụng cát sông để thi công nền đường. Nguồn mỏ cát sông chủ yếu ở An Giang, Đồng Tháp và một số ít ở Tiền Giang, Vĩnh Long.

Tổng trữ lượng cấp phép các mỏ cát đang khai thác tại khu vực Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang là hơn 5,6 triệu m3. Sản lượng khai thác hàng năm có thể cung cấp cho các dự án khoảng 1,9 triệu m3/năm.

“Nếu không sớm có giải pháp, nguy cơ thiếu vật liệu cát đắp thi công các tuyến cao tốc khu vực ĐBSCL là khó tránh”, Vụ Khoa học Công nghệ nhấn mạnh.

Theo Vụ Khoa học Công nghệ, trong các giải pháp khả thi tìm kiếm vật liệu thay thế cát sông có phương án sử dụng cát biển hoặc cát nhiễm mặn. Vùng biển từ 0 – 100 m của Việt Nam có tiềm năng lớn về khoáng sản vật liệu xây dựng. 30 vùng triển vọng với tổng tài nguyên dự báo gần 150 tỷ m3 đã được xác định, trong đó, vùng biển Sóc Trăng được đánh giá có thể quy hoạch để thăm dò khai thác cát làm vật liệu xây dựng và san lấp.

Về vấn đề này, Bộ GTVT đã giao đơn vị chuyên môn triển khai nghiên cứu việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và tại khu vực ĐBSCL nói riêng.

Bên cạnh đó, rút kinh nghiệm từ các dự án cao tốc giai đoạn 1 về những khó khăn nguồn vật liệu và trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT, Chính phủ đã thông qua cơ chế đặc thù khi nâng công suất các mỏ cát, sỏi lòng sông để triển khai các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025.

Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025 cho thấy, các mỏ cát, sỏi lòng sông đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác thuộc khu vực ĐBSCL, UBND cấp tỉnh được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác chỉ nhằm mục đích phục vụ cho dự án (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường…

Sau khi đã khai thác cung cấp đủ khối lượng cho dự án, dừng việc nâng công suất, tiếp tục khai thác theo công suất quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ