Người dân giảm uống bia rượu, hàng quán méo mặt vì ế khách

Nhàđầutư
Hàng loạt tuyến phố ăn nhậu một thời tại TP. Đà Nẵng bỗng trở nên vắng vẻ đìu hiu, thậm chí nhiều địa điểm treo bảng "sang quán" do người dân giảm vui chơi, ăn nhậu.
THÀNH VÂN
25, Tháng 11, 2023 | 11:23

Nhàđầutư
Hàng loạt tuyến phố ăn nhậu một thời tại TP. Đà Nẵng bỗng trở nên vắng vẻ đìu hiu, thậm chí nhiều địa điểm treo bảng "sang quán" do người dân giảm vui chơi, ăn nhậu.

Quán nhậu ế ẩm, phá sản

Thực tế tại các tuyến đường ở TP. Đà Nẵng nổi tiếng về ăn uống như: Đường 2 tháng 9, Nguyễn Phước Lan, Đường 30 tháng 4… dễ dàng nhận thấy tình cảnh khó khăn của ngành kinh doanh ăn uống. Nếu như trước đây, không khí sôi động, khách vào ra nườm nượp thì nay kinh doanh ế ẩm, vắng khách, nhiều nhà hàng phải đóng cửa, trả mặt bằng.

Chủ nhà hàng Bếp Việt (trên đường 30 tháng 4, TP. Đà Nẵng) Thái Bá Cảnh cho biết, doanh thu nhà hàng giảm sâu khoảng 40% so với năm 2022, điều này cũng kéo theo việc tiêu thu rượu bia giảm tương tự.

"Từ sau quy định kiểm tra nồng độ cồn, cộng với tình hình kinh tế khó khăn, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu nên họ không có nhu cầu ăn uống, tụ tập như trước đây", ông Cảnh nói và cho biết, để thu hút khách, nhà hàng đã có nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng đến ăn uống.

Tương tự, là quản lý của một quán nhậu trên đường Hoàng Thị Loan (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), thời gian gần đây anh Hiếu đang đau đầu vì lượng khách giảm sút. Đặc biệt, lượng tiêu thụ rượu bia, vốn đem lại lợi nhuận cao cho quán, giảm sút thê thảm.

hang-quan

Nhiều hàng quán ở Đà Nẵng phải đóng cửa, trả mặt bằng. Ảnh: T.V.

"Những tháng cuối năm thường là thời gian cao điểm của các hoạt động tiệc tùng, tri ân… và kéo dài sang Tết Nguyên Đán 2024. Tuy nhiên, trước những tác động của suy thoái, người dân, doanh nghiệp tiết kiệm chi tiêu… sẽ gây ra những thách thức đối với dịch vụ ăn uống trong thời gian tới", anh Hiếu chia sẻ. 

Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp kinh doanh rượu trên địa bàn TP. Đà Nẵng cho biết, doanh thu tại cửa hàng giảm sâu, hiện đã giảm đến 50% so với thời điểm năm 2022. Ngoài lý do người dân giảm chi tiêu vì kinh tế khó khăn, thì việc siết lại quy định kiểm tra nồng độ cồn khiến hầu hết khách hàng đều lo ngại.

"Đứng trước những khó khăn nhưng việc kinh doanh vẫn phải liên tục thay đổi cách tiếp thị để cạnh tranh, tồn tại. Thời gian tới, cửa hàng sẽ tập trung vào lượng khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài đến với Đà Nẵng. Bên cạnh đó, có những chương trình ưu đãi, tặng quà cho khách hàng đặt số lượng lớn trong dịp cuối năm và năm mới", vị này cho hay.

Với tình hình kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân bị giảm nên họ hạn chế ăn uống bên ngoài, bao gồm cả việc uống rượu bia. Điều này đã khiến nhiều ông chủ ăn uống không trụ nổi đành phải sang quán, trả mặt bằng hay chuyển ngành nghề kinh doanh. 

20231124-z4911461698036_80d3df9ddb59758fec6245eb16393530

Hàng loạt tuyến phố ăn nhậu một thời tại TP. Đà Nẵng bỗng trở nên vắng vẻ đìu hiu. Ảnh: T.V.

Nỗi buồn của ngành bia rượu

Việc người dân giảm bia rượu đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của các doanh nghiệp đồ uống. Theo BCTC quý 3/2023 của CTCP Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi, doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm sâu.

Cụ thể, trong quý 3/2023, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận hơn 423 tỷ đồng, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 15 tỷ đồng, giảm 67% so với quý 2/2022.

Lũy kế 9 tháng năm 2023, doanh thu thuần của công ty này đạt hơn 1.358,7 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2022; lợi nhuận sau thuế hơn 78 tỷ đồng, giảm 54,6% so với cùng kỳ.

Mở rộng ra công ty mẹ là Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho thấy, tình hình kinh doanh không mấy khả quan với sự sụt giảm mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, Sabeco ghi nhận doanh thu đạt 21.940,98 tỷ đồng, bằng 87,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 3.288,53 tỷ đồng, bằng 74,3% so với cùng kỳ.

Tương tự, một ông lớn khác trong ngành này là Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), BCTC của doanh nghiệp này cho thấy kết quả kinh doanh có sự giảm sút mạnh. Lũy kế 9 tháng năm 2023, Habeco ghi nhận doanh thu thuần 5.511 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 291 tỷ đồng, giảm tương ứng 7% và 39% so với cùng kỳ.

Bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) cho rằng, ngành sản xuất, kinh doanh đồ uống đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc ngành luôn tuân thủ pháp luật, đóng góp lón vào ngân sách Nhà nước, ước tính 60.000 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồ uống đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, kết quả kinh doanh ghi nhận doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh.

Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraina làm đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động tiêu cực tới nguồn nguyên liệu của ngành đồ uống, giá nguyên nhiên vật liệu tăng từ 15-30% ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải tăng giá bán từ 8-10% cao hơn tỷ lệ lạm phát 4%, cao hơn mức tăng giá trung bình của ngành hàng tiêu dùng 8% đề bù dắp lại các chi phí tăng thêm và dẫn đến sức mua giảm kéo theo sản lượng sản xuất giảm. 

Theo bà Anh, ngành đồ uống còn chịu tác động của nhiều chính sách dẫn tới hạn chế tiêu dùng sản phẩm đồ uống như Nghị định 100/2019/ND-CP có tác động tới việc giảm tiêu thụ rượu, bia trong các nhà hàng, quán ăn...

"Để hỗ trợ doanh nghiệp đồ uống phục hồi trong thời gian tới, cần xem xét chưa tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia đến năm 2026; không bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phục hồi sau đại dịch.

Đồng thời, cần có giải pháp thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ, ngành bán lẻ phát triển vì đây là những ngành hàng quan trọng trong chuỗi; cân nhắc áp dụng chính sách giảm thuế VAT ngành đồ uống trong năm 2024", bà Anh đề xuất. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25155.00 25161.00 25461.00
EUR 26745.00 26852.00 28057.00
GBP 31052.00 31239.00 32222.00
HKD 3181.00 3194.00 3300.00
CHF 27405.00 27515.00 28381.00
JPY 159.98 160.62 168.02
AUD 16385.00 16451.00 16959.00
SGD 18381.00 18455.00 19010.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18134.00 18207.00 18750.00
NZD   14961.00 15469.00
KRW   17.80 19.47
DKK   3592.00 3726.00
SEK   2290.00 2379.00
NOK   2277.00 2368.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ