Cân nhắc kỹ về phương pháp tính thuế rượu, bia

Nhàđầutư
Do tác động của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là rất lớn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trong giai đoạn xây dựng dự án Luật, Bộ Tài chính cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng; lấy ý kiến rộng rãi, nhất là đối tượng chịu tác động của Chính sách về sửa đổi phương pháp tính thuế, điều chỉnh tăng thuế.
ĐÌNH VŨ
03, Tháng 09, 2023 | 06:29

Nhàđầutư
Do tác động của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là rất lớn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trong giai đoạn xây dựng dự án Luật, Bộ Tài chính cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng; lấy ý kiến rộng rãi, nhất là đối tượng chịu tác động của Chính sách về sửa đổi phương pháp tính thuế, điều chỉnh tăng thuế.

Empty

Cân nhắc kỹ về phương pháp tính thuế rượu, bia. Ảnh: Minh hoạ

Ngày 28/7/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2023. Trong đó, có một nội dung đáng lưu ý về đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Bộ Tài chính chủ trì.

Chính phủ cơ bản thống nhất với 7 nhóm chính sách, gồm: (1) Hoàn thiện các quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; (2) Hoàn thiện các quy định về đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; (3) Hoàn thiện quy định về căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt; (4) Hoàn thiện quy định về tính giá thuế tiêu thụ đặc biệt; (5) Hoàn thiện quy định về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt; (6) Hoàn thiện quy định về hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt; (7) Hoàn thiện quy định về điều khoản thi hành.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính với vai trò là đơn vị chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ với các yêu cầu:

Đối với chính sách hoàn thiện quy định về căn cứ tính thuế và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, xây dựng phương pháp tính thuế hỗn hợp (thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và mức thuế tuyệt đối) đối với rượu, bia theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với xu hướng cải cách thuế của quốc tế; xây dựng giải pháp điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá ở mức thuế suất phù hợp, theo lộ trình trên cơ sở bảo đảm mục tiêu thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khoẻ.

Đối với các chính sách, giải pháp khác về đối tượng không chịu thuế, căn cứ tính thuế, giá tính thuế, hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt..., cần căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu sửa đổi, bổ sung các quy định này, bám sát Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp thông lệ quốc tế, bảo đảm giải pháp đề xuất có tính khả thi, tháo gỡ được các vướng mắc, thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan.

Nghị quyết cũng nêu rõ, trong giai đoạn xây dựng dự án Luật, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung đề xuất, bổ sung các đánh giá có tính khoa học, thực tiễn, nhất là về đề xuất bổ sung đối tượng chịu thuế, sửa đổi phương pháp tính thuế, điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt...; lấy ý kiến rộng rãi, nhất là đối tượng chịu tác động của Chính sách; tích cục tham vấn các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học; phối hợp hiệu quả với các bộ, cơ quan liên quan; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận cao của người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 15/8/2023 để tổng hợp vào Đề nghị của Chính phủ bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Cân nhắc kỹ về phương pháp tính thuế rượu, bia

Trước đó, Bộ Tài chính đã có Tờ trình báo cáo Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Trong đó, riêng với phương pháp tính thuế với mặt hàng rượu, bia, Tờ trình đưa ra 3 giái pháp chính sách thuế. Giải pháp 1 là giữ như quy định hiện hành; Giải pháp 2 là tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO và lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát; Giải pháp 3 là áp dụng thuế TTĐB hỗn hợp đối với bia (thuế tỷ lệ và thuế tuyệt đối) tăng mức thuế suất thuế tỷ lệ đối với bia để tăng giá bán ít nhất 10% theo khuyến nghị của WHO và bổ sung áp thuế tuyệt đối đối với bia. Có lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát; Tăng mức thuế suất thuế

TTĐB đối với rượu để tăng giá bán rượu ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO và lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát.

Đánh giá về tác động của các phương án, Tờ trình của Bộ Tài chính nhấn mạnh: Giải pháp 1 có tác động tích cực là không phát sinh chi phí sửa đổi chính sách; tiêu cực là không đạt các mục tiêu bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nâng cao sức khoẻ cộng đồng; Giải pháp 2 giúp tăng thuế suất TTĐB đối với rượu, bia, làm tăng thu ngân sách nhà nước với giả định giá bán, doanh thu không đổi. Ước tính số thu thuế TTĐB từ rượu, bia sẻ tăng thêm khoảng trên 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tác động tiêu cực là việc điều chỉnh tăng mức thuế TTĐB đối với rượu, bia sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này do tác động giảm tiêu thụ;

Giải pháp 3, nếu áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp (kết hợp tỷ lệ và tuyệt đối) đối với sản phẩm có giá trị thuế TTĐB càng cao thì tỷ lệ thuế/giá bán tính thuế càng thấp và ngược lại. Do vậy, hàng có giá tính thuế thấp (hàng hoá sản xuất trong nước) sẽ bị điều tiết thuế cao hơn so với hàng có giá tính thuế cao (hàng hoá nhập khẩu); hàng hoá sản xuất trong nước có giá thành thấp/ thấp hơn nhiều rượu, bia nhập khẩu giá cao sẽ giảm sức cạnh tranh so với hàng hoá nhập khẩu.

“Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, việc sử dụng công cụ thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước sẽ dần bị dỡ bỏ. Bên cạnh đó, giá bia sản xuất trong nước thường thấp hơn/thấp hơn nhiều so với giá bia nhập khẩu. Do vậy, nếu bổ sung thêm mức thuế tuyệt đối thì mặt hàng bia sản xuất trong nước sẽ kém cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Các nước phát triển thường áp dụng thu thuế TTĐB tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp với sản phẩm có giá và chất lượng tương đồng, ít sự khác biệt, trong khi các nước đang phát triển thường áp dụng thu thuế TTĐB theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán vì các sản phẩm có sự chênh lệch lớn về giá bán và chất lượng không tương đồng”, Tờ trình nêu.

Theo đó, Bộ Tài chính nhận định, trong bối cảnh chất lượng và giá bản các loại đồ uống có cồn của Việt Nam có sự khác biệt lớn, phương thức đánh thuế tuyệt đối, hỗn hợp với đồ uống có cồn là chưa phù hợp trong điều kiện hiện nay của Việt Nam và kiến nghị lựa chọn phương án 2 là “Tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO và lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát” trong dự luật.

Góp ý xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) mới đây đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, VAFIE bày tỏ đồng tình với quan điểm nêu trên của Bộ Tài chính về phương pháp tính thuế với mặt hàng rượu, bia. Theo đó, việc tiếp tục duy trì phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán như hiện nay là phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và đặc thù thị trường bia rượu trong nước với 80% thị phần tiêu thụ là bia phổ thông và bia địa phương giá thấp mang thương hiệu Việt.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ