'Ngôi vương' đối tác đầu tư của Việt Nam đổi chủ với sự góp mặt của Vinfast Singapore

Nhàđầutư
Việc góp vốn mua cổ phần của Vinfast Trading & Investment Pte. Ltd (Singapore) vào công ty Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast 2,19 tỷ USD đã góp phần vốn giúp đầu tư của Singapore vào Việt Nam năm 2021 gấp gần 2,2 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc và gấp hơn 2,7 lần vốn đầu tư của Nhật Bản.
MY ANH
28, Tháng 12, 2021 | 15:43

Nhàđầutư
Việc góp vốn mua cổ phần của Vinfast Trading & Investment Pte. Ltd (Singapore) vào công ty Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast 2,19 tỷ USD đã góp phần vốn giúp đầu tư của Singapore vào Việt Nam năm 2021 gấp gần 2,2 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc và gấp hơn 2,7 lần vốn đầu tư của Nhật Bản.

Empty

Vingroup và các cổ đông hiện hữu của VinFast Việt Nam trực tiếp sở hữu 100% vốn của VinFast Singapore. Ảnh: TNCK

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), tính đến 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá cả vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh đều tăng so với cùng kỳ. Lượng góp vốn mua cổ phần tuy vẫn giảm song mức giảm đã cải thiện rất nhiều so với các tháng trước.

Cụ thể, có 1.738 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - giảm 31,1%, tổng vốn đăng ký đạt trên 15,2 tỷ USD - tăng 4,1% so với cùng kỳ; Có 985 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư giảm - 13,6%, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD - tăng 40,5% so với cùng kỳ; Có 3.797 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài -giảm 38,2%, tổng giá trị vốn góp đạt gần 6,9 tỷ USD - giảm 7,7% so với cùng kỳ.

Đánh giá tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021, Cục Đầu tư nước ngoài nhìn nhận, dòng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu nửa đầu năm 2021 phục hồi tốt hơn dự kiến, tuy nhiên niềm tin của nhà đầu tư vào ngành và chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn lung lay. Số lượng các dự án mới trong các ngành thâm dụng vào chuỗi giá trị toàn cầu (như điện tử, ô tô và hóa chất) đều giảm.

Bên cạnh đó, chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam (giảm số lượng, tăng về chất lượng) đã dần loại bỏ các dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng.

Tuy vậy, việc hạn chế nhập cảnh và chính sách cách ly dài ngày trong những tháng dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở Việt Nam đã làm chững lại các đoàn chuyên gia và nhóm phát triển dự án vào Việt Nam khảo sát và làm các thủ tục đầu tư. Việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển của người lao động trong các KCN cũng khiến đình trệ sản xuất, giảm công suất và sản lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng, góp phần làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

Quay trở lại với các đối tác nước ngoài, trong năm 2021, Singapore đã thay đổi bảng xếp hạng đối tác đầu tư vào Việt Nam khi dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 19,1% so với cùng kỳ 2020; các đối tác quen thuộc là Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt đứng thứ hai (gần 5 tỷ USD) và thứ ba (gần 3,9 tỷ USD).

Lý giải việc vốn đầu tư của Singapore gấp gần 2,2 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc và gấp hơn 2,7 lần vốn đầu tư của Nhật Bản, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết do Singapore có 01 dự án đầu tư mới và 01 trường hợp Góp vốn mua cổ phần có vốn đầu tư lớn. Đó là Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore) có vốn đầu tư trên 3,1 tỷ USD và trường hợp Góp vốn mua cổ phần của Vinfast Trading & Investment Pte. Ltd (Singapore) vào công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast 2,19 tỷ USD. Riêng hai dự án này đã chiếm trên 49% tổng vốn đầu tư của Singapore.

Một điểm đáng chú ý, đó là vốn đầu tư của Hàn Quốc chủ yếu là vốn đầu tư mở rộng dự án hiện hữu (63,9% số vốn) và đầu tư mới (24,2% số vốn). Trong khi đó, vốn đầu tư của Nhật Bản lại có xu hướng ngược lại, chủ yếu là vốn đầu tư mới (71,6% số vốn) và mở rộng dự án hiện hữu (22,1% số vốn). 

Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ 2 về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt góp vốn mua cổ phần. Nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong năm 2021.

Xét về "khẩu vị" các nhà đầu tư, năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành ưa thích khi dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới không nhiều, song có dự án có quy mô vốn lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản; bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 2,6 tỷ USD và trên 1,4 tỷ USD. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ