Nghịch lí giá thịt lợn tăng cao, người chăn nuôi lại khóc thét

Nhàđầutư
Giá thịt lợn hơi tại nhiều tỉnh phía Bắc tiến gần mốc 80.000 đồng/kg, nhưng dù cho giá thịt lợn tăng cao, thì nhiều hộ dân cũng không còn lợn để bán vì dịch tả lợn châu phi. Kéo theo đó là nỗi lo một mùa tết " chưa biết sẽ đón tết thế nào" của những hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ.
QUANG DÂN
15, Tháng 11, 2019 | 19:48

Nhàđầutư
Giá thịt lợn hơi tại nhiều tỉnh phía Bắc tiến gần mốc 80.000 đồng/kg, nhưng dù cho giá thịt lợn tăng cao, thì nhiều hộ dân cũng không còn lợn để bán vì dịch tả lợn châu phi. Kéo theo đó là nỗi lo một mùa tết " chưa biết sẽ đón tết thế nào" của những hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ.

Trở lại huyện Ba Vì sau hơn 5 tháng “cơn bão” dịch tả lợn châu phi đi qua, cuốn phăng đi hầu hết số lợn chăn nuôi tại nơi được ví như là vựa chăn nuôi chính của TP. Hà Nội. Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn, chị Nguyễn Thị An (thôn Lai Bồ, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) cho biết, thời điểm này những năm trước nhà chị đang tất bật chăm bẵm cho đàn lợn hơn 30 con của mình để chuẩn bị xuất chuồng lấy tiền lo tết, còn năm nay vì ảnh hưởng của dịch tả lợn châu phi nên hiện tại gia đình chị vẫn chưa thể tái đàn.

75282256_2474471092834790_3294238253879656448_n

Bà Nguyễn Thị Toản bên trang trại tiền tỉ bỏ không vì dịch tả lợn châu phi của mình.

Cũng theo chị An, đợt dịch vừa rồi xảy ra đúng lúc lứa lợn của chị vừa đến thời điểm bán để nuôi lứa mới, thời gian từ lúc nuôi đến lúc xuất chuồng là khoảng 6 tháng nên kịp cho mùa tết năm nay.

Dịp tết hàng năm chị bán ra thị trường khoảng hơn 4 tấn lợn, trừ chi phí chăn nuôi mỗi vụ chị cũng còn kiếm được ít nhiều, đó cũng là nguồn kinh tế chủ đạo của cả nhà. Nhưng đến bây giờ dù cho tết chỉ còn hơn 2 tháng nữa, gia đình chị vẫn đang loay hoay với bài toán tết.

Một trong những lí do khiến gia đình chị An băn khoăn với việc tái đàn là thiếu vốn, bởi giá lợn giống khá cao khi nằm ở ngưỡng 1,5 triệu đồng/con, cộng với thuốc, thức ăn, để tái đàn cho 30 con lợn gia đình chị phải đầu tư hơn 100 triệu.

Cũng cùng nỗi lo và băn khoăn như gia đình chị An, hộ gia đình anh Nguyễn Xuân Trang (thôn Lai Bồ, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) dù là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng đợt dịch vừa qua cũng thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

Dịp tết mỗi năm, gia đình anh Trang xuất ra 3,4 tấn thịt lợn. Riêng năm nay, dù cho đã chuyển đổi từ nuôi lợn sang nuôi gà, song vì diện tích nhỏ chỉ nuôi được khoảng 150 con gà tính ra kinh tế không được bao nhiêu. Trong khi đó, dịch tả lợn châu phi vẫn còn tái phát ở những hộ dân trong vùng, nếu tự ý tái đàn lúc dịch bùng phát lại gia đình anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nên anh chưa thực hiện.

“Vừa rồi, học phí của 3 đứa con cũng chỉ mới đóng được 1 nửa, xin nhà trường nợ 1 nửa, nếu bây giờ tái đàn thì chỉ có nước đi vay ngân hàng, đến khi đó chẳng may xảy ra chuyện gì nữa thì cả nhà gánh không nổi nợ”, anh Trang nói.

Tại trang trại chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Toản (thôn đông, Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) tiêu điều và hoang vắng, khi cả 3 gian chuồn lợn bao gồm 1 gian nuôi lợn thịt, 1 gian nuôi lợn chửa và 1 gian nuôi lợn đẻ chỉ còn lại màu trắng của đống vôi bột rải xung quanh.

Bà Toản cho biết, đợt dịch vừa rồi gia đình bà đang nuôi hơn 17 tấn lợn thịt và giống, thời điểm đó giá lợn hơi thấp, nhà nước cũng có hỗ trợ giá nhưng chỉ được 1 phần, mặt khác vì số lượng đàn lợn cần tiêu hủy lớn và phải tiêu hủy 1 lần nên thiệt hại vài trăm triệu đồng.

"Nhà nuôi 36 con lợn nái, mỗi con mấy tạ, để chở ra đồng tiêu hủy cần thuê 1 chuyến xe lôi, mỗi chuyến 100.000đ, chưa kể để tiêu hủy số lượng lợn trên cần đến 2 cái hố to, mỗi hố thuê đào hết 1tr8 gia đình cũng phải tự bỏ. Trước đó,  nhập 140 bao cám của công ty để cho lợn ăn, nhưng xảy ra chuyện công ty không mua lại, bây giờ cám mốc hết, đành để cho gà ăn", bà Toản nói.

Được biết, trang trại của bà Toản đã được gia đình đầu tư hơn 1 tỷ từ nhiều năm nay. Mỗi dịp tết xuất ra thị trường khoảng hơn 20 tấn lợn thịt chưa kể lợn giống và lợn nái.

"Mấy tháng trước gia đình cũng có ý định tái đàn nhưng thấy xung quanh dịch vẫn còn tái phát, ông nhà tôi bảo bao giờ có vắc xin rồi hẵng nuôi, còn tiền để đầu tư thì được từng nào đầu tư vậy chứ không dám vay thêm ngân hàng nữa, hiện nay cả nhà đang nợ hơn 1 tỷ rồi", bà Toản chia sẻ.

Cơn bão dịch tả lợn châu phi thời gian qua giống như một đòn giáng mạnh khiến ngành chăn nuôi lợn điêu đứng. Người chăn nuôi vừa gồng mình chống dịch, vừa thấp thỏm nỗi lo kinh tế cho gia đình, trong khi lãi ngân hàng đến kỳ phải trả, tết sắp cập kề và khó tiếp cận được nguồn vốn mới để tái đàn, thì nghịch lý giá lợn tăng cao, người chăn nuôi lại khóc ròng vì không có lợn để bán vẫn đang tiếp diễn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26323.00 26429.00 27594.00
GBP 30788.00 30974.00 31925.00
HKD 3099.00 3111.00 3212.00
CHF 27288.00 27398.00 28260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15895.00 15959.00 16446.00
SGD 18115.00 18188.00 18730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17917.00 17989.00 18522.00
NZD   14768.00 15259.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3538.00 3670.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2274.00 2365.00
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ