Nhu cầu tăng cao, Tết 2020 có 'khủng hoảng' thịt lợn?

Nhàđầutư
Qua hơn 10 tháng ứng phó, đến thời điểm hiện nay dịch tả lợn Châu Phi đã từng bước được khống chế, giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thịt lợn dự báo sẽ tăng cao từ 5-7% vào dịp cuối năm, nhất là trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. 
HÀ MY
15, Tháng 11, 2019 | 16:37

Nhàđầutư
Qua hơn 10 tháng ứng phó, đến thời điểm hiện nay dịch tả lợn Châu Phi đã từng bước được khống chế, giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thịt lợn dự báo sẽ tăng cao từ 5-7% vào dịp cuối năm, nhất là trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. 

Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến hết ngày 13/11/2019, cả nước đã có 8.400 xã có dịch tả lợn châu Phi, phải tiêu hủy 5,8 triệu con lợn, tương đương hơn 300.000 tấn thịt hơi, chiếm 8,5% tổng lượng lợn hơi cả nước. Bên cạnh những số liệu không vui trên thì tính hiện chúng ta cũng đã có trên 5.000 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch mới.

Cụ thể, đã có 10 tỉnh thành có trên 80% số xã qua 30 ngày không phát sinh dịch mới và đều là những tỉnh thành quan trọng trong chăn nuôi lợn. Đây chính là điều kiện vô cùng quan trọng, là cơ sở để chúng ta công bố hết dịch. Trong đó Hưng Yên là một trong những tỉnh kiểm soát dịch tốt nhất.

Ông Long cho hay, có được kết quả trên là do thời gian qua, từ Chính phủ tới các bộ ngành đã có nhiều giải pháp nhằm kiểm soát gắt gao dịch bệnh. Từ tháng 6 tới nay, dịch bệnh đã giảm mạnh, dự đoán hết tháng 10, số lượng lợn phải tiêu hủy sẽ giảm 50% so với tháng 5.

10-10-tai-dan-heo-la-can-thiet-nhung-can-chac-chan-va-than-trong-de-tranh-nhung-thiet-hai-do-asf-1-1-1573701659-width665height443

Nguồn thịt lợn hiện nay không quá thiếu hụt đến mức khủng hoảng

Tại Tọa đàm trực tuyến Đảm bảo cung - cầu thịt lợn dịp Tết diễn ra tại trụ sở Báo Nông thôn ngày nay chiều 14/11, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhận định, nguồn thịt lợn hiện nay không quá thiếu hụt đến mức khủng hoảng, bên cạnh đó, chúng ta còn bổ sung lượng thịt gia cầm, thủy sản khá dồi dào, nên sẽ không có biến động lớn nếu tổ chức tốt.

Theo ông Dương, dịp cuối năm, chắc chắn giá lợn sẽ tăng cao, đây cũng là xu thế tất yếu vì nhu cầu tiêu dùng trong tháng tết cao, nhưng tăng quá cao thì không, do đó chúng ta không lo khủng hoảng nếu sản xuất tốt. Hiện nay, dịch đã cơ bản kiểm soát tốt, nên các địa phương nên vận động người dân tái đàn có kiểm soát, không nên né tránh việc tái đàn, nếu đủ điều kiện hãy hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn.

Đơn cử, Tây Ban Nha đã có 28 năm sống chung với dịch nên đừng mong hết dịch mới tái đàn. Do đó, để chủ động nguồn thực phẩm, người tiêu dùng cũng nên chuyển đổi cơ cấu bữa ăn, gà đồi Yên Thế, cá chép, cá trắm rất ngon, hãy chuyển sang dùng thực phẩm này, thay vì chỉ dùng thịt lợn; điều này cũng là một giải pháp chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, với Chính phủ.

Trước thách thức làm thế nào để đủ nguồn cung thịt lợn, đáp ứng nhu cầu người dân Hà Nội vào dịp cuối năm, ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thông tin, Hà Nội là thị trường lớn, đúng là mấy ngày gần đây, giá thịt lợn có biến động. Theo ông Tường, một trong những nguyên nhân là do phương thức sản xuất còn bất cập, người tiêu dùng vẫn tiêu dùng theo cách truyền thống, đi mua chọn người bán chứ không để ý nhiều đến chất lượng. Nếu phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thì không có sự tư lợi ở các khâu lưu thông.

"Chẳng hạn, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P, Masan, họ sản xuất theo nhu cầu người tiêu dùng, chuỗi sản xuất của họ phủ hết thị trường nên giải quyết triệt để vấn đề bấp bênh giá cả. Nếu sản xuất tốt theo chuỗi sẽ giải quyết tốt vấn đề dịch bệnh, giá cả", ông Tường nói.

Theo ông Tường, hiện, Hà Nội đang có chủ trương phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi, từ đó giúp người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Bên cạnh đó, Hà Nội có chủ trương phát triển chợ thương mại điện tử nông sản, doanh nghiệp tham gia tự công bố chất lượng công khai trên gian hàng. Viettel là đơn vị Hà Nội chọn để xây dựng hệ thống chợ điện tử, khi đó người tiêu dùng có thể tham gia mua trên chợ ảo. Hà Nội cũng sẽ tổ chức các gian hàng nông sản sạch, an toàn tại các khu dân cư, không gian công cộng để người tiêu dùng được tiếp cận với sản phẩm sạch, an toàn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ