Nghệ An: Tín hiệu vui từ làn sóng FDI

Nhàđầutư
Với mục tiêu thu hút tổng vốn đăng ký các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giai đoạn 2016 – 2020 là 500 triệu USD, chỉ số CPI Nghệ An những năm qua có sự tăng nhanh, điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư tại Nghệ An được các nhà đầu tư FDI đánh giá cao.
SỸ TÂN
21, Tháng 06, 2019 | 14:23

Nhàđầutư
Với mục tiêu thu hút tổng vốn đăng ký các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giai đoạn 2016 – 2020 là 500 triệu USD, chỉ số CPI Nghệ An những năm qua có sự tăng nhanh, điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư tại Nghệ An được các nhà đầu tư FDI đánh giá cao.

Những thành tựu bước đầu

Trong 10 năm (từ 2009-2018), Nghệ An đã thu hút được 53 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với hơn 163.000 tỷ đồng. Các dự án FDI đầu tư trên địa bàn chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực may mặc xuất khẩu, sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo… Theo báo cáo của Công ty TNHH VSIP Nghệ An, đến nay có hơn 20 công ty đã cam kết đầu tư vào Khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 100 triệu USD trên tổng diện tích đất hơn 80 ha. Có 12 công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, 6 công ty đã đi vào hoạt động, thu hút hơn 2.000 lao động.

dee3fa833ec5d79b8ed4

Khu kinh tế Đông Nam

Bên cạnh đó Khu công nghiệp Hemaraj tại Khu kinh tế Đông Nam với tổng diện tích khoảng 3.200 ha, tổng mức đầu tư đăng ký khoảng 1 tỷ USD (23.000 tỷ đồng) khi hoàn thiện hạ tầng sẽ là “cú hích” đầy kỳ vọng về FDI trong thời gian tới. Việc nhà đầu tư này chuẩn bị thêm mặt bằng để đón các nhà đầu tư thứ cấp cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất tin tưởng vào triển vọng thu hút thêm vốn bên ngoài đầu tư vào Nghệ An.

Vừa qua, tại Hội xúc tiến đầu tư Nghệ  An năm 2019, ông Tetsu Funayama - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Mitsubishi Corporation Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với nội dung như lắp ráp ô tô; các lĩnh vực đô thị hóa, y tế mà Nghệ An có tiềm năng cao. Bên cạnh đó, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Mitsubishi Corporation Việt Nam cũng cho biết, tập đoàn này sẽ nghiên cứu để thúc đẩy các dự án đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là Nghệ An trên các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bán lẻ, y tế, công nghệ thông tin.

Theo đánh giá của Trung tâm xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Nghệ An: “Tuy số doanh nghiệp FDI đầu tư vào Nghệ An chưa nhiều và thời gian đầu tư chưa lâu, nhưng đã đóng góp quan trọng trong thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, giải quyết việc làm, xuất khẩu hàng hóa... Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm của các doanh nghiệp FDI đạt trên 300 triệu USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh”.

Cơ sở hạ tầng sẽ là yếu tố quyết định

Bên cạnh những yếu tố về địa lí, cải cách hành chính, môi tường đầu tư... thì sự phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt trong thu hút các doanh ghiệp FDI vào Nghệ An. Thực tế cho thấy, những địa phương nào mà cơ sở hạ tầng yếu kém, rất khó thu hút các nhà đầu tư, cũng như các tổ chức nước ngoài. Do đó, để tạo bước đột phá mới, tỉnh Nghệ An nên dành sự đầu tư mạnh mẽ, tiến hành đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng. Bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá về môi trường đầu tư, bởi những hạn chế về cơ sở hạ tầng là mối đe dọa đối với doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.

Đại sứ Thái Lan Tanee Sangrat khẳng định, thời gian qua các tỉnh Bưng Càn, Sakon Nakhon, Kakhon Phanom, Nong Khai của Thái Lan đã có mối hợp tác bền chặt với Nghệ An trong khuôn khổ Hiệp hội các tỉnh sử dụng tuyến đường 8 và đường 12 của 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan (APOTC). Hai bên tích cực giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, Thái Lan đã đăng ký đầu tư 12 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký hơn 228 triệu USD.

Theo ông Nguyễn Ngọc Mỹ - Phó chủ tịch hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài: Vấn đề nằm ở chỗ, Nghệ An có cảng, nhưng lại thiếu nhà điều hành, quản lý về logistic nhằm giúp chính quyền đưa ra những ý tưởng táo bạo và mang tính đột phá. Để phát triển logistic, Nghệ An cần phải tổ chức được những khâu thiết yếu như: kho hải quan, đường giao thông, các dịch vụ hậu cần.Bên cạnh đó phải xác định tạo ra những mạng lưới kết nối trên hành lang kinh tế Đông Tây, dành lại “con đường tơ lụa” của Nghệ An với Lào và Đông Bắc Thái Lan. Con đường này đã bị bỏ quên trong mấy thập niên qua, bây giờ nên khơi thông lại. Từ đó, Nghệ An sẽ là trung tâm của logistic.

Tại Nghệ An, tín hiệu vui là tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp sân bay quốc tế Vinh. Tuy nhiên, song song với đó, tỉnh nên chú ý xây dựng cảng biển quốc tế, tạo điều kiện thông thương. Ngoài ra, cần có chiến lược trong việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Những diễn biến mới nhất cho thấy dòng vốn FDI vào Nghệ An vẫn còn nhiều triển vọng tăng trưởng. Biểu hiện rõ nhất như Dự án Khu công nghiệp Hemaraj tại Khu kinh tế Đông Nam với tổng diện tích khoảng 3.200 ha, tổng mức đầu tư đăng ký khoảng 1 tỷ USD (23.000 tỷ đồng) được chia thành 7 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có diện tích gần 500 ha; đây sẽ là “cú hích” đầy kỳ vọng về FDI của Nghệ An thời gian tới. Việc nhà đầu tư này chuẩn bị thêm mặt bằng để đón các nhà đầu tư thứ cấp cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất tin tưởng vào triển vọng thu hút thêm vốn bên ngoài đầu tư vào Nghệ An trong giai đoạn tới.

Hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam được quan tâm đầu tư đồng bộ, bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng. Đặc biệt, trong địa bàn Khu Kinh tế Đông Nam đã thu hút được 2 nhà đầu tư có thương hiệu uy tín là VSIP và Hemaraj (Thái Lan) vào đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng để thu hút các dự án thứ cấp vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ