Thấy gì từ những dự án thủy điện ở Nghệ An

Nhàđầutư
Thời gian qua, những dự án thủy điện ở Nghệ An được ví như “nấm mọc sau mưa”.  Nhưng hiệu quả từ thủy điện mang lại đến đâu chưa thấy, nhưng hệ quả đối với người dân lại là không thể đo đếm hết.
SỸ TÂN
07, Tháng 06, 2019 | 14:49

Nhàđầutư
Thời gian qua, những dự án thủy điện ở Nghệ An được ví như “nấm mọc sau mưa”.  Nhưng hiệu quả từ thủy điện mang lại đến đâu chưa thấy, nhưng hệ quả đối với người dân lại là không thể đo đếm hết.

Dân cư khốn khổ từ thủy diện

Theo số liệu từ Sở Công thương tỉnh Nghệ An, trên địa bàn tỉnh hiện có 47 dự án thủy điện lớn, nhỏ đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng công suất 1.407.1MW. Sau khi rà soát đã loại 15 dự án do không khả thi. Đến thời điểm hiện nay, đã có 13 dự án thủy điện đã vận hành hòa lưới điện quốc gia,

t1

Thủy điện Bản Vẽ ( huyện Tương Dương, Nghệ An) trong một lần xả lũ

Các dự án đã và đang được triển khai xây dựng thủy điện trên địa bàn Nghệ An cũng đã "xâm thực” mất 5.687 ha đất rừng, 1.733,3 ha đất sản xuất nông nghiệp và hơn 1 nghìn ha đất khác. Kéo theo đó là cùng gần 5000 hộ dân phải di dời đến nơi ở mới, cũng đồng nghĩa với hàng nghìn ha đất đai, ruộng vườn, nhà cửa gắn bó với bao đời của người dân ở các huyện miền Tây xứ Nghệ phải tháo dỡ, bỏ lại để nhường chỗ cho thủy điện. Song, những người dân ấy vẫn đang phải sống trong cảnh nhà cửa xuống cấp, thiếu nước, thiếu tư liệu sản xuất, hạ tầng chưa hoàn thiện…trong suốt nhiều năm qua tại nơi ở mới. 

Nổi bật cho thực trạng này phải kể đến dự án thủy điện Bản Vẽ, đây là dự án đã làm cho 3.022 hộ dân ở các xã Yên Na, Yên Tĩnh, Hữu Khuông, Hữu Dương…của huyện Tương Dương phải di dời đến nơi ở mới. Tuy nhiên, gần 15 năm qua kể từ khi chính thức được ngăn dòng vào tháng 12/2005, hàng nghìn hộ dân thuộc diện tái định cư trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Thanh Chương vẫn sống trong cảnh nhà tái định cư xuống cấp, hạ tầng không đảm bảo, tư liệu sản xuất thiếu thốn... Không chỉ vây, cho đến nay khu tái định cư thuộc 2 xã Ngọc Lâm, Thanh Sơn (huyện Thanh Chương) vẫn đang tồn tại việc bồi thường, cân đối trừ đất giữa nơi đi và nơi đến vẫn chưa thực hiện được do việc vướng mắc trong công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Anh Cụt Văn P, xã Xiêng My (Tương Dương), vùng tái định cư của nhà máy Thủy điện Bản Vẽ, chia sẻ: "Về lâu dài không thể ở được nữa, bởi vì nhà họ xây bị xuống cấp quá nhiều. Nền sụt lún, tường nhà thì nứt nhiều lắm, chúng tôi cảm thấy không an toàn khi sống trong ngôi nhà này.".

Không chỉ riêng ở các khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ, mà thực trạng này cũng đang diễn ra ở các vùng tái định cư của thủy điện Hủa Na, Khe Bố... Đó là hệ thống cấp nước sinh hoạt của một số điểm tái định cư hiện nay đã bị hư hỏng, xuống cấp. Một số hạng mục như bể nước sinh hoạt, nhà cộng đồng, đường giao thông còn thiếu khiến người dân tái định cư đang phải gồng mình sống lay lắt tại nơi ở mới. Cùng với thực trạng ấy, là do sống không quen trong môi trường mới nên không ít hộ dân tái định cư thuộc các vùng định cư liên tục hồi hương, trở về chốn cũ chấp nhận sống lênh đênh trên lòng hồ thủy điện mưu sinh bằng nghề chài lưới qua ngày.

t2

 Một điểm trường huyện Tương Dương bị nhấn chìm trong dòng lũ năm 2018

 Tương tự như vậy là hại dự án thủy điện Mỹ Lý và Nậm Mô 1 trên thượng nguồn sông Cả, thuộc địa bàn huyện Kỳ Sơn giáp ranh với Lào. Theo đó, hàng trăm hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng được nhận “lệnh” chuẩn bị di dời từ năm 2011.

Từ đó, ròng rã 8 năm qua, hàng trăm hộ dân sống trong nghèo khó và thiếu thốn. 

Bà Kha Thị Bút, trú tại xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn bức xúc "Chúng tôi đợi mãi mà giờ có thấy xây gì đâu. Nhà cửa không dám sửa sang, mưa xuống ướt hết. Nhiều người bỏ bản đi rồi. Nếu họ không xây thì “xin” dừng đi, cho chúng tôi yên ổn sinh sống”.

Mới đây trong phiên thảo luận tổ 5, kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Nghệ An, khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021, một đại biểu huyện Con Cuông phán ánh thực tế ở địa phương, các hội nghị tiếp xúc cử tri có đến 80% ý kiến kiến nghị của cử tri và tiếp nhận 2/3 đơn thư của công dân liên quan đến các dự án thủy điện.

Thủy điện làm tan gia, bại sản người dân trong vùng

Sau trận lũ lịch sử vào tháng 8/2018 trên địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An), đã gần một năm trôi qua nhiều hộ dân vẫn chưa nhận được đền bù hỗ trợ.

t3

Anh Vi Văn May (xã Xá Lương, huyện Tương Dương) bị nước lũ cuốn trôi để lại vợ góa, con côi

Bà Nguyễn Thị Vinh (bản Cửa Rào 2, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương) phản ánh: "Nhà tôi bám mặt đường 7, trên mốc thủy giới của thủy điện Khe Bố. Tuy nhiên, vào ngày 30 - 31/8/2018, do lượng mưa quá lớn, thủy điện Bản Vẽ xả lũ, trong khi thủy điện Khe Bố ở phía dưới lại không xả lũ nên nước cuốn trôi hết nhà  cửa, tất cả", nhìn lại phía sau cả một đống hhoang tàn.

"Ngay sau khi nhà cửa của gia đình tôi bị nước lũ cuốn trôi, chính quyền chức năng đã đến thăm hỏi động viên. Rồi gia đình tôi đi ở nhờ nhà anh em hàng xóm, được một thời gian tôi đã dựng tạm căn lều để sinh sống. Cũng từ đó đến nay gia đình tôi không hề nhận được bất cứ sự quan tâm thăm hỏi động viên từ phía lãnh đạo nhà máy thủy điện Khe Bố cũng như chính quyền địa phương.

Trước cảnh sống tạm bợ, màn trời chiếu đất, tôi và gia đình đã ôm đơn, hồ sơ đi kêu cứu nhiều nơi, nhưng đều nhận được câu trả lời chưa được hỗ trợ" - bà Vinh cho biết thêm. 

 “Đến giữa tháng 4/2019, chính quyền địa phương có gọi điện cho tôi lên ký vào biên bản gia đình nhận được hỗ trợ 220 triệu đồng; nhưng sau đó họ lại gọi lên để ký tiếp vào biên bản hỗ trợ 180 triệu đồng. Họ nói do căn nhà của tôi bị nước lũ cuốn trôi nên không có căn cứ để bồi thường hỗ trợ, mà tính theo cách mới là nhân khẩu trong gia đình để hỗ trợ, giá mới là 168 triệu đồng. Tôi thấy căn nhà tôi bị nước lũ cuốn trôi, mọi gia đình khác đều được bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng, trong khi gia đình tôi bị cuốn trôi hết nhà cửa thì chỉ được bồi thường từng đó, tôi hoàn toàn không đồng ý. Nhưng do cuộc sống vất vả, mới đây tôi đã ký nhận nhưng tiền đã nhận được đâu”.

Theo bà Lô Thị Trà My - Phó Chủ tịch UBND xã Xá Lượng, huyện Tương Dương (Nghệ An) “Tổng số hộ bị thiệt hại đợt xã lũ do thủy điện Khe Bố tích nước trên địa bàn xã sau khi thống kê là 171 hộ dân. Ngay sau khi xảy ra sự việc, chính quyền xã đã có mặt tại hiện trường giúp đỡ người dân di dời tài sản, nhà cửa; sau đó thành lập đoàn kiểm tra, kiểm đếm thiệt hại”.

Được biết, trên địa bàn xã có 3 thủy điện đang hoạt động thì có 2 thủy điện Bản Vẽ và Nậm Nơn không nhận trách nhiệm về vấn đề xả lũ; còn thủy điện Khe Bố nhận trách nhiệm và chi tiền đền bù, hỗ trợ người dân.

Không chỉ thiệt hại về tài sản, vừa qua (23/5), thủy điện Nậm Nơn xả nước không thông báo trước đã khiến anh Vi Văn May (sinh năm 1985, trú tại bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương) bị dòng nước cuốn trôi khi cùng em trai chèo thuyền ra chân đập thủy điện Nậm Nơn đánh bắt cá. Người em trai may mắn thoát chết còn anh May bị mất tích dưới chân đập, phải đến hơn một ngày sau, lực lượng cứu hộ mới tìm thấy thi thể của anh về phía hạ lưu.

Đã đến lúc các ngành chức năng Nghệ An cần nhìn lại việc quy hoạch thủy điện một cách ồ ạt để người dân không phải sống trong cảnh “đi cũng dở, ở không xong”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ