Ngành sản phẩm cho trẻ em thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại

Nhàđầutư
Với quy mô thị trường lên tới hơn 7 tỷ USD/năm, tỷ lệ trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm gần 40% trong số gần 90 triệu dân, cộng với mức sống đang được nâng cao, thị trường đồ trẻ em Việt Nam đang đón nhận sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư quốc tế cũng như trong nước.
ĐĂNG KIỆT - KIM NGỌC
22, Tháng 06, 2023 | 06:45

Nhàđầutư
Với quy mô thị trường lên tới hơn 7 tỷ USD/năm, tỷ lệ trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm gần 40% trong số gần 90 triệu dân, cộng với mức sống đang được nâng cao, thị trường đồ trẻ em Việt Nam đang đón nhận sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư quốc tế cũng như trong nước.

Empty

Gian hàng giới thiệu sản phẩm của LEGO ở một trung tâm thương mại TP.HCM. Tập đoàn này dự kiến sản xuất sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 7/2024. Ảnh: ĐK

"Ông lớn" ngoại và nội đua tranh

Theo Grand View Research, quy mô thị trường đồ trẻ em toàn cầu được định giá 38,82 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 18,9% từ năm 2022 đến năm 2030. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với tỷ lệ hộ gia đình có trẻ em cao nhất. Trong đó, 12% hộ gia đình có con dưới 1 tuổi và 20% hộ gia đình có con từ 1-2 tuổi. Đây là phân khúc thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm mẹ bé và đồ chơi trẻ em đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa khai thác hết. Tính trung bình trong cả nước, mỗi phụ huynh chi tiêu cho một trẻ khoảng 500.000 đồng/tháng. Riêng ở TP.HCM, mức này cao gấp ba lần, khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.

Theo ước tính của Nielsen, doanh thu các sản phẩm mẹ và bé của Việt Nam ước tính đạt quy mô 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng tới 30-40%. Từ đó, mở ra tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào "sân chơi" cung cấp các sản phẩm cho mẹ bầu và trẻ nhỏ.

Thực tế cho thấy, trong thời gian gần đây đã có hàng loạt nhà đầu tư ngoại tham gia vào phân khúc sản phẩm cho trẻ em tại Việt Nam. Một trong số đó là dự án đầu tư 1 tỉ USD của tập đoàn LEGO tại Bình Dương. Đáng chú ý, đây là nhà máy thứ 6 trên toàn cầu và nhà máy thứ 2 ở châu Á của tập đoàn này.

Phát biểu với báo chí, đại diện LEGO cho biết, tập đoàn đang phấn đấu đến tháng 7/2024 sẽ có sản phẩm đầu tiên.

Ông Preben Elnef, đại diện LEGO cho biết, lý do thương hiệu Đan Mạch chọn Việt Nam để mở nhà máy, không phải xuất phát từ tận dụng chi phí lao động giá rẻ, mà hãng nhìn thấy sự phát triển ở thị trường Việt Nam, đồng thời có thể mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng ở mỗi khu vực Đông Nam Á.

Giá các món hàng LEGO được xem là khá cao so với thu nhập của người Việt, và sự hiện diện của một nhà máy ở đây sẽ giúp thêm nhiều trẻ em tiếp cận được với trò chơi này.

Ông Preben Elnef cũng cho biết, quá trình lựa chọn nơi đặt nhà máy rất mất thời gian và Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á mà tập đoàn này đầu tư xây dựng nhà máy, bởi có lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, Bình Dương có sự phát triển vượt bậc trong những năm qua với hạ tầng phù hợp trong mối liên hệ với khu vực và quốc tế, đảm bảo cho tầm nhìn phát triển của LEGO tại nhà máy trong 20 năm tới.

Không chỉ xây dựng nhà máy và bán sản phẩm, LEGO đầu tư tại Việt Nam với mong muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Do đó, công ty sẵn sàng đón các đoàn tham quan nhà máy để tìm kiếm cơ hội làm ăn với Tập đoàn LEGO tại Việt Nam.

Ngoài LEGO, thị trường Việt Nam còn chứng kiến dòng vốn đầu tư mạnh mẽ vào ngành sản phẩm trẻ em, đặc biệt là đồ chơi, ngành nghề vốn mang tính đặc thù cao.

Năm 2016, Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Thiếu nhi mới (N Kid Corporation) - chủ sở hữu chuỗi tiNi World và Phương Nga Toys (ToyLand) đã nhận được khoản đầu tư gần 1.000 tỷ đồng (40 triệu USD) từ Standard Chartered Private Equity (SCPE) - quỹ đầu tư vốn cổ phần thuộc Ngân hàng Standard Chartered. Theo thông báo từ BDA Partnersm đơn vị tư vấn cho thương vụ này, số tiền đầu tư sẽ được N Kid sử dụng để mở rộng hệ thống phân phối trên cả nước.

Ngoài ra, thị trường sản phẩm cho trẻ em còn ghi nhận nhiều tên tuổi đáng chú. Trong đó, Mothercare (Anh Quốc) đã có 14 cửa hàng trên toàn quốc dưới sự phân phối độc quyền của Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm châu Âu.

Gần đây nhất, Geuther (Đức) đã đầu tư 7 triệu USD để xây dựng nhà máy chuyên sản xuất nội thất cho trẻ em với diện 15.000m2 tại Bình Dương.

Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa cũng không đứng ngoài cuộc chơi với sự mở rộng của các chuỗi như MyKingdom, Gabby, KidsPlaza...

Đẩy mạnh kích cầu thị trường

Nhận định về thị trường sản phẩm cho trẻ em, Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại (Vinexad), thuộc Bộ Công Thương cho biết, an toàn và chất lượng cao đã trở thành hướng đi mới cho thế hệ cha mẹ trẻ khi mua sắm sản phẩm cho con, đặc biệt là trong việc lựa chọn các sản phẩm an toàn như xe đẩy em bé, địu em bé, xe tập đi, ghế ăn dặm, bình sữa và các sản phẩm liên quan tới dinh dưỡng...

Nhận biết nhu cầu đầu tư và phát triển của thị trường này, Vinexad phối hợp cùng CHAOUY EXPO, Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) tổ chức Triển lãm Quốc tế Sản phẩm và Đồ chơi trẻ em (IBTE 2023) vào ngày 19 - 21/7 tới đây.

IBTE 2023 được tổ chức đồng thời cùng Triển lãm Quốc tế Quà tặng & Đồ gia dụng (IGHE) và Triển lãm Điện tử & Thiết bị Thông minh (IEAE) và dự kiến có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia.

Là triển lãm B2B chuyên nghiệp nhất về đồ chơi và sản phẩm trẻ em tại Việt Nam, IBTE 2023 với quy mô trưng bày 1.000m2, sẽ góp mặt 200 xưởng sản xuất chuyên xuất khẩu các sản phẩm đồ cho mẹ và bé sơ sinh; đồ chơi, sản phẩm trẻ em, giải trí thời thượng đáp ứng nhu cầu của trẻ từ 0-14 tuổi.

Việc tổ chức Triển lãm quốc tế Sản phẩm và Đồ chơi trẻ em nhằm giúp các công ty kết nối cung cầu hiệu quả, với mục tiêu dài hạn là xây dựng IBTE thành triển lãm B2B chuyên nghiệp và có ảnh hưởng nhất về đồ chơi và sản phẩm trẻ em ở Đông Nam Á.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24780.00 24800.00 25120.00
EUR 26531.00 26638.00 27810.00
GBP 30922.00 31109.00 32063.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26997.00 27105.00 27944.00
JPY 160.61 161.25 168.71
AUD 16142.00 16207.00 16697.00
SGD 18173.00 18246.00 18786.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 18136.00 18209.00 18746.00
NZD   14822.00 15314.00
KRW   17.74 19.35
DKK   3562.00 3694.00
SEK   2305.00 2395.00
NOK   2289.00 2380.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ