Ai đang dẫn đầu thị trường chăm sóc mẹ và bé có qui mô 7 tỷ USD?

Nhàđầutư
Theo ước tính của Nielsen, doanh thu các sản phẩm mẹ và bé của Việt Nam ước tính đạt quy mô 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng tới 30-40%. Từ đó, mở ra tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào sân chơi cung cấp các sản phẩm cho mẹ và trẻ nhỏ (em bé). 
LIÊN THƯỢNG - MINH THÔNG
28, Tháng 05, 2023 | 07:30

Nhàđầutư
Theo ước tính của Nielsen, doanh thu các sản phẩm mẹ và bé của Việt Nam ước tính đạt quy mô 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng tới 30-40%. Từ đó, mở ra tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào sân chơi cung cấp các sản phẩm cho mẹ và trẻ nhỏ (em bé). 

concung

Một cửa hàng Con Cưng trên địa bàn quận Tân Bình. Ảnh: SB

Cuộc đua hấp dẫn

Sức hấp dẫn của thị trường chăm sóc mẹ và bé ở Việt Nam đang nóng hơn bao giờ hết, với sự đổ bộ của hàng loạt tên tuổi trong và ngoài nước.

Với dân số gần trăm triệu dân, trong đó có khoảng 24,2 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) và 1,2 triệu trẻ em được sinh ra mỗi năm (theo số liệu Tổng cục Thống kê), Việt Nam đang cho thấy là một thị trường đầy tiềm năng và có nhiều dư địa phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc mẹ và bé.

Trong số các thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực này, CTCP Đầu tư Con Cưng đang là đơn vị dẫn đầu thị trường với hơn 700 cửa hàng trên toàn quốc, bao gồm Con Cưng, Toycity và CF (Con Cung Fashion). 

Đầu năm 2022, Quỹ đầu tư tư nhân châu Á Quadria Capital đã hoàn tất đầu tư 90 triệu USD vào công ty này, nâng tỉ lệ hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài tại Con Cưng lên 49,356%.

Thời điểm ấy, ông Nguyễn Quốc Minh, Chủ tịch HĐQT của Con Cưng đã đặt tham vọng mở rộng hệ thống lên 2.000 cửa hàng vào năm 2025. Đồng thời, Con Cưng đã đưa vào mô hình Super Center (Trung tâm mua sắm lớn) với diện tích 2.000m2 để nhắm đến đối tượng khách hàng Gen Z. 

Trong báo cáo tài chính 2022 vừa công bố, công ty này ghi nhận lãi sau thuế đạt 4,69 tỷ đồng, giảm 94,7% so với cùng kỳ năm 2021 (tương ứng giảm 85 tỷ đồng). Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2022 đạt 729,7 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng sau một năm. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty này giảm từ 12,38% xuống còn 0,64%. 

Một thương hiệu khác cung cấp sản phẩm mẹ và bé là Kidsplaza cũng đang có tốc độ tăng trưởng cao. Cập nhập trên website, Kidsplaza đang có 159 cửa hàng trên toàn quốc. Theo ngay sau là chuỗi Bibo Mart với 154 cửa hàng. 

Nắm bắt được tiềm năng của thị trường mẹ và bé, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã đầu tư và  đưa vào hoạt chuỗi bán lẻ hàng hóa mẹ và bé AVA Kids. Ông Nguyễn Đức Tài, chủ địch HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động đã đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường tỷ đô này trong vài năm tới. 

Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã nhanh chóng tham gia vào thị trường.

Mothercare (Anh Quốc) đã có 14 cửa hàng trên toàn quốc dưới sự phân phối độc quyền của Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm châu Âu.

Soc&Brothers (Nhật Bản) cũng đã mở cho mình 5 showroom trưng bày tại những vị trí đắc địa ở Hà Nội và TP.HCM.

Gần đây nhất, Geuther (Đức) đã đầu tư 7 triệu USD để xây dựng nhà máy chuyên sản xuất nội thất cho trẻ em với diện 15.000m2 tại Bình Dương.  

Thay đổi để thích ứng

he-thong-cua-hang-me-bau-va-em-be-kidsplaza

KidsPlaza đang cho thấy chiến lược tốt trong phát triển thị trường. Ảnh: KP

Những con số không nói dối về sức hấp dẫn của thị trường chăm sóc mẹ và bé tại Việt Nam. Đây được xem là cơ hội, là "miếng bánh béo bở", nhưng cũng không kém phần thách thức.

Theo ước tính của Nielsen, doanh thu các sản phẩm mẹ và bé của Việt Nam ước tính đạt quy mô 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng tới 30-40%. Từ đó, mở ra tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào "sân chơi" cung cấp các sản phẩm cho mẹ bầu và trẻ nhỏ. 

Ở chiều ngược lại, sự kỹ tính trong việc lựa chọn sản phẩm mẹ và bé, trong bối cảnh thị trường có quá nhiều sự cạnh tranh được xem là thách thức đối với các thương hiệu.

Từng có những tên tuổi xuất hiện với chiến lược đầu tư và xây dựng thương hiệu khá bài bản nhưng cũng phải dừng hoạt động chỉ sau một thời gian ngắn như Beyeu, Deca, Kids World…

Một khảo sát nhỏ của phóng viên nhadautu.vn cho thấy, chất lượng và xuất xứ sản phẩm là hai yếu tố tiên quyết giúp giữ chân khách hàng trong thị trường khá đặc thù này.

foody-Bibomart

Một cửa hàng của Bibo Mart. Ảnh Foody

"Đầu tư cho vợ con thì bao nhiêu tiền tôi cũng không tiếc. Tôi thường chọn mua những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất, có nguồn gốc rõ ràng bất kể nội hay ngoại", ông Bùi Ngọc Sơn, một ông bố ở Tân Bình (TP.HCM), cho biết.

Tương tự, bà Nguyễn Hoàng Yến (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) chia sẻ: "Thường thì khi mua đồ cho con, mình sẽ quan tâm đến chất lượng và xuất xứ sản phẩm đầu tiên. Sẽ an tâm hơn nếu mình biết được nguồn gốc và các thành phần mà con mình sẽ sử dụng". 

Tuy nhiên, thị trường cũng có sự khác biệt giữa các khu vực thành thị và nông thôn. Người tiêu dùng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Trong khi người tiêu dùng ở nông thôn nhạy cảm hơn với giá cả.

Điều này đã khiến cho các thương hiệu nước ngoài phổ biến hơn ở các thành phố, trong khi các thương hiệu nội địa được ưa chuộng nhiều hơn ở các tỉnh nông thôn. 

Sự chuyển dịch thói quen tiêu dùng, trải nghiệm và sinh hoạt cũng là yếu tố cần được chú ý với thế hệ khách hàng mới. 

Trụ cột của thị trường tiêu dùng hiện tại là Gen Y và Gen Z. Trong khi Gen Y là thế hệ giao thời thì Gen Z được xem là thế hệ sinh ra và lớn lên cùng công nghệ.

Một điều đáng chú ý, đây cũng là trụ cột chính của thị trường mẹ và bé, với những trải nghiệm khác biệt cả về nhận thức lẫn thói quen tiêu dùng.

Điều này cũng làm thay đổi thị trường truyền thống, với sự lên ngôi của thương mại điện tử. Trong thời đại công nghệ, với sự tiện lợi được ưu tiên hàng đầu, thương mại điện tử được đánh giá một nơi xu thế kinh doanh mới.

Các doanh nghiệp có thể tận dụng tiềm lực sẵn có để phát triển kênh bán hàng online riêng biệt hoặc trên các sàn thương điện tử.

Tuy vậy, chính các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự canh tranh gay gắt của các nhà bán lẻ hay cá nhân kinh doanh ngay trên chính các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee…

Có thể nói, thị trường chăm sóc mẹ và bé ở Việt Nam đang chứng kiến một cuộc đua hấp dẫn và sự cạnh tranh ngày một gia tăng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24675.00 24695.00 25015.00
EUR 26141.00 26246.00 27411.00
GBP 30532.00 30716.00 31664.00
HKD 3113.00 3126.00 3228.00
CHF 26871.00 26979.00 27815.00
JPY 159.92 160.56 168.00
AUD 15832.00 15896.00 16382.00
SGD 18029.00 18101.00 18636.00
THB 660.00 663.00 690.00
CAD 17973.00 18045.00 18577.00
NZD   14540.00 15029.00
KRW   17.60 19.20
DKK   3510.00 3640.00
SEK   2258.00 2345.00
NOK   2225.00 2313.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ