Ngành công nghiệp đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào thu hút đầu tư khu vực FDI
Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2020 cho rằng điểm yếu của ĐBSCL là năng suất công nghiệp phụ thuộc vào đầu tư của khu vực FDI, đây chính là mấu chốt mà công nghiệp chưa thực sự bức phá.
Tại Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức lễ công bố báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2020.
Đây là công trình nghiên cứu sau một năm, đồng thời cũng là báo cáo cấp vùng đầu tiên của cả nước, nhằm đưa ra những quan điểm mới, những giải pháp căn bản, hướng đến hình thành một thiết chế vùng kinh tế trong tương lai.
Báo cáo được thực hiện bởi nhóm các chuyên gia kinh tế, chính sách hàng đầu Việt Nam dưới sự chủ trì, điều phối của VCCI và chịu trách nhiệm chuyên môn của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, thuộc Đại học Fulbright Việt Nam.
Nhiều thách thức và nguy cơ trong phát triển kinh tế - xã hội
Theo Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo báo cáo kinh tế cho biết ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức và nguy cơ trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều năm qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chủ trương chính sách dành cho vùng trong phát triển, nhưng quá trình thực thi còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do thiếu một chiến lược định hướng phát triển của toàn vùng, và cơ chế điều phối.
Theo báo cáo, thập niên 2010–2019 là giai đoạn chứng kiến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ ở ĐBSCL. Tỷ trọng khu vực I đã giảm từ 39,6% trong năm 2010 xuống chỉ còn 28,3% trong năm 2019, nhanh hơn tốc độ dịch chuyển cơ cấu trong hai thập niên trước đó.
Tương tự, cơ cấu công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ cũng đang thay đổi mạnh mẽ, ngày càng gần hơn so với cơ cấu kinh tế của cả nước. Nhưng nền kinh tế vùng ĐBSCL vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp.
Vai trò kinh tế của ĐBSCL đang giảm dần so với các vùng khác trong cả nước, nghiên cứu cho thấy đóng góp của ĐBSCL vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ba thập kỷ qua giảm mạnh. Năm 1990, GDP của TP.HCM chỉ bằng 2/3 so với ĐBSCL thì hai thập niên sau, tỉ lệ này đã bị đảo ngược và duy trì cho đến hôm nay.
Vấn đề di dân là câu chuyện đang gây nhức nhối với ĐBSCL. Tình trạng người dân của ĐBSCL di cư về TP.HCM và Đông Nam Bộ đáng báo động. So với các vùng thì ĐBSCL có tỉ lệ nhập cư thấp nhất cả nước, tỉ lệ xuất cư cao nhất và là vùng duy nhất có tỉ lệ tăng dân số là 0% trong giai đoạn 2009-2019.
Số lượng di cư trong 10 năm qua gần 1,1 triệu người, lớn hơn dân số củ một số tỉnh trong vùng, và tương đương với số tăng dân số tự nhiên của vùng. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng 10 năm chỉ tăng nhẹ từ 22,8% lên 25,1%, trong khi cả nước tăng từ 29,6% lên 34,4%.
Trong khi đó, năng suất lao động của ĐBSCL được xác định là khá thấp. Đây cũng là "vùng trũng" về đô thị hóa ở Việt Nam. Dân số trong vùng gần như không đổi so với trước đó 10 năm.
Báo cáo cũng cho thấy kết quả giảm nghèo kết quả giảm nghèo thành tích nổi bật của ĐBSCL trong hai thập niên trở lại đây. Tỷ lệ nghèo của ĐBSCL luôn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước chứng tỏ lợi ích của tăng trưởng được chia sẻ rộng rãi, và người nghèo cũng đã được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế chung của toàn vùng.
Tại buổi công bố, Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ, cho rằng, điểm nghẽn phát triển của ĐBSCL là hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL hiện chỉ ở mức phục vụ cho di chuyển, chưa phục vụ cho phát triển. Trong khi, sự thiếu quy hoạch đồng bộ và logistics yếu kém dẫn đến sự gia tăng chi phí trong các khâu của chuỗi giá trị sản xuất, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và kinh tế toàn vùng”.
Kết luận rút ra từ nghiên cứu này là hơn 3 thập kỷ qua, mô hình kinh tế truyền thống tập trung vào sản xuất nông nghiệp thay vì kinh tế nông nghiệp, số lượng thay vì chất lượng, manh mún hơn là tích tụ ruộng đất, phân mảnh thay vì liên kết thành chuỗi cung ứng... Mặc dù ĐBSCL đã thành công trong việc thoát đói, giảm nghèo, nhưng vùng đất này vẫn chưa đem lại được sự thịnh vượng cho phần lớn người dân của mình.
Đầu tư của ĐBSCL quá nhiều nhưng chưa mang lại hiệu quả
Điểm yếu nữa của ĐBSCL là năng suất công nghiệp phụ thuộc vào đầu tư của khu vực FDI, đây chính là mấu chốt mà công nghiệp chưa thực sự bức phá. Ngoài ra, hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng của vùng ĐBSCL là chế biến thủy hải sản lại có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn và nhiều yếu tố khác khiến công nghiệp ĐBSCL khó phát triển.
TS. Vũ Thành Tự Anh - Trường chính sách Công và Quản lý Fulbright, đại diện cho nhóm nghiên cứu cho biết thêm kinh tế ĐBSCL là kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ không thay đổi, nên cần phải trải qua phát triển công nghiệp.
Theo ông, về đầu tư đối với vùng ĐBSCL từ khi có Nghị quyết 120/CP đang tăng lên đáng kể, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với các vùng khác, riêng về đầu tư cho đường cao tốc chỉ bằng 7% so với cả nước.
"Nhưng tính chung cho các lĩnh vực đầu tư phát triển, có vẻ còn bất công nhưng thực sự thì cũng không nhỏ. Vấn đề đặt ra là việc đầu tư của ĐBSCL quá nhiều vào những nơi chưa mang lại hiệu quả", ông Vũ Thành Tự Anh phân tích.
Ông đưa ra dẫn chứng đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp năm 2010, tỷ lệ hoang hóa chiếm 42%, đến năm 2019 -2020 tốc độ hoang hóa tăng lên đến 56%. Hay như huy động vốn ở vùng ĐBSCL chỉ ở mức 5,4% và tăng trưởng tín dụng ở mức 8%. "Vần đề ở đây không phải là doanh nghiệp không muốn vay cho đâu tư phát triển, mở rộng qui mô, mà là quyền tài sản không rõ ràng", TS. Vũ Thành Tự Anh nói.
Một điểm lưu ý nữa, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vùng ĐBSCL tăng cao hàng năm, nhưng số doanh nhiệp thành lập mới vẫn rất thấp, chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên và Trung du – Miền núi. Hay quy mô doanh nghiệp cũng còn nhỏ bé, nguồn vốn ít nên cản trở đầu tư hiện đại hóa dẫn đến khó tăng năng suất lao động.
"Trong khi lao động có tay nghề, nhân lực giỏi lại ra đi, đây chính là điểm nghẽn cần phải trả lời. Nên cái cần cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới là "mô hình phát triển mới, chứ không phải là mô hình tăng trưởng nào cho phù hợp với cả vùng",TS Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh.
Để giải quyết cho bài toán tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL trong thời gian tới, ngoài việc sớm giải quyết những nguyên nhân tồn tại như khai thác tài nguyên đã ở mức tới hạn cho phép và các nút thắt về phát triển như báo cáo phân tích là: Vùng trũng về giáo dục đào tạo, yếu kém về khoa học công nghệ, hạ tầng giao thông, logistic …
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra các tỉnh ĐBSCL cần phải thống nhất về mô hình phát triển kinh tế, ví như về hạ tầng giao thông thì đâu là trục chính của vùng, đầu là cảng biển, chấm dứt tình trạng mạnh ai lấy chạy về tăng trưởng (GRDP), theo đó mô hình phát triển kinh tế mới của của ĐBSCL phải là 4 trụ cột : Kinh tế - Quản trị - Xã hội và Môi trường …
- Cùng chuyên mục
Cận cảnh hình hài ga Đà Nẵng sắp được di dời khỏi nội đô
Ga Đà Nẵng sẽ được di dời sang vị trí mới và được đầu tư mở rộng, xây dựng theo hướng hiện đại với tổng mức đầu giai đoạn 1 hơn 2.290 tỷ đồng.
Đầu tư - 16/11/2024 18:19
'Hồi sinh' bãi biển từng đẹp nhất châu Á
Bờ biển Hội An (tỉnh Quảng Nam) từng được vinh danh là một trong những bãi biển đẹp nhất châu Á được "hồi sinh" sau nhiều năm sạt lở nặng.
Đầu tư - 16/11/2024 15:29
Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm
Hà Nội điều chỉnh tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, giảm quy mô dân số tại dự án khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội.
Đầu tư - 16/11/2024 11:59
Nhiều dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư gặp khó khăn, vướng mắc
Dự án Luật sửa đổi 4 luật về đầu tư được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hàng loạt gói thầu, dự án BOT giao thông bị vỡ phương án tài chính và hàng trăm dự án bất động sản không thể triển khai do bị chồng lấn quy hoạch, vướng mắc đất đai…
Đầu tư - 16/11/2024 08:39
Hà Tĩnh cần đột phá để chuyển đổi ngành du lịch theo hướng xanh
Chiều 15/11, Sở VHTT&DL Hà Tĩnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Hội thảo Khoa học Phát triển du lịch xanh bền vững tại Hà Tĩnh.
Đầu tư - 16/11/2024 08:35
Việt Nam sẽ xuất khẩu xe ô tô nguyên chiếc mang thương hiệu Kim Long
Với sự bắt tay của tập đoàn Phương Trang, Kim Long Motor và Dongfeng Dana Axle, Việt Nam kỳ vọng có nhiều ô tô nguyên chiếc xuất khẩu đi toàn cầu.
Đầu tư - 15/11/2024 19:28
Hà Nội và tỉnh Kanagawa tăng cường hợp tác đầu tư
"Hà Nội luôn cam kết ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và tỉnh Kanagawa nói riêng tới Hà Nội hoạt động, đầu tư, mở rộng hợp tác, thông qua những nỗ lực đồng hành cụ thể", Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định.
Đầu tư - 15/11/2024 18:28
Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp vận hành thương mại
Lãnh đạo PV Power cho biết, dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ vận hành thương mại vào tháng 6/2025, Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 sẽ vận hành thương mại vào tháng 9/2025. Đây là dự án Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.
Đầu tư - 15/11/2024 17:44
Mất cân bằng nguồn cung căn hộ ở Đà Nẵng?
Đà Nẵng đang ghi nhận mức độ lệch pha liên quan đến nguồn cung căn hộ, khi mà số lượng căn hộ vừa túi tiền không nhiều, trong khi phân khúc cao cấp lại ồ ạt ra thị trường.
Đầu tư - 15/11/2024 15:56
Thừa Thiên Huế xin ứng 467 tỷ để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh xem xét việc thông qua ứng trước ngân sách tỉnh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách.
Đầu tư - 15/11/2024 13:44
Bình Định bắt tay với Vingroup để chuyển đổi xanh
Bên cạnh phát triển hệ thống giao thông xanh, Bình Định và Tập đoàn Vingroup bắt tay để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...
Đầu tư - 15/11/2024 13:43
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030, trong đó, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp.
Bất động sản - 15/11/2024 11:14
Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp
Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây.
Bất động sản - 15/11/2024 10:32
Giải pháp cho nhà 'siêu mỏng, siêu méo' tại Hà Nội
Áp dụng các giải pháp cứng rắn, mang tính cưỡng chế để giải quyết các thửa đất có nhà "siêu mỏng, siêu méo" là cần thiết nhưng cần tuân thủ pháp luật.
Bất động sản - 15/11/2024 10:22
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phải hành động với nỗ lực lớn, tạo đột phá phát triển…
Điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV tới đây là tính hành động, tạo điều kiện triển khai ngay sau khi Nghị quyết Đại hội được thông qua.
Đầu tư - 15/11/2024 10:21
Manulife châu Á lãi 453 triệu USD trong quý III/2024
Tập đoàn tài chính Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 với sự tăng trưởng ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý II trước đó.
Đầu tư - 15/11/2024 09:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago