Môi trường kinh doanh cho kinh tế số: Công nghệ có thắng quan hệ?
Những phức tạp trong thủ tục hành chính cùng rào cản kinh doanh khiến doanh nghiệp phân vân trước sự lựa chọn đầu tư cho công nghệ hay quan hệ.
Vẫn còn thủ tục không biết tuân thủ thế nào
Ông Trần Thanh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Họ Trần (Đà Nẵng) đã thêm một lần nữa phải gửi thư khiếu nại tới Văn phòng Chính phủ. Đã 34 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sơn Shinto với Cục Sở hữu trí tuệ (từ ngày 29/9/2015); 6 tháng 11 ngày kể từ ngày nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (ngày 28/12/2017), Công ty không nhận được phản hồi nào từ Cục Sở hữu trí tuệ.

Môi trường kinh doanh như một con đường, nếu thông thoáng, doanh nghiệp sẽ dám đầu tư để đi nhanh, còn không thì đành tìm cách điền vào chỗ trống...
“Sự chậm trễ này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của chúng tôi”, ông Tâm nhấn mạnh.
Trong lần kiến nghị trước, ông Tâm cho biết, đã không thể mở rộng sản xuất và thị trường do không có được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đương nhiên, sẽ không thể tính hết những thiệt hại doanh nghiệp đang phải gánh chịu.
Cùng trong cảnh chờ đợi như ông Tâm, nhưng Công ty TNHH MTV Sang Tân Tiến (Cà Mau), Công ty TNHH Daesun Vina ở thế phân vân, không biết nên thực hiện thế nào.
Mọi việc vẫn xoay quanh việc doanh nghiệp khổ sở vì không đủ điều kiện gắn phù hiệu xe tải lên xe vận chuyển hàng hóa của Công ty, nhưng lại không biết có được thực hiện như những hướng dẫn mới đây của Bộ Giao thông - Vận tải với một số doanh nghiệp về cùng một tình huống là không phải gắn phù hiệu. Cách an toàn nhất là doanh nghiệp lại đánh công văn đi hỏi, để nhận lại được văn bản trả lời có tên mình trong phần... kính gửi.
Phải nói thêm, theo quy định hiện hành, từ ngày 1/7/2018, nếu không gắn phù hiệu, lái xe phải chịu mức xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Chủ xe bị phạt 4 đến 6 triệu đồng nếu là cá nhân và 8 đến 12 triệu đồng nếu là tổ chức…
Không thể chập chờn trong 4.0
Cũng như các khiếu nại mà doanh nghiệp gửi tới Văn phòng Chính phủ, mọi việc sẽ được giải quyết rất nhanh và công khai, đúng như cam kết lắng nghe, điều chỉnh kịp thời và đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra ngay khi thiết lập hệ thống tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp.
Song, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chưa cảm thấy an tâm với nhiều văn bản trả lời của các bộ, ngành, nhất là với trường hợp nhiều doanh nghiệp gặp phải, cần xử lý bằng quy định, chứ không thể lẻ tẻ từng trường hợp.
“Trong thời đại mà tuổi của công nghệ tính theo tháng, mà doanh nghiệp phải đợi vài năm cho các thủ tục, suốt ngày phải đánh công văn đi hỏi thì họ sẽ chọn cái gì, cố gắng tìm kiếm các mối quan hệ để giải quyết nhanh các vướng mắc hay đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ”, ông Cung thẳng thắn.
Câu hỏi này đã được ông Cung nhiều lần đặt ra trong các cuộc làm việc với các bộ, ngành về cắt giảm điều kiện kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, khi nhận thấy sự nửa vời, chập chờn trong các phương án cắt giảm. Hơn thế, sự chậm trễ trong việc thực hiện yêu cầu cắt giảm cũng là nguyên do khiến ông thực sự lo ngại. Cho tới thời điểm này, vẫn còn tới 2.839 điều kiện kinh doanh có phương án cắt giảm nhưng chưa có văn bản cụ thể, thuộc trách nhiệm của 14 bộ, ngành.
“Chúng tôi đã kiến nghị cần tiếp tục thực hiện các giải pháp đã có trong Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020…, nhưng cần gia tăng quy mô và tốc độ thực thi, đảm bảo được tính thực chất, đầy đủ, không hình thức, không nửa vời trong các giải pháp. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh là việc này khó, nhưng cương quyết thực hiện để giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và phát triển kinh tế”, ông Cung nói.
Có lẽ phải nhìn điểm số mà Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã chấm cho Việt Nam khi xếp hạng Chỉ số sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai để thấy các bước cải thiện môi trường kinh doanh không thể chậm trễ hơn.
Trong chỉ số này, Việt Nam đứng thứ 90/100 về công nghệ và đổi mới; xếp thứ 92/100 về công nghệ nền tảng; xếp thứ 77/100 về năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về nguồn lực con người. Tổng cộng, Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên thang điểm 10 về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0.
“Các doanh nghiệp Việt Nam đi nhanh hay chậm trong cuộc cách mạng này phụ thuộc vào môi trường kinh doanh có thực sự hậu thuẫn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đổi mới, sáng tạo hay không”, ông Cung nói.
(Theo baodautu.vn)
- Cùng chuyên mục
Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ
Savills cho biết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã suy giảm đáng kể. Giai đoạn 2023-2024, vốn FDI vào 20 nền kinh tế lớn nhất chỉ đạt trung bình 1,3% GDP - mức thấp nhất kể từ năm 1996, thấp hơn nhiều so với ngưỡng trung bình dài hạn là trên 2%.
Đầu tư - 20/06/2025 15:52
Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?
Đối với việc kiểm soát giá nhà "lên xuống", Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh Chính phủ sẽ có giải pháp tổng thể để không xảy ra tình trạng đầu cơ, trục lợi.
Đầu tư - 20/06/2025 13:49
Ba mỏ cát ở Quảng Nam trúng đấu giá cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm
UBND huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) vừa tổ chức đấu giá 6 mỏ khoáng sản, trong đó có 3 mỏ cát, sỏi có giá trúng cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm.
Đầu tư - 20/06/2025 11:27
Đầu tư loạt dự án tại miền Trung, tiềm lực Hacom Holdings ra sao?
Hacom Holdings đang mạnh tay đầu tư loạt dự án bất động sản, năng lượng, du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương ở miền Trung.
Đầu tư - 20/06/2025 06:45
Dự án Sangshin Central Việt Nam được tăng vốn
UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án Sangshin Central Việt Nam.
Đầu tư - 19/06/2025 16:40
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, bất chấp tác động bất lợi từ bên ngoài, dòng vốn FDI vào Việt Nam được duy trì rất tích cực. Hiện, cả nước có 44.000 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 517 tỷ USD.
Đầu tư - 19/06/2025 13:00
Chưa hoàn thiện KCN VSIP Cần Thơ đã thu hút 300 triệu USD vốn FDI, kiến nghị một loạt vướng mắc
Dự án VSIP Cần Thơ có tổng vốn đầu tư hơn 3.717 tỷ đồng và diện tích gần 294 ha, đang được đẩy nhanh thi công hạ tầng, xúc tiến đầu tư.
Đầu tư - 19/06/2025 08:08
Quỹ đầu tư danh tiếng Thuỵ Sỹ muốn đưa Quy Nhơn thành Trung tâm tài chính toàn cầu
Các nhà đầu tư định hướng đưa Quy Nhơn (Bình Định) trở thành Trung tâm Tài chính toàn cầu. Trong đó, mục tiêu là xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế (IFC) tại Quy Nhơn trở thành điểm thu hút vốn đầu tư toàn cầu, đổi mới sáng tạo và có tầm ảnh hưởng quốc tế.
Đầu tư - 18/06/2025 19:56
Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định
Dự án Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo có diện tích dự kiến 20ha (tại huyện Phù Mỹ, Bình Định) với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD.
Đầu tư - 18/06/2025 17:14
ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Xây dựng đề nghị ACV khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ đầu tư dự án, trình UBND tỉnh Nghệ An theo quy định, trong đó nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp kỹ thuật để bảo đảm không phải thực hiện đóng cảng hàng không khi thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu tại Cảng hàng không Vinh.
Đầu tư - 18/06/2025 11:06
Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng
Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa thu hút 12 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký gần 300 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, công nghiệp, năng lượng... đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế địa phương.
Đầu tư - 18/06/2025 08:30
Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán
Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Đối ứng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có bước tiến rõ rệt, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhóm ngành hưởng lợi sẽ là xuất khẩu, công nghệ, năng lượng tái tạo, logistic.
Đầu tư thông minh - 17/06/2025 15:50
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
Đại biểu Quốc hội cho biết, FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp, gia công. Tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực FDI vẫn dưới 30% ở nhiều ngành công nghiệp chế biến - chế tạo và chưa có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước.
Đầu tư - 17/06/2025 13:20
Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai
Bình Định ưu tiên bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai mua nhà ở xã hội tại 8 dự án với quỹ nhà ở gần 1.500 căn.
Đầu tư - 17/06/2025 13:14
Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị
CTCP Vietnam Wafer vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh siêu tinh khiết tại khu công nghiệp Quán Ngang.
Đầu tư - 17/06/2025 06:45
Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?
Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.
Công nghệ - 17/06/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
-
2
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
3
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
-
4
Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago