Mitsubishi phát triển lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới

Mitsubishi Heavy Industries sẽ sản xuất lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới vào giữa thập kỷ tới - loại có thể điều chỉnh sản lượng điện nhanh chóng để bù đắp những thiếu hụt từ năng lượng tái tạo, đảm bảo nguồn cung hệ thống ổn định.
KIM NGÂN
15, Tháng 01, 2022 | 13:45

Mitsubishi Heavy Industries sẽ sản xuất lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới vào giữa thập kỷ tới - loại có thể điều chỉnh sản lượng điện nhanh chóng để bù đắp những thiếu hụt từ năng lượng tái tạo, đảm bảo nguồn cung hệ thống ổn định.

Mitsu

Mitsubishi Heavy Industries đang phát triển các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới cho những thập kỷ tới. Ảnh: Reuters

Công nghệ này sẽ giúp điện hạt nhân trở thành nguồn cung linh động như nhiệt điện, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn.

Năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường, nhưng không ổn định do phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như ánh sáng mặt trời, gió và nước. Năng lượng hóa thạch đang được sử dụng để lấp những khoảng trống trong cung ứng từ các nguồn năng lượng tái tạo. Thời gian đáp ứng thường khoảng 10 phút. 

Hiện tại, điện hạt nhân cần khoảng một giờ để điều chỉnh, do đó việc sử dụng nguồn điện này để đảm bảo nguồn cung hệ thống ổn định bị hạn chế.

Lò phản ứng hạt nhân mà Mitsubishi (Nhật Bản) đang phát triển có kích thước trung bình, với công suất từ 600 megawatt đến một gigawatt. Sản phẩm này sẽ có một hệ thống truyền động mới cho các thanh điều khiển, cho phép lò cắt giảm 1/2 sản lượng chỉ trong 17 phút, tức 1/4 thời gian so với lò hiện có. Các điều chỉnh nhỏ hơn có thể được thực hiện trong thời gian ngắn hơn.

Mitsubishi cho biết lò thế hệ mới sẽ đủ lớn để thay thế các lò hiện có. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Mitsubishi cũng đang phát triển loại nhỏ hơn, 300 MW, mà hãng hy vọng sẽ có mặt trên thị trường vào những năm 2040. Mitsubishi đã có thảo luận sơ bộ với các nhà khai thác dịch vụ tiện ích về khả năng thay thế các nhà máy điện hiện có.

Chi phí năng lượng đối với lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới sẽ là 10,02 yên (8,8 cent) mỗi kilowatt giờ, trong đó đã gồm chi phí lắp đặt hệ thống an toàn và xử lý lại nhiên liệu.

Việc xây dựng lò mới có chi phí tương đương với nhà máy hạt nhân 1,2 GW hiện nay, thường khoảng 600 tỷ yên (5,3 tỷ USD). Bình chứa có tường kép và các hệ thống bảo vệ khác, giảm nguy cơ bị vỡ xuống còn 1/10 so với các mẫu hiện có.

Sáng kiến của Mitsubishi được đưa ra trong bối cảnh vai trò của năng lượng hạt nhân đối với trung hòa carbon ngày càng được công nhận. Tháng 11/2020, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron xác nhận Pháp sẽ nối lại việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Liên minh châu Âu mới đây cho biết năng lượng hạt nhân - cùng với khí đốt tự nhiên - sẽ là chìa khóa cho việc đạt được trung hòa carbon.

Trên toàn thế giới, 59 nhà máy hạt nhân đang được xây dựng, tính đến tháng 1/2021, theo số liệu của một tập đoàn công nghiệp.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán để đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, thế giới cần tăng gấp đôi nguồn cung năng lượng hạt nhân kết hợp với tăng năng lượng tái tạo lên 67% tổng nguồn cung điện.

(Theo Nikkei Asia)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ