Miễn tiền thuê nhà cho người dân vùng dịch?

ĐÌNH SƠN
08:49 04/08/2021

Để người dân an tâm "ở đâu ở yên đó", theo các chuyên gia, cần hỗ trợ miễn giảm tiền thuê nhà cho họ cùng một khoản chi tiêu tối thiểu trong thời gian khoảng 6 tháng.

tien-thue-nha_qakf

Một khu nhà trọ đang nhận rau xanh từ đơn vị hỗ trợ. ẢNH: ĐÌNH SƠN

Miễn tiền thuê, nhà nước phải vào cuộc

Đề xuất miễn tiền thuê nhà được đại biểu (ĐB) Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân, nêu ra trong bối cảnh nhiều người dân rời nơi cư trú, trở về quê hương. Để họ yên tâm ở lại nơi cư trú trong thời gian thực hiện giãn cách này, cần phải có hành động thiết thực ngay. ĐB Hoàng Văn Cường đề nghị kêu gọi, vận động người cho thuê nhà miễn tiền trong thời gian phong tỏa phòng dịch.

Trên thực tế, rất nhiều chủ nhà cũng tự động giảm bớt tiền, hỗ trợ người thuê. Anh T.K.H có căn hộ ở Q.4 cho thuê 8 triệu đồng/tháng. Năm 2020 anh đã chủ động giảm 50% tiền thuê trong 3 tháng khi dịch bùng phát. Tháng vừa rồi, người thuê lại nhắn tin xin hỗ trợ giảm. “Lần này tôi cũng giảm 50% cho họ, nhưng chưa có thời gian vì cũng chưa biết dịch kéo dài đến bao giờ”, anh H. cho biết.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT VNO Group, cho biết cá nhân của ông cũng có một số khu nhà trọ cho thuê và từ tháng 6 đến nay đã giảm 50% để chia sẻ khó khăn với khách hàng, đa số là công nhân, người lao động thu nhập thấp, sinh viên... Tuy nhiên ông Hải cũng thừa nhận, nếu kêu gọi miễn luôn tiền thuê trọ thì rất khó vì tiền xây nhà trọ ông cũng phải vay ngân hàng, phải trả lãi vay hằng tháng. “Vừa rồi ngân hàng thông báo hỗ trợ giảm lãi từ 0,5 - 1%/tháng nhưng chỉ cho đối tượng sản xuất, còn liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản thì không hỗ trợ gì. Chính vì vậy, để giảm 100% tiền thuê nhà thiết nghĩ là rất khó. Muốn giảm được toàn bộ tiền thuê nhà, nhà nước phải hỗ trợ lại chủ nhà toàn bộ tiền điện, nước. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải giãn gốc và giảm lãi cho chủ nhà trọ. Nhưng giải pháp tối ưu là chủ nhà trọ giảm 50% tiền thuê nhà trọ, 50% còn lại nhà nước hỗ trợ cho người thuê. Nhà nước cũng nên miễn phí toàn bộ tiền điện, nước cho chủ nhà trọ có hỗ trợ tiền thuê trọ cho người thuê”, ông Hải nêu ý kiến.

Bà Nguyễn Thị Liên, chủ khu nhà trọ ở xã Phước Kiển, H.Nhà Bè (TP.HCM), cũng cho biết từ khi bùng phát dịch bệnh và nhà nước cách ly xã hội, khu nhà trọ của bà đã thông báo giảm 50% cho người thuê. Bà cũng thường xuyên hỗ trợ rau, gạo, thức ăn cho họ. Tuy nhiên khi được hỏi, liệu bà có thể giảm 100% tiền thuê trọ không thì bà nói rất khó. “Trước đây gia đình cũng đi vay ngân hàng để xây khu nhà cho thuê, tiền thuê là tiền trả lãi vay mỗi tháng, chưa kể chi phí bảo vệ, quản lý... Việc giảm giá thuê trọ 50% vừa là trách nhiệm vừa là sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau đối với những người lao động, sinh viên đang đi thuê trọ. Nhưng nay nguồn thu của gia đình cũng bị ngắt hết, thậm chí còn phải tốn nhiều chi phí hơn trước đây nên việc giảm 100% là rất khó nếu không có chính sách hỗ trợ từ nhà nước”, bà Liên nói.

Thêm gói hỗ trợ tiền mặt?

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, phân tích hiện nay người cho thuê cũng bị áp lực bởi chi phí đầu tư một cục, vốn lớn để lấy lại tiền thuê nhỏ lẻ hằng tháng. Ngoài ra còn bị áp lực chi phí trả lãi vay hằng tháng, chi phí bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà. Không những vậy, mới đây Chính phủ còn quy định người cho thuê nhà phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất... Thế nhưng hầu hết chủ nhà đang giảm giá cho người thuê. Dù vậy, vẫn phải nhìn nhận rằng đó là dựa trên tinh thần tự nguyện, tương thân tương ái hỗ trợ nhau. Còn đề nghị giảm 100% tiền thuê nhà là hơi cực đoan và rất khó.

Theo TS Huỳnh Thế Du, đối với các gia đình đang phải thuê nhà, nhà nước hỗ trợ để họ có thể trả tiền thuê nhà trong 6 tháng nếu chấp nhận "ai ở đâu ở đấy", số tiền khoảng 3 triệu đồng/người. Với 11,7% số hộ đang phải thuê nhà trên cả nước, số tiền cần hỗ trợ sẽ là 34.000 tỉ đồng, tương đương 0,5% GDP. “Nhưng điều quan trọng nhất lúc này là an dân, người dân thấy rằng cả sinh mạng và sinh kế của mình đều được chăm lo. Để làm được điều này, không chỉ là hỗ trợ tiền thuê nhà mà còn phải có gói hỗ trợ tiền mặt cho toàn dân với nhu cầu lương thực và tiêu thụ điện trong 6 tháng của nhóm 20% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất. Do đó, Chính phủ cần khởi động gói “an dân” tương đương với 10% GDP gồm hơn 5% cho dân chúng và 5% cho các doanh nghiệp”, ông Du nói.

TS Huỳnh Thế Du tính toán, dựa vào mức tiêu thụ bình quân các mặt hàng thiết yếu năm 2020, theo điều tra của Tổng cục Thống kê với giá cả bình thường và 68% số hộ tiêu thụ điện dưới 200 KWh mỗi tháng, nhu cầu chi tiêu tối thiểu của một người VN là 567.000 đồng mỗi tháng, hay 3,4 triệu đồng trong 6 tháng. Như vậy, tổng gói hỗ trợ cho khoảng 98 triệu dân sẽ là 334.000 tỉ đồng, tương đương với 5% GDP ước tính cho năm 2021. Điều này rất nhiều nước đã làm được. "Phủ" gói cứu trợ trên quy mô đại trà để không ai có thể đưa ra lý do phải đi lại vì sinh kế. Như vậy mới có thể thực hiện 5K nghiêm ngặt, những người thực thi công vụ không áy náy khi nghiêm khắc với người ra đường. Sau khi thực thi các chính sách trên, vẫn còn một nhóm người lang thang, cơ nhỡ cần cái ăn hằng ngày do không có đủ thông tin để chứng minh cho việc nhận tiền mặt hoặc các lý do khác. Chính quyền có thể dùng một khoản tương đương 0,1% GDP để tổ chức các nơi ở tạm và cung cấp bữa ăn miễn phí cho họ thông qua các tổ chức nhà nước và cộng đồng.

“Tổng gói cứu trợ cho người dân là 5,6% GDP. Gói cứu trợ cho các doanh nghiệp từ 4 - 5% GDP bao gồm trợ cấp cho việc sản xuất các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu, cả y tế và các khoản giảm thuế cho tất cả các doanh nghiệp. 10% GDP là một con số lớn nên có thể là thách thức đối với ngân sách và nguồn lực quốc gia. Nhưng để giảm gánh nặng ngân sách, gói cứu trợ sẽ trừ ra bộ phận đang có thu nhập ổn định, không bị ảnh hưởng gồm toàn bộ những người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, những người thuộc các doanh nghiệp và tổ chức vẫn đang đóng bảo hiểm xã hội ở mức như 3 tháng trước đó hoặc cao hơn. Ngoài ra, trước mắt Chính phủ có thể phát một nửa khoản cứu trợ cho 3 tháng thay vì phát một lần cho 6 tháng. Như vậy, đợt đầu, ngân sách chỉ phải chi xấp xỉ 2% GDP cho an sinh và khoản tương tự cho các doanh nghiệp”, TS Du đề xuất.

TS Huỳnh Thế Du bình luận: “Gói hỗ trợ trên là hành động an dân hết sức quan trọng và củng cố niềm tin của nhân dân đối với nhà nước bằng thông điệp: Chính phủ không để ai chết vì bệnh tật và tổn thương vì đói. Gói hỗ trợ trên chỉ hiệu quả nếu giá cả các mặt hàng thiết yếu được giữ ổn định. Phát tiền cứu trợ cho toàn dân không phải điều gì bất thường, chỉ là hành động gửi lại dân chúng một chút tiền thuế họ đã đóng góp để cùng nhà nước đi trong cuộc chiến dài”.

(Theo Thanh niên)

  • Cùng chuyên mục
Danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và ủy viên

Danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và ủy viên

Quốc hội phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, gồm 4 Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và 14 ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Sự kiện - 26/06/2025 14:03

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội: Tránh gián đoạn công việc khi vận hành chính quyền cấp xã mới

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội: Tránh gián đoạn công việc khi vận hành chính quyền cấp xã mới

Tổ công tác số 10 về chỉ đạo, hướng dẫn công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Hà Nội vừa có buổi làm việc với các quận, huyện Nam Từ Liêm, Ba Vì, Mỹ Đức để nắm bắt tình hình triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Sự kiện - 26/06/2025 08:28

Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia

Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia

Quốc hội đã bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Sự kiện - 26/06/2025 06:45

Hà Nội công bố địa chỉ trụ sở làm việc của 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội công bố địa chỉ trụ sở làm việc của 126 xã, phường sau sắp xếp

UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo về địa điểm trụ sở làm việc của Đảng ủy và UBND 126 phường, xã sau sắp xếp, để vận hành thí điểm mô hình chính quyền địa phương hai cấp, kể từ 1/7.

Sự kiện - 26/06/2025 06:45

Tập đoàn Đức muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Tập đoàn Đức muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Siemens, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Đức, mong muốn tham gia các dự án phát triển hạ tầng, nhất là phát triển đường sắt tốc độ cao của Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 20:10

Nhà báo Lưu Quang Định làm Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới

Nhà báo Lưu Quang Định làm Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới

Nhà báo Lưu Quang Định, tân Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới là người gắn bó với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 16:22

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quảng Trị mới tạo ra chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quảng Trị mới tạo ra chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tỉnh Quảng Trị sẽ hình thành các chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, tận dụng hiệu quả hạ tầng cảng biển nước sâu Hòn La, Mỹ Thủy, các khu kinh tế ven biển và vùng nguyên liệu dọc hành lang Đông - Tây.

Sự kiện - 25/06/2025 15:41

 [Gặp gỡ thứ Tư] Ông Trương Gia Bình: Sẽ phát triển các mô hình AI made in Việt Nam

[Gặp gỡ thứ Tư] Ông Trương Gia Bình: Sẽ phát triển các mô hình AI made in Việt Nam

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, phải học hỏi từ các mô hình thành công trên thế giới để nắm vững, làm chủ công nghệ AI, phát triển các mô hình AI cho chính Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 12:56

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Hà Nội đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, như: Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; các dự án cầu vượt Sông Hồng; các dự án nhà máy xử lý rác thải, xử lý nước thải, cải thiện môi trường sông Tô Lịch và các sông nội đô...

Sự kiện - 25/06/2025 09:55

Chuẩn bị nhân lực, sẵn sàng hạ tầng số để sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng

Chuẩn bị nhân lực, sẵn sàng hạ tầng số để sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng

Để đảm bảo quá trình sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng diễn ra trơn tru, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tiến hành đồng bộ việc sắp xếp nhân sự, sẵn sàng hạ tầng số; không để gián đoạn, ùn ứ thủ tục hành chính do sáp nhập.

Sự kiện - 25/06/2025 09:14

Sẽ có bộ chỉ tiêu 'đo' 34 tỉnh, thành mới

Sẽ có bộ chỉ tiêu 'đo' 34 tỉnh, thành mới

Lần đầu tiên Bộ Tài chính đề xuất và chủ trì xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp xã cho 34 tỉnh thành mới phục vụ đại hội đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030.

Sự kiện - 25/06/2025 06:45

Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xin nghỉ công tác

Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xin nghỉ công tác

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Lê Hữu Hoàng và Đinh Văn Thiệu đã có đơn xin nghỉ công tác.

Sự kiện - 24/06/2025 17:21

Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi 126 xã, phường mới

Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi 126 xã, phường mới

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký quyết định về việc phân công công tác của Chủ tịch UBND TP, các Phó Chủ tịch UBND TP và Ủy viên UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 24/06/2025 11:08

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nghỉ hưu từ 1/7

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nghỉ hưu từ 1/7

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ nghỉ hưu trước tuổi, bắt đầu từ ngày 1/7.

Sự kiện - 24/06/2025 11:05

Quảng Nam tổ chức kỳ họp HĐND cuối cùng trước khi hợp nhất với Đà Nẵng

Quảng Nam tổ chức kỳ họp HĐND cuối cùng trước khi hợp nhất với Đà Nẵng

Trong bối cảnh thời điểm hợp nhất hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã rất cận kề, kỳ họp thứ 33 là kỳ họp cuối cùng của HĐND tỉnh Quảng Nam, khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sự kiện - 24/06/2025 10:32

Căng thẳng địa chính trị Israel - Iran:  Tác động như thế nào đến CPI của Việt Nam?

Căng thẳng địa chính trị Israel - Iran: Tác động như thế nào đến CPI của Việt Nam?

Nhiều dự báo cho thấy căng thẳng địa chính trị Israel - Iran làm cho giá dầu có khả năng lên tới 120 USD/thùng thay vì kỳ vọng duy trì dưới ngưỡng 70 USD/thùng đến hết năm 2025. Trong nước, giá xăng dầu đã tăng “khủng” từ ngày 19/6, dấy lên lo ngại về chỉ số CPI.

Sự kiện - 24/06/2025 06:45